MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Một phần của tài liệu chu diem nghe nghiep (Trang 44 - 50)

1. Kiến thức: + Trẻ hiểu nội dung bài thơ bằng cách thể hiện cùng cô.

+ Trẻ biết đi trên ghế thăng bằng.

2. Kỹ năng : + Chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ qua việc cho trẻ đọc với giọng vui tươi.

+ Trẻ biết cách đi trê ghế 1 cách thăng bằng mà không bị té.

3. Giáo dục: Giáo dục trẻ lòng biết ơn các cô, các bác công nhân.

II. CHUẨN BỊ:

*Cô: + Mô hình chiếc cầu.

+ Tranh vẽ chiếc cầu, trên cầu có tàu, ô tô chạy, người đi bộ.

+ Cờ tín hiệu: Đỏ + xanh.

+ Ghế thể dục, khối gỗ chữ nhật.

+ Băng giấy viết tên bài thơ.

*Trẻ: + Một số hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn đủ cho số lượng trẻ.

+ Biển giấy hình điều khiển: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Xem tranh Chiếc cầu mới:

+ Trong tranh vẽ gì? Xe chạy trên đâu?

Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

THƠ : “ CHIẾC CẦU MỚI”

44

+ Trên cầu có ai?

- Cô cũng có bài thơ nói đến chiếc cầu, hôm nay cô sẽ dạy các con đọc bài thơ xem đó là bài thơ gì?

2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm kết hợp sử dụng mô hình + nhân vật và chi tiết rời.

Sau khi đọc xong lần 1 cô đọc câu hỏi chuyển tiếp.

- Trên dòng sông có gì mới xuất hiện?

- Thế con có biết ai đã xây dựng những chiếc cầu bắc qua sông không?

* Lần 2:

- Cô tạo 3 nhóm bằng cách cho trẻ tạo hình vuông, hình tròn và hình chữ nhật sau đó cô cho mỗi nhóm đọc thơ theo cô với yêu cầu: Cô đưa hình nào thì nhóm có hình đó đọc thơ.

- Cho trẻ kết thành 2 nhóm bạn trai và bạn gái.

- Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một câu thơ, vừa đọc vừa mô phỏng động tác cùng cô.

* Đàm thoại

- Bây giờ các bạn có thích lên tàu cùng cô tham quan các chiếc cầu mới xây không?

- Cho cả lớp cùng hát bài “một đoàn tàu”.

- Chiếc cầu mới xây được xây dựng ở đâu?

- Câu thơ nào nói cho con biết chiếc cầu mới được xây dựng?

- Cô đọc lại và cho trẻ đọc theo( cả lớp, nhóm...) - Mời cá nhân đọc hay đọc cho cả lớp nghe.

3. Hoạt động 3: Trò chơi ”đi trên ghế thăng bằng”

- Cả lớp cùng qua cầu với cô ( cho trẻ đi qua ghế thăng bằng).

- Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi nào cô giơ tín màu đỏ thì trẻ phải dừng lại, khi cô giơ tín hiệu màu xanh thì trẻ chạy thật nhanh qua cầu

- Cô thực hiện lần 1 cho cả lớp xem, trẻ thực hiện cô quan sát trẻ đi có đúng hay không?

- Cô và trẻ cùng đi. Cô đi trước trẻ đi phía sau của cô.

- Những câu thơ nào nói cho con biết người và xe qua cầu rất đông vui? Cô đọc lại và cho trẻ đọc theo nhóm, cả lớp.

- Nhân dân khi qua cầu đã nói gì về công nhân xây dựng? Bạn nào đọc lại đoạn thơ đó cho cô và các bạn nghe đi. Cô đọc lại, cho cả lớp- nhóm cùng đọc lại.

- GD: Khi các con đi trên cầu phải đi bên tay phải, đi trên lề cầu, không được đùa giỡn.

4. Hoạt động 4:Đặt tên bài thơ”

- Nhờ có cô chú công nhân xây những chiếc cầu cho mọi người đi lại dễ dàng qua các dòng sông. Nên ai cũng yêu mến và biết ơn các cô chú công nhân xây dựng.

- Với bài thơ mà cô dạy các con đọc hôm nay các con nghĩ xem mình sẽ đặt tên gì cho bài thơ?

- Trẻ đặt tên bài thơ.

- Cô giới thiệu tên bài thơ và cho trẻ đọc tên.

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Cho trẻ về góc: Chơi trò chơi “ xây cầu”

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Góc phân vai:

- Góc xây dựng:

- Góc thư viện:

KẾ HOẠCH NGÀY

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

+ Trẻ biết được 1 số công việc của nghề: Xây dựng, nghề sản xuất, nghề phổ biến quen thuộc, nghề nông dân, công nhân,.…

+ Trẻ biết đọc thơ diễn cảm.

2. Kỹ năng:

+ Trẻ hiểu được nghề nghiệp là bao gồm những nghề: xây dựng, nghề sản xuất, nghề nông, nghề may, nghề thợ mộc,…

+ Thuộc thơ và thể hiện được tình cảm đối với bài thơ.

