Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy GNSS RTK, và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas (có khóa), GcadasCE...vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính.
Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý bản đồ địa chính số 08 trên địa xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Công ty TNHH VietMap.
Thời gian tiến hành: Từ 03/01/2020 đến ngày 15/05/2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Cam Cọn 1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý:
Địa hình tự nhiên:
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức số dân Điều kiện xã hội: Số dân, số hộ.
Nội dung 2: Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS 1. Thành lập lưới khống chế đo vẽ
a. Công tác ngoại nghiệp
* Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ.
- Khảo sát thực địa khu đo.
- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền.
* Chôn mốc thông hướng.
* Đo các yếu tố cơ bản của lưới.
- Đo cạnh.
- Đo góc.
b. Công tác nội nghiệp
Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính.
Biên tập thành lập bản đồ địa chính.
2. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết
Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation V8i và phần mềm Gcadas, GcadasCE.
In và lưu trữ bản đồ.
Nội dung 3: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
Thuận lợi
Khó khăn
Giải pháp khắc phục 3.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu:Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Cam Cọn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Yên về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.
+ Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy GNSS RTK ComNav T300 lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với >3 lần đo sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đođạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.
+ Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, GcadasCE đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện theo quy trình:
- Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng;
- Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ....);
- Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation V8i và Gcadas, GcadasCE để biên tập bản đồ địa chính;
- Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ.
PHẦN 4