PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Xây dựng, biên tập và chỉnh lý bản đồ địa chính
4.3.2. Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis và Microstation
* Trút số liệu đo chi tiết từ máy toàn đạc điện tử SOKKIA SET 620 bằng phần mềm Sokkia IO Utility
* Dựa vào quyển sổ nhật ký đi đo với số liệu vừa trút ta thiết lập file
“.asc” dựa trên phần mềm Notepad
Hình 4.4: Cấu trúc file “.asc”
Trong đó:
- Tên các điểm hạng cao (các điểm trạm đặt máy đo): TR A, TR B
…TR TN94
- Tọa độ các điểm hạng cao: + Tọa độ X: 2381065.08 + Tọa độ Y: 432194.54
- Điểm định hướng: DKD KV2-82,….
- Tên điểm đo chi tiết: 5296,…
- Góc đo từ hướng ban đầu tới hướng của điểm đo chi tiết - Chiều dài từ điểm đặt máy tới điểm đo chi tiết
- Góc đứng
* Khởi động phần mềm MicroStation SE / chọn New file để tạo file mới với tên dc9.dgn
* Khởi động Famis: vào menu của MicroStation SE / Utilities / MDL Applications / Browse.../ chọn tới ổ C/ Famis/ chọn Famis.ma/ OK
* Khi màn hình của MicroStation SE hiện lên của sổ chương trình Famis ta nhập mã phường phường và tên các cấp hành chính sau chọn OK 4.3.2.1. Gọi và hiển thị các điểm đo chi tiết
- Để tiến hành gọi và hiện thị các điểm đo ta vào Cơ sở dữ liệu trị đo>nạp phần sử lý trị đo để làm việc với chức năng Cơ sở dữ liệu trị đo
- Từ Menu chính của Famis chọn Cơ sở dữ liệu trị đo>Nhập dữ liệu>Import> ở List Files of Type ta chọn Sổ đo chi tiết *.asc
- Chọn đường dẫn chứa file số liệu điểm đo chi tiết đã nhập bằng NC, mở file thuctap.asc
Hình 4.5 : Gọi điểm mia chi thiết
- Tiếp theo vào menu của cửa sổ Famis chọn cơ sở dữ liệu trị đo> hiển thị> tạo mô tả trị đo. Khi đó xuất hiện cửa sổ tạo mô tả trị đo hiện ra ta chọn màu, kích thước chữ cho phù hợp rồi nhấp chấp nhận.
Hình 4.6: Màn hình tạo mô tả trị đo
- Các điểm đo được hiện lên màn hình:
Hình 4.7: Màn hình hiển thị các điểm đo chi tiết Với: KV2-2, A42…: là điểm đặt máy
+10435, 10436… : là các điểm mia (các điểm đo chi tiết) 4.3.2.2. Nối các điểm đo chi tiết
Tiến hành nối các điểm đo: Sử dụng công cụ Place Line của phần mềm MicroStation SE nối các điểm chi tiết theo sổ đo vẽ chi tiết.
Hình 4.8: Màn hình nối các điểm đo chi tiết
4.3.2.3. Tạo Topology
* Sửa lỗi cho mảnh bản đồ
Sau khi hoàn thiện sơ bộ bản vẽ tiến hành tìm kiếm và sửa lỗi bằng phần mềm Famis.
Sửa lỗi Clean: Từ menu chính của phần mềm Famis vào Cơ sở dữ liệu trị đo/ tạo toplogy/tự đông tìm sửa lỗi (CLEAN)
Sửa lỗi Flag: vào Cơ sở dữ liệu trị đo/ tạo toplogy/ Sửa lỗi (FLAG)
Hình 4.9: Sửa lỗi Clean
Hình 4.10: Sửa lỗi Flag
* Tạo Topology
Từ Menu chính của phần mềm Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ>
Tạo topology> Tạo vùng.
Hình 4.11: Màn hình thể hiện tâm thửa sau khi được tạo 4.3.2.4. Biên tập mảnh bản đồ địa chính.
a. Phân mảnh
Từ Menu chính của phần mềm Famis vào Cơ sở dữ liệu bản đồ> Bản đồ địa chính> Tạo mảnh bản đồ địa chính
Hình 4.12: Thao tác phân mảnh bản đồ địa chính
b. Đánh số thửa
Chức năng này thực hiện việc đánh số thửa trong bản đồ theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải theo hình ziczắc.