3. Giáo dục: Trẻ biết yêu quý các sản phẩm do các bác, các chú làm ra.

II/ CHUẨN BỊ:

* Cô: 1 số tranh ảnh về nghề nghiệp: Nghề thợ hồ, nghề kiến trúc sư, kỹ sư,...

- Một số tranh về các ghề khác trên máy tính.

Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2010 Lĩnh vực phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:

“MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC”

46

- Tranh thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”.

* Trẻ: Tranh về nghề cho trẻ nối tranh.

- Bút màu, thẻ hình và tranh chữ về bài thơ.

III/ CÁCH TIẾN HÀNH:

1. Hoạt động 1: “Ôn lại một số nghề”

- Cho trẻ xem tranh 1 số nghề: Nghề nông, nghề thợ mộc, nghề công an, nghề cứu hỏa,….

- Đàm thoại với trẻ về một số nghề nêu trên.

- Những nghề này làm gì? Giới thiệu từng nghề.

- Khi lớn lên các con muốn làm nghề gì?

- Ngoài những nghề cô vừa cho các con xem, bạn nào còn biết nghề gì nửa không?

- Nghề gì giúp cho chúng ta có những ngôi nhà xinh đẹp?

- Để biết đó là nghề gì các con xem tranh này vẽ gì nha!

2. Hoạt động 2: “Xem tranh về các nghề”

* Nghề xây dựng:

- Tranh vẽ gì ? Các chú đang làm gì?

- Vậy con có biết nghề này gọi là nghề gì không?

- Muốn xây được nhà thì những chú thợ phải có dụng cụ gì?

- Mấy những chú thiết kế ra những ngôi nhà xinh đẹp gọi là gì?

- Để thiết kế ra những ngôi nhà đẹp chú cần có những dụng cụ gì để thiết ra nhà?

* Tranh về các chú đang xây đường(kỹ sư).

- Tranh này các chú đang làm gì? Xây đường để làm gì?

- Những chú xây những chiếc cầu cho chúng ta qua lại gọi là gì?

- Để xây được chiếc mới và đẹp các chú cần có dụng cụ gì?

- Các con có yêu quý các chú không? Các con phải làm gì mới giữ cho nhà mình luôn sạch sẽ mới đáp lại ơn của các chú?

- Các nghề cô giới thiệu cho các con biết con có biết đây là nghề gì? Vậy ngoài những nghề cô và các con vừa kể trên còn có nghề gì nửa?(nghề y tá, nghề luật sư,

….).

- Bác lao công quét rác cho đường phố xanh sạch đẹp có phải là nghề không?

Chúng ta phải làm gì để giữ cho đường phố xanh, sạch đẹp?

* GD: Các con không được xem thường bất kì nghề nào, vì nghề nào cũng cao quý cũng giúp cho chúng ta, các con phải yêu quý những người lao động. Nhờ chú công nhân xây ra những ngôi nhà đẹp cho chúng ta ở các con phải nhớ ơn cô chú công nhân.

- Cho trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”.

3. Hoạt động 3: “Trò chơi”

* Nối tranh 1 số dụng cụ với nghề tương ứng:

- Chia lớp thành 2 nhóm: Cho trẻ thi nhau nối tranh, nghề bác sĩ gồm những dụng cụ nào trẻ nối phù hợp với dụng cụ đó. Đội nào nối nhanh đem lên bảng dán.

- Cô và nhận xét.

* Gắn hình lên tranh thơ:

- Cô cho trẻ đọc lại bài thơ và cho trẻ xem tranh còn thiếu chữ gì trong bài thơ thì trẻ gắn hình tương ứng.

- Cô làm mẫu cho trẻ xem.

- Chia lớp thành 2 nhóm thi đua gắn hình,đội nào gắn trước đem lên bảng dán.

* Cô quan sát và bảo trẻ phải cho bạn cùng làm không được làm 1 mình mà phải đoàn kết lại và hỏi ý kiến bạn và cùng làm với nhau.

- Cô và trẻ cùng nhận xét và khen trẻ.

4. Hoạt động 4: “Kết thúc”

- Cho trẻ đem sản phẩm về góc.

HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc thư viện:

- Góc tạo hình:

- Góc xây dựng:

KẾ HOẠCH NGÀY

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức: Trẻ biết được rộng là to, hẹp là nhỏ.

2. Kỹ năng: Phân biệt được rộng hẹp.

- Tạo ra sản phẩm không bằng nhau.

3. Giáo dục: Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và bạn.

II/ CHUẨN BỊ:

* CÔ: Nhà bếp để chén.

- 2 con đường rộng và hẹp.

* TRẺ: Mỗi trẻ 1 hộp quà rộng màu xanh và bên trong chứa 1 hộp quà nhỏ màu đỏ.

Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2010 Lĩnh vực phát triển nhận thức:

“LÀM QUEN RỘNG - HẸP”

48

- Rổ để hộp quà.

