Biện pháp phòng trừ bệnh hại

Một phần của tài liệu Xác định nguyên nhân và diễn biến bệnh thán thư hại trà hoa vàng tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 21 - 24)

2.2. Tình hình nghiên cứu trà hoa vàng trên thế giới

2.2.6. Biện pháp phòng trừ bệnh hại

Saha và cộng sự (2005) đã nghiên cứu tác động của dịch chiết từ 20 loài cây sử dụng dung môi là cồn và nước lên 4 loài nấm gây bệnh trên cây Trà (C. sinensis). Nhìn chung, dịch chiết của 9 loài cây có khả năng ức chế sự phát triển nấm bệnh, và dịch chiết cồn cho hiệu quả cao hơn dịch chiết nước.

Bào tử phân sinh của nấm Pestalotiopsis theae gây bệnh chấm xám bị ức chế hoàn toàn bởi 2 loài dịch chiết cồn và nước từ cây cà độc dược (Datura

metel), tỏi (Allium sativum), và gừng (Zingiber officinale). Ngoài ra, dịch chiết nước cây sầu đâu (Azadirnachta indica) và dịch chiết cồn từ cây khúc khắc (Smilax zeylanica) và cây dương xỉ (Dryopteris filix-mas) cũng cho hiệu quả tương tự. Bào từ nấm (Colletotrichum camelliae) gây bệnh đốm nâu, còn gọi là cao cành trà, bị ức chế hoàn toàn bởi dịch chiết tỏi với cả 2 loại dung môi cồn và nước. Hiệu quả ức chế tương đương với dịch chiết nước dương xỉ và dịch chiết cồn nghệ và cà độc dược. Bệnh thối rễ Botryodiplodia (Botryodiplodia theobromae) chỉ bị ức chế bởi dịch chiết cồn tỏi (Saha and Saha, 2005).

Đối với bệnh chết dần chồi và loét thân trà

Cần giữ cây khỏe mạnh nhất. Trồng cây trên đất chua, thoát nước tốt, tránh làm cây bị thương và bón phân hợp lý. Loại bỏ phần bệnh từ sớm bằng cách cắt bỏ một đoạn phía dưới chỗ loét. Vệ sinh dụng cụ cắt giữa các lần cắt bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng 10 lần. Thuốc diệt nấm chứa hoạt chất thiophanate-metyl hay gốc đồng có thể sử dụng vào mùa mưa và mùa lá rụng để bảo vệ lá non không bị nhiễm bệnh qua vết sẹo.

Đối với bệnh tàn lụi hoa

Cần giữ vệ sinh tốt, nhổ bỏ và tiêu hủy hoa bị nhiễm bệnh. Cào sạch và loại bỏ toàn bộ lá, hoa và cành cây rơi rụng trên mặt đất. Nấm bệnh tồn tại trong đất, bào tử nấm có thể lây lan theo gió. Do đó, kiểm soát bệnh đạt hiệu quả cao khi thực hiện với các ruộng trà khác trong khu vực. Phun thuốc diệt nấm chứa hoạt chất mancozeb cho hoa. Tưới đẫm đất xung quanh cây bằng mancozeb hoặc captan đều đặn 2 tuần 1 lần từ cuối tháng 12 đến hết tháng 1 có thể giảm mức độ bệnh.

Đối với bệnh thối rễ

Đây là bệnh khó xử lý khi bệnh đã xuất hiện, do đó việc phòng bệnh là cực kỳ quan trọng. Ở những vùng đã xảy ra bệnh, chuyển sang canh tác các

giống trà mai hoặc thực hiện ghép trà Nhật lên gốc cây trà mai. Mua giống cây khỏe, không có dấu hiệu héo hay lá bị vàng. Nấm phát triển mạnh ở những vùng đất ẩm và thoát nước kém. Chọn vùng tiêu nước tốt để canh tác.

Thuốc diệt nấm chỉ hiệu quả phòng bệnh, cần phun nhắc lại. Thuốc có chứa mefenoxam có thể áp dụng trong khu vườn của gia đình, nhưng không có khả năng chữa bệnh.

Đối với bệnh sùi lá

Tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy lá bệnh trước khi mặt dưới lá chuyển màu trắng và phát sinh bào tử, nếu không bệnh sẽ tồi tệ hơn vào năm sau. Cào bỏ và tiêu hủy lá rụng. Tránh làm ướt lá khi tưới cây. Không khí ẩm, đất ẩm và râm mát là điều kiện lý tưởng cho nấm sinh trưởng, phát triển và gây hại.

Kiểm soát bằng thuốc hóa học như mancozeb ít có hiệu quả và cần phải phun phòng trước khi bệnh xảy ra. Thời điểm phun từ khi bắt đầu ngắt nụ và tiếp tục đến qua khoảng thời gian giữa 2 vụ từ 7-12 ngày.

Đối với bệnh đốm tảo hại lá (bệnh gỉ đỏ) (Cephaleuros virescens)

Tác nhân gây bệnh đa thực, gây bệnh đốm tảo trên lá trà và nhiều loại cây trồng khác. Vết bệnh có thể hình tròn hay dạng lốm đốm, và hơi nhô lên trên bề mặt cây. Cạnh của vết đốm có hình sóng hoặc dạng lông. Vết đốm có màu sắc thay đổi từ màu xanh xám đến màu nâu xanh nhạt. Tuy nhiên, vào mùa hè tảo hình thành bảo tử vô tính, vết đốm trông mịn màng và có nâu đỏ vì hình thành các bọc bào tử màu đỏ tươi. Các bào tử này lan rộng nhờ mưa, nước tưới trên cao và gió. Nếu số lượng khuẩn lạc lớn, lá có thể có màu vàng và rụng sớm. Cây thích ứng với điều kiện thời tiết ẩm ướt và cây sức sống kém do điều kiện nghèo dinh dưỡng.

Bệnh đốm tảo thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Khi bệnh chưa nghiêm trọng cần tiêu hủy cành, lá bị bệnh, cào bỏ và tiêu hủy lá rụng trên bề mặt. Khi nhiễm bệnh, vấn đề thường thấy là cây đang bị stress, dó đó

cần cải thiện điều kiện sinh trưởng cho cây. Đảm bảo cây có đủ ánh sáng mặt trời, nước và phân bón. Nếu cần thiết, cải thiện toàn hoàn không khí quanh cây bị ảnh hưởng bằng cách nhổ bỏ và tỉa thưa các cây xung quanh. Tránh sử dụng hệ thống tưới trên cao. Khi bệnh nghiêm trọng hơn, có thể sử dụng thuốc có chứa gốc đồng, tiến hành phun 2 tuần 1 lần nếu thời tiết luôn ẩm ướt.

Một phần của tài liệu Xác định nguyên nhân và diễn biến bệnh thán thư hại trà hoa vàng tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)