Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xác định nguyên nhân và diễn biến bệnh thán thư hại trà hoa vàng tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 39)

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Nội dung 1. Điều tra, xác định thành phần bệnh hại trên cây trà hoa vàng tại Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp điều tra

Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997), Quy chuẩn Quốc gia QCVN-01-38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra và phát hiện dịch hại trên cây trồng, QCVN08927:2013/BNNPTNT và QCVN9228:2013/BNNPTNT dùng cho điều tra cây lâm nghiệp.

Tại Xã Đạp Thanh,Huyện Ba Chẽ. Thu thập các bộ phận của cây trồng điều tra có triệu chứng bị bệnh gây hại.

Trong quá trình điều tra, tiến hành quan sát triệu chứng của các loại bệnh hại sau đó thu thập riêng rẽ từng đối tượng cho vào túi thu mẫu đã chứa hóa chất loại trừ độ ẩm và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như vị trí bị hại, triệu chứng cây bị hại, ngày thu mẫu, người thu mẫu cho vào thùng mát có chứa đá gel mang về phòng thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm các loài bệnh hại sẽ được phân lập, làm thuần phục vụ công tác giám định bệnh hại.

Ngoài các điểm điều tra cố định, tiến hành điều tra bổ sung ở các điểm khác. Điều tra bổ sung được thực hiện vào các giai đoạn phát triển của cây hoặc thời gian phù hợp cho các loại bệnh hại phát sinh và gây hại.

Các thông tin cần thu thập phản ánh được hiện trạng trồng, sản xuất cũng như tình hình bệnh hại trên cây trà hoa vàng tại Ba Chẽ.

Thời gian và chu kỳ điều tra định kỳ 1 tháng/lần trên các vườn trà hoa vàng bị bệnh, Chỉ tiêu theo dõi được tính theo số lần điều tra.

3.4.2. Nội dung 2. Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư hại trà hoa vàng tại Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp giám định tác nhân gây hại

Hoạt động chẩn đoán, giám định tên khoa học của các đối tượng dịch hại trên cây Trà hoa vàng sẽ được tiến hành tại Viện Bảo vệ thực vật bằng các phương pháp sau:

- Bằng phương pháp hình thái học: Các loài bệnh hại sẽ được giám định theo phương pháp hình thái học dựa trên các tài liệu tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng dịch hại như: Barnett and Hunter, 1998; Bradbury, 1986;

Burgess et al., 1994; Crous and Braun, 2003; Cummins and Hiratsuka, 1996;

Drenth and Guesrt, 2004; Ellis, 1971, 1976; Roger 1954; Robert and Gunnell, 1992; Williams và Watson 1988, 1990; Watson, 2007, Williams 2004;

Waterhouse, 1968; Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung, 1999, 2001b;

Nguyễn Vũ Thanh và cộng sự, 1983; Nguyễn Vũ Thanh, 2002; Truong et al., 2008, 2010, v.v.

- Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh (theo phương pháp của Burgess và cộng sự, 2008): Thu các mẫu có triệu chứng điển hình từ các vùng trồng Trà hoa vàng đem về phòng thí nghiệm, mẫu được rửa sạch, các bộ phân thân gốc bị bệnh được cắt thành các miếng nhỏ được khử trùng bằng ethanol và rửa sạch bằng nước vô trùng, cấy lên môi trường PDA, sau đó cấy truyền sang môi trường WA và PDA. Nấm được giám định dựa vào các đặc điểm hình thái, theo khóa phân loại của Domsch và cộng sự (2008).

- Lây nhiễm nhân tạo: Phân lập nuôi cấy vi sinh vật từ các mẫu cây Trà hoa vàng bị bệnh. Sử dụng các nguồn vi sinh vật đã phân lập được lây nhiễm cho cây con Trà hoa vàng khỏe. Thí nghiệm lây bệnh thực hiện trong nhà lưới của Viện Bảo vệ thực vật, mỗi một công thức là 50 cây. Tiến hành tưới vào gốc dung dịch 5 × 106 bào tử/ml cho 1 chậu, công thức đối chứng được lây bệnh bằng nước cất. Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm hàng ngày, ghi nhận sự xuất hiện triệu chứng biểu hiện sau khi lây nhiễm nhân tạo 5, 10, 15, 20, 25 và 30 ngày. So sánh triệu chứng bệnh xuất hiện trong các công thức lây bệnh với triệu chứng bệnh thu thập được từ ngoài tự nhiên. Tái phân lập vi sinh vật từ cây biểu hiện triệu chứng bệnh và so sánh với vi sinh vật đã sử dụng lây nhiễm nhân tạo.