Từ Menu chính của phần mềm Famis vào Cơ sở dữ liệu bản đồ> bản đồ địa chính> Đánh số thửa tự động
Hình 4.13: Thao tác đánh số thửa tự động c. Nhập dữ liệu thuộc tính
Nhập dữ liệu thuộc tính của bản đồ như tên chủ sử dụng đất, địa chỉ, loại đất …. để phục vụ cho công tác làm các loại sổ sách và các giấy tờ liên quan như ( Sổ mục kê, biểu 13a, biểu 13b, bản mô tả, kết quả đo đạc địa chính thửa đất ….)
Hình 4.14: Thao nhập tên chủ, địa chỉ và gán thông tin vào cơ sở dữ liệu
c. Tạo các loại giấy tờ, bảng biểu theo quy định
Sau khi gán các thông tin thửa đất xong tiến hành tạo sổ mục kê, biểu 13a, biểu 13b, bản mô tả, kết quả đo đạc địa chính thửa đất. Chúng ta có thể sử dụng mô đun Famis hoạc chuyển cơ sở dữ liệu sang mô đun eMap 3.1 hoạc TMVmap 3.1 để thực hiện các chức năng tiện ích trên, cụ thể dưới hình minh họa sau:
Hình 4.15: Thao tác trên Famis d. Vẽ nhãn thửa
Nhãn thửa bao gồm số thửa, loại đất, diện tích có thể đi kèm theo tên chủ sử dụng
Từ Menu chính của phần mềm Famis hoạc eMap hoạc TMVmap chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ> Xử lý bản đồ> Vẽ nhãn thửa.
Hình 4.16: Thao tác vẽ nhãn thửa e. Dựng khung
Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong quy pham thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Từ Menu chính của phần mềm Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ> Bản đồ địa chính> Tạo khung bản đồ địa chính
Hình 4.17: Thao tác vẽ khung bản đồ
Hình 4.18: Thành quả 1 tờ bản đồ địa chính
4.4. Đánh giá chung về việc sử dụng máy toàn đạc điện tử và phần mềm Famis - Microstation xây dựng chỉnh lý bản đồ địa chính
4.4.1. Ưu điểm
- Với khả năng cho phép đo được tất cả các yếu tố: góc, khoảng cách và chênh cao với độ chính xác rất cao của máy toàn đạc điện tử SOKKIA SET 620 đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng lưới, đo chi tiết các điểm phục vụ công tác chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 9 (F- 48 - 92 - 137 - C - P3):
+ Kết quả bình sai lưới của khu vực đo vẽ tờ bản đồ số 9: Chiều dài cạnh yếu (KV2-57 _ KV2-55 )ms/s = 1/ 12600 đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai (≤ 1/10000) của tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng lưới khống chế đo vẽ cấp 2.
+ Chất lượng các điểm chi tiết đo vẽ ở mức cao khi đo vẽ chỉnh lý ở các khu vực địa hình khác nhau.
- Có thể thực hiện công tác đo đạc trong điều kiện có cường độ ánh sáng chiếu thấp (ban đêm).
- Dữ liệu chỉnh lý chính xác với hiện trạng sử dụng đất của người dân phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường.
- Cách sử dụng máy toàn đạc điện tử SOKKIA SET 620 đơn giản, mặc dù giao diện sử dụng bằng tiếng anh nhưng để thực hiện công tác đo đạc cần ít thao tác nên người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng.
- Phần mềm thực hiện bình sai lưới PICNET, biên tập chỉnh lý bản đồ địa chính (Famis và MicroStations) tương đối dễ thao tác cho người sử dụng; giao diện của phần mềm Famis toàn bộ đều là tiếng việt.
4.4.2. Hạn chế
- Tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất về ranh giới sử dụng đất diễn ra phức tạp gây trở ngại cho việc đo đạc.
- Do đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử nếu gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ không thực hiện được công tác đo đạc.
- Máy toàn đạc điện tử phải được đặt trên nền địa hình (đất) cứng, nếu như đặt dưới nền địa hình kém không ổn định (đất bùn) thì không thể thực hiện công tác đo đạc.
- Tại các khu vực đồi núi rừng cây, mức độ che phủ nhiều rất khó để đo được các điểm chi tiết.
4.4.3. Một số giải pháp
- Tăng cường công tác vận động, phổ biến pháp luật cho người dân để tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng giảm tới mức tối thiểu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo đạc.
- Cán bộ đo đạc phải nâng cao kỹ năng về giao tiếp, trình độ chuyên môn, linh hoạt trong khi triển khai công việc.
- Cần có sự đầu tư về kinh phí để mua thêm những loại máy toàn đạc điện tử mới thay thế những loại máy cũ độ chính xác thấp phục vụ công tác đo đạc.