Dạng 4: Tính tần số các kiểu gen
2. Nếu 1 gen có 3 alen
Gọi tần số tương đối của các alen A1, A2 và a là p, q và r.
Sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể cân bằng di truyền, có cấu trúc dạng:
p2A1A1 : q2 A2A2 : r2aa : 2pq A1A2 : 2pr A1a : 2qr A2a.
Câu hỏi hệ thống kiến thức:
Ví dụ 1: Cho 2 cá thể với kiểu gen Aa và 1 cá thể có kiểu gen aa tự phối qua 7 thế hệ rồi tiếp tục cho ngẫu phối thêm 2 thế hệ nữa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ cuối cùng?
Hướng dẫn giải
Vì quá trình tự phối và ngẫu phối đề không làm thay đổi tần số tương đối của các alen nên sau 3 thế hệ tự phối rồi 2 thế hệ ngẫu phối quần thể cân bằng, ta có:
Bước 1: xác định tần số các kiểu gen của thế hệ ban đầu.
Quần thể có 2 cá thể Aa và 1 cá thể aa
2 1
: :
3 3
�P Aa aa
Bước 2: tính tần số tương đối của các alen.
2 1 1 2
3 3 3 3
� �
A a
p q
Bước 3: xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F5
2 2
2 2 1 1
: 2 :
3 3 3 3
� � �� � � � �
� � � � � �
� �AA � �Aa � �aa
Bài tập tự luyện dạng 4 Bài tập cơ bản
Câu 1: Một quần thể cân bằng Hacđi – Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen D = 0,3; d = 0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Dd là
A. 63 cá thể. B. 126 cá thể. C. 147 cá thể. D. 90 cá thể.
Câu 2: Một quần thể có tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là 0,2 và 0,8. Tỉ lệ phân bố kiểu gen
trong quần thể là
A. 0,64AA : 0,04Aa : 0,32aa. B. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
C. 0,04AA : 0,32Aa : 06,4aa. D. 0,04AA : 0,64Aa : 0,32aa.
Câu 3: Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A= 0,7;
a = 0,3; B = 0,4; b = 0,6. Biết các gen phân li độc lập. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aabb trong quần thể này là
A. 20,56%. B. 7,56%. C. 15,12% . D. 5,04%.
Câu 4: Ở một giống cây trồng, alen A quy định bông dài trội hoàn toàn so với alen a quy định bông ngắn, bông dài có giá trị kinh tế cao hơn nên nông dân thường loại bỏ cây bông ngắn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,54Aa : 0,1 aa. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán là
A. 0,3969AA : 0,4662Aa : 0,1369aa. B. 0,55AA : 0,3Aa :
0,15aa.
C. 0.49AA : 0,42Aa : 0,09aa. D. 0.495AA :
0,27Aa : 0,235aa.
Câu 5: Ở một loài rắn, độ độc của nọc độc được quy định bởi một gen 2 alen T và t, trong đó T quy định tính trạng nọc độc và trội không hoàn toàn so với t. Khảo sát một quần thể gồm 2000 cá thể người ta thấy 720 cá thể có nọc độc cực mạnh. Nếu coi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, số lượng cá thể có độ độc trung bình là
A. 960. B. 320. C. 640. D. 1280.
Câu 6: Ở người, răng khểnh do một cặp alen lặn (aa) nằm trên NST thường gây ra, alen trội A quy định răng thường, thuận tay phải do một alen trội B trên cặp NST thường khác quy định, alen lặn b quy định thuận tay trái. Cả hai tính trạng này đều thể hiện hiện tượng ngẫu phối và cân bằng di truyền qua các thế hệ. Trong một quần thể cân bằng người ta thấy tần số alen a là 0,2 còn tần số alen B là 0,7. Tỉ lệ người thuận tay phải và có răng khểnh trong quần thể nói trên là
A. 1,96%. B. 3,64%. C. 1,68%. D. 2,4%.
Câu 7: Một quần thể loài có thành phần kiểu gen ban đầu 0,3AA : 0,45Aa : 0,25aa. Nếu đào thải hết nhóm cá thể có kiểu gen aa thì qua giao phối ngẫu nhiên, ở thế hệ sau những cá thể có kiểu gen này xuất hiện trở lại với tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,09. B. 0,3. C. 0,16. D. 0,4.
Câu 8: Ở cừu, gen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen a quy định lông ngắn.
Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,4AA: 0,4Aa : 0,2aa. Vì nhu cầu lấy lông nên người ta loại giết thịt cừu lông ngắn. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán là
A. 0.5625AA; 0,375Aa : 0,0625aa. B. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
C. 0.625AA : 0,25Aa : 0,125aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 9: Ở một loài thực vật giao phấn, gen quy định chiều cao thân có 2 alen: A quy định cây cao, alen lặn tương ứng quy định cây thấp; gen màu sắc hoa cũng có 2 alen: B quy định hoa đỏ, alen lặn b quy định hoa trắng; kiểu gen Bb biểu hiện hoa màu hồng. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tần số A là 0,4 và B là 0,3. Trong quần thể này, tỉ lệ cây cao, hoa hồng là
A. 22,72%. B. 6,72%. C. 20,16%. D. 26,88%.
Câu 10: Ở 1 loài ngẫu phối, thế hệ xuất phát có 100 cá thể trong đó có 64 con cái có kiểu gen AA, 32 con cái có kiểu gen Aa, 4 con đực có kiểu gen aa. ở thế hệ F2 tỉ lệ kiểu gen Aa là
A. 5
26. B. 2
25. C. 35
72. D. 8
25. Bài tập nâng cao
Câu 11: Ở quần thể cá đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec có tỉ lệ cá màu xám : cá màu đỏ = 1 : 24. Nếu xảy ra hiện tượng giao phối có lựa chọn (chỉ có những con cùng màu mới giao phối với nhau) qua 2 thế hệ. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ hai? Biết gen quy định màu đỏ là trội hoàn toàn so với màu xám, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
A. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. B. 0.6856AA : 0,2286Aa : 0,0190aa.