3.4.3. Nội dung 3. Nghiên cứu diễn biến của bệnh thán thư hại cây Trà hoa vàng

phương pháp bố trí thí nghiệm

Vườn Trà hoa vàng điều tra là những vườn đại diện cho từng tuổi cây và từng địa hình vườn trồng tại Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh:

- Vườn ươm - Vườn sản xuất

Mỗi vườn điều tra 5 điểm chéo góc trong 1 ô thí nhiệm.

- Trong mỗi điểm tại vườn sản xuất điều tra 1 cây, mỗi cây điều tra 4 hướng chéo nhau

- Tại vườn ươm mỗi điểm điều tra 10 cây Điều tra định kì 1 tháng 1 lần.

Chỉ tiêu theo dõi:

TLB (%) = × 100

Trong đó: TLB (%): Tỷ lệ bệnh.

A: Tổng số lá biểu hiện triệu chứng.

B: Tổng số lá điều tra

3.4.4. Nội dung 4. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đến tỉ lệ bệnh thán thư hại Trà hoa vàng tại Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh

Đất làm thí nghiệm

Khu đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, độ chua trung tính. Đất có tầng đất dày có chế độ thấm nước và thoát nước tốt, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất.Địa hình thí nghiệm tương đối đồng đều, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Thời gian bố trí phun thuốc vào ngày 9/3 tại vì trong thời gian này là có những đợt mưa xuân, nhiệt độ ẩm, lượng mưa khá nhiều, là thời điểm mà

bệnh thán thư hại Trà hoa vàng xuất hiện dày đặc và phát triển nhanh, do đó có thể thấy rõ hiệu lực của thuốc rõ nhất.

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 5 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 120 m2 ( 10m x 12m), mỗi ô thí nghiệm có 30 cây, mỗi công thức thí nghiệm lặp lại 3 lần, tổng diện tích thí nghiệm là 1500 m2.Thí nghiệm thuốc được phun 1 lần vào ngày 9/3/2020. Các công thức thí nghiệm bao gồm:

CT1: Thiophanate methyl 70% (Top 70WP do Insecticides India Ltd Ấn Độ sản xuất, và Công Ty Cổ Phần Nông Dược HAI đăng kí và phân phối tại Việt Nam) liều lượng 320-400 lít nước thuốc/ha, phun ướt đều cây, nồng độ 0.3%.

CT2: Mancozeb+ Metalaxyl (Ridomil Gold 68WP do công ti sengeta sản xuất, phân phối bởi công ty cổ phần khử trùng VFC Việt Nam), Liều lượng 400-500 lit nước thuốc/ha, nồng độ 0.1%.

CT3: Valydamycin (Validacin 5L do hãng Arysta Life Science sản xuất), liều lượng 0,7-1L/ha (pha 10-15ml cho 10 lít nước, phun cho 180-200m²).

CT4: Chlorothalonil ( Daconil 500SC sản xuất bới SDS Biotech K.K Tokyo Japan. Được phân phối bởi Vithaco), liều lượng 400-600 lít nước thuốc/ha, nồng độ 0.1%.

CT5: đối chứng (phun nước lã).

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

NL1 CT1 CT2 CT4 CT3 CT5

NL2 CT3 CT4 CT5 CT2 CT1

NL3 CT1 CT3 CT4 CT2 CT5

GHI CHÚ:

NL: nhắc lại CT: công thức

Hiệu lực của thuốc trừ sâu được tính theo công thức Henderson-Tilton

E= 1 Ta Cb Tb Ca -

Trong đó: E: hiệu lực của thuốc tính bằng %; Ta: Số cá thể sâu sống ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb: Số cá thể sâu sống ở ô thí nghiệm trước xử lý; Ca: Số cá thể sâu sống ở ô đối chứng sau xử lý; và Cb: Số cá thể sâu sống ở ô đối chứng trước xử lý.

Quy trình kỹ thuật: Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997), Quy chuẩn Quốc gia QCVN-01- 38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra và phát hiện dịch hại trên cây trồng, QCVN08927:2013/BNNPTNT và QCVN9228:2013/BNNPTNT dùng cho điều tra cây lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Xác định nguyên nhân và diễn biến bệnh thán thư hại trà hoa vàng tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)