III/ CÁCH TIẾN HÀNH:

1. Hoạt động 1: TẠO TÌNH HUỐNG ĐI LẤY CHÉN VỀ ĂN CƠM

- Đến giờ ăn cơm nhưng chưa có chén, bây giờ các con cùng cô đi lấy chén, nhưng khi chúng ta đến nhà bếp phải qua con đường hẹp và một con đường rộng.

- Chúng ta đi không được chạm vào vạch chuẩn.

+ Chúng ta đang đi đâu? Đi lấy gì?

+ Các con thấy ở đây có mấy cái rổ để chén? Rổ của mình như thế nào?

+ Rổ của cô Viên như thế nào? Vậy cô để rổ chén của cô Viên lên rổ của mình con thấy như thế nào? Vì sao rổ cô Viên nằm trong rổ của lớp mình?

+ Cô để rổ mình vào rổ cô Viên xem được không? Vì sao?(rổ mình to hơn rổ của cô Viên, rổ của cô Viên hẹp hơn).

- Cô có bứa tranh vẽ hai con đường giúp các con đến trường con thấy hai con đường như thế nào?

- Các con giỏi quá cô sẽ tặng cho các con mỗi bạn một hộp quà. Các con xme trong hộp quà của mình có gì nha!

2. Hoạt động 2: LÀM QUEN RỘNG - HẸP - Bây giờ con xem trong rổ của mình có gì?

- Vậy các con mở hộp quà của mình ra xem có gì trong đó?

+ Trong đó có gì? Hộp quà màu gì?

+ Hộp màu đỏ như thế nào so với hộp màu xanh?

+ Còn hộp màu xanh thì sao? Vì sao con biết?(hộp màu xanh chứa hộp màu đỏ).

+ Mời một vài cá nhân so sánh giữa hộp màu xanh với hộp màu đỏ như thế nào với nhau? (hộp màu xanh rộng hơn hộp màu đỏ), còn gọi là to hơn.

- Cô yêu cầu trẻ hãy lấy cho cô hộp quà to? Cho trẻ gọi tên hộp quà.

- Co hãy lấy hộp quà hẹp để vào hộp quà rộng hơn?

- Hỏi lại trẻ vì sao hộp màu xanh lại chứa được hộp màu đỏ?

- Hộp màu đỏ như thế nào so với hộp màu xanh?

- Vậy các con nhìn lên xem cô có gì? Có mấy cái chén? Chén màu hồng và màu xanh.

- Hai cái chén của như thế nào với nhau? Cái chén nào chứa cái chén nào?

- Mời cá nhân trả lời vì sao chén màu hồng lại chứa được chén màu xanh?

- Vậy khi các con muốn chứa một cái gì thì các con phải lấy cái to chứa cái nhỏ, có khi nào con lấy cái nhỏ mà chứa cái to(rộng) hơn không?

- Cô thấy lớp mình hôm nay ngoan cô sẽ thưởng cho các con trò chơi.

3. Hoạt động 3: TRÒ CHƠI

* Thi nhau lên lấy hai món đồ chơi

- Luật chơi: Mỗi trẻ thay phiên nhau lên lấy hai món đồ chơi sao cho lồng ghép lại với nhau. Phải qua con đường hẹp và rộng. Đội nào không đi trên hai con đường đó phạm luật không cho đội đó chơi.

- Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm khi lên lấy đồ chơi phải đi qua hai con đường: Một con đường rộng và một con đường hẹp.

+ Nhưng khi đi trẻ không được chạm vào vạch.

+ Mỗi bạn đầu hàng của hai nhóm chạy lên lấy cho mình hai đồ chơi, nhưng làm sao cho đồ chơi hẹp nằm trong cái đồ chơi to hơn.

+ Nếu đội nào lấy hai đồ chơi bằng nhau thì đội đó thua.

+ Bạn nào lên lấy xong về cuốii hàng đứng.

+ Trong khi trẻ lên cô cùng các bạn khác kiểm tra xem các bạn có gian lận không?

+ Khi cô nói hết giờ thì trẻ dừng lại. Cô và trẻ đếm xem đội nào nhiều hơn?

- Cô nhận xét trẻ khi các con chơi không được gian lận. Nếu lỡ thua bạn thì lần sau mình cố gắng hơn.

3. Hoạt động 4: KẾT THÚC - Đọc bài thơ Cái bát xinh xinh.

HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc nghệ thuật:

- Góc khoa học:

- Góc phân vai:

KẾ HOẠCH NGÀY

I.Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức: Trẻ biết đi trên ghế băng tự nhiên và tay chống hông.

2.Kỹ năng: Trẻ đi đúng tư thế đầu không cúi mà giữ được thăng bằng.

3.Giáo dục: Trẻ phải làm đúng yêu cầu không tranh giành với bạn khi tập.

II.Chuẩn bị: Sân tập

Một phần của tài liệu chu diem nghe nghiep (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w