PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của phường Tích Lương
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Từ năm 1985 phường Tích Lương được chuyển về thành phố Thái Nguyên cơ cấu kinh tế là phường nông nghiệp quản lý theo mô hình Hợp tác phường, đến năm 2010 cơ cấu kinh tế được chuyển dịch thành “ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ”, năm 2011 chuyển thành phường cơ cấu kinh tế là “ dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp” kinh tế càng ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 61 hộ nghèo (2,67%), thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.300.000đ/ người/ năm. Khoảng cách mức sống giữa người giàu và người nghèo chênh lệch không đáng kể .
Tổng dân số toàn phường là 8014 khẩu (khẩu thường trú), mật độ dân số khoảng 1000 người/km(được thống kê theo hồ sơ ghép tổ dân phố tháng 5 năm 2014).
Bảng 4.1: Số lượng nhân khẩu tại phường Tích Lương
TT tổ Số hộ Số khẩu Tên xóm
1 215 726 xóm mới + xóm Đông Yên cũ
2 119 421 xóm Tung cũ
3 86 275 xóm Núi Dài cũ
4 116 385 xóm Cầu Thông cũ
5 161 567 xóm Cầu Thông cũ
6 205 645 xóm Bắc Lương cũ
7 125 443 xóm Bắc Lương cũ
8 211 576 xóm Ba Nhất cũ
9 166 486 xóm Ba Nhất cũ
10 144 482 xóm Hào Thọ cũ
11 200 676 xóm Trám Lãi cũ
12 158 414 xóm Trung Lương cũ
13 161 546 xóm Trung Lương cũ
14 254 836 xóm Ba Cống cũ
15 144 536 xóm Na Cớm cũ
Tổng 2465 8014
(Nguồn: UBND phường Tích Lương) [9]
Địa phương hiện có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn gồm:
Kinh, Tày, Nùng, Dao (Mông), Sán Dìu. Dân tộc Kinh là chủ yếu chiếm 98,2%. Hiện địa phương không có tà đạo, tôn giáo nào, cơ sở thờ tự của các tôn giáo không có.
Tóm lại nền kinh tế của phường Tích Lương những năm gần đây có sự tăng trưởng cao, đời sống của cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã có những bước khởi sắc, bộ mặt của nông thôn có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, ổn định và phát triển bền vững.
4.1.2.2. Giáo dục đào tạo
Trong những năm qua công tác giáo dục của phường có những chuyển biến tích cực về số lượng cũng như chất lượng đào tạo. Trong 5 năm qua phường đã được đầu tư xây dựng trường tiểu học, trung học và với cơ sở vật chất khang trang. Trong thời gian tới phường có chủ trương đầu tư thêm về trang thiết bị học tập và tu bổ một số phòng học ở các phân trường lẻ đảm bảo việc học tập của thầy và trò đạt kết quả cao nhất.
4.1.2.3. Y tế
Phường có một trạm y tế được xây dựng kiên cố, y dụng cụ, tủ thuốc khá đầy đủ, có đội ngũ cán bộ y tế nhiệt tình và có trách nhiệm cao. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được cải thiện rõ rệt, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quả đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình như: tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, ngăn ngừa và đẩy lùi dịch bệnh, sử dụng các biện pháp tránh thai.
Nhìn chung, trong những năm gần đây Tích Lương đang có những bước phát triển khá mạnh nhờ có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên do dân số ngày càng đông, các nhu
cầu của con người như giao thông, thủy lợi các dịch vụ thương mại, các khu văn hóa thể thao, khu dân cư ngày càng cao sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai vì vậy cần phải không ngừng nâng cao việc quản lý, sử dụng đất ngày càng đi vào nề nếp theo đúng pháp luật, nhằm đưa phường Tích Lương thành một phường vững mạnh và giàu có của thành phố Thái Nguyên.
4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
- Tổng diện tích tự nhiên của phường Tích Lương là: 931,55 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 672,43 ha, chiếm 72,19% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp: 257,99 ha, chiếm 27,69% tổng diện tích tự nhiên + Đất chưa sử dụng: 1,14 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích tự nhiên;
Trước năm 1993 đất đai được hợp tác phường và UBND phường quản lý theo đội sản xuất tập trung. Không có hiện tượng tranh chấp đất đai và hiện tượng lấn chiếm đất đai trái phép xảy ra. Nhưng do việc quản lý tập trung nên việc sử dụng đất đai còn kém hiệu quả.
Từ năm 1993 trở lại đây sau khi có luật đất đai ban hành, đất đai được quản lý chặt chẽ hơn. Đến năm 1996 UBND phường đã phối hợp với phòng địa chính Thành phố và Sở Địa chính tỉnh Thái Nguyên tiến hành đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính. Đến cuối năm 1996 thì hệ thống bản đồ được lập song đưa vào phục vụ cho việc quản lý đất đai trong địa giới hành chính phường.
Sau khi đo đạc và lập bản đồ song phường kết hợp với văn phòng địa chính Thành phố tiến hành xét và cấp giấy chúng nhận quyến sử dụng đất trên 90 %.
Song thực trạng ruộng đất này còn rất manh mún, gây khó khăn cho việc chăm bón và thu hạch của người dân. Để giải quyết tình trạng manh mún ruộng đất nói trên, sở địa chính tỉnh Thái Nguyên đã hướng dẫn số 268/HD- ĐC ngày 16/06/2002 về thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Mục đích tạo điều kiện cho các hộ gia đình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, đất đai tập trung thuận tiện trong chăm bón và thu hoạch.[9]