C. 0.6666AA: 0,2667Aa : 0,0667aa. D. 0.6856AA : 0,2286Aa : 0,0857aa.
Câu 12: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) quy định được tìm thấy có 40% con đực và 16% con cái. số nhận xét không đúng là
(1) Tần số alen a ở giới đực là 0,4.
(2) Trong quần thể tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp là 48%.
(3) Trong số những con cái tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 24%.
(4) Trong quần thể tỉ lệ con cái có kiểu gen đồng hợp tử trội là 36%.
(5) Tần số alen A ở giới đực là 0,6.
(6) Không xác định được tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 13: Một quần thể của một loài động vật, xét một lôcut gen có hai alen A và a. ở thế hệ xuất phát (P), giới đực có 860 cá thể, trong đó có 301 cá thể có kiểu gen AA, 129 cá thể có kiểu gen aa. Các cá thể đực này giao phối ngẫu nhiên với các cá thể cái trong quần thể.
Khi quần thể đạt tới trạng thái cân bằng thì thành phần kiểu gen trong quần thể là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Biết rằng, tỉ lệ đực cái trong quần thể là 1 : 1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quần thể trên?
A. ở thế hệ (P), tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%.
B. ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 46%.
C. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1.
D. ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%.
Câu 14: Ở một loài thực vật giao phấn, gen quy định chiều cao thân có 2 alen: A quy định cây cao, alen lặn tương ứng quy định cây thấp; gen màu sắc hoa cũng có 2 alen: B quy định hoa đỏ, alen lặn b quy định hoa trắng; kiểu gen Bb biểu hiện hoa màu hồng. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tần số A là 0,4 và B là 0,3. Trong quần thể này, tỉ lệ cây cao, hoa hồng là
A. 22,72%. B. 26,88%. C. 6,72%. D. 20,16%.
Câu 15: Ở một quần thể động vật giao phối có tần số tương đối alen A và a tại một lôcut tương ứng là 0,3 và 0,7. Theo các nghiên cứu cho thấy, những cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ có tỉ lệ sống sót là 90% trong khi các cá thể có kiểu gen AA và Aa có tỉ lệ sống sót
là 100%. Tỉ lệ phần trăm các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử của quần thể động vật này ở thế hệ tiếp theo là bao nhiêu?
A. 42%. B. 43,52%. C. 44%. D. 56,48%.
Câu 16: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các NST thường khác nhau. Một quần thể F1 ở trạng thái cân bằng có 14,25% cây quả tròn, hoa đỏ : 4,75% cây quả tròn, hoa trắng : 60,75% cây quả dài, hoa đỏ : 20,25% cây quả dài, hoa trắng. Cho các cây quả dài, hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 8 quả dài, hoa đỏ : 1 quả dài, hoa trắng. B. 13 quả dài, hoa đỏ : 3 quả dài, hoa trắng.
C. 3 quả dài, hoa đỏ : 1 quả dài, hoa trắng. D. 15 quả dài, hoa đỏ : 1 quả dài, hoa trắng.
Câu 17: Trong quần thể ngẫu phối cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,4; a = 0,6; B = 0,7; b = 0,3. Các gen phân li độc lập, trội lặn không hoàn toàn, không có đột biến. Có mấy nhận xét đúng?
(1) Quần thể có 4 kiểu hình và 10 kiểu gen.
(2) Số cá thể có kỉểu gen AaBb chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
(3) Số cá thể có kiểu gen aaBB chiếm tỉ lệ ít nhất.
(4) Kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm 0,5824.
(5) Kiểu gen aabb chiếm 0,0324.
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 18: Thế hệ xuất phát của quần thể có tần số kiểu gen ở giới đực là 0,1 AA: 0,2 Aa : 0,7 aa giới cái 0.36AA : 0,48Aa : 0,16 aa. Sau một thế hệ ngẫu phối
A. quần thể đạt cân bằng. B. tỉ lệ kiểu gen dị hợp là 56%.
C. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội 16%. D. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn là 28%.
Câu 19: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, người ta phát hiện gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ hai có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 30 kiểu gen về hai gen này. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
(1) Có 6 kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp alen trên.
(2) Gen thứ hai có 6 kiểu gen dị hợp.
(3) Hai gen này cùng nằm trên một cặp NST thường.
(4) Gen thứ hai nằm trên NST X ở đoạn tương đồng với NST Y.
(5) Có 216 kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể.
(6) ở giới XX có 9 loại kiểu gen đồng hợp.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 20: Một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn nghiêm ngặt có A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 100% cá thể đều có kiểu hình trội, quá trình tự thụ phấn liên tục thì đến đời F3 thấy có tỉ lệ kiểu hình là 43 cây hoa đỏ : 21 cây hoa trắng. Trong số cây (P) nói trên, tỉ lệ cây thuần chủng là bao nhiêu?
A. 1
3. B. 1
2. C. 1
4. D. 1
6.
Câu 21: Ở một quần thể ngẫu phối, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,4 AaBb : 0,2 Aabb : 0,2 aaBb : 0,2 aabb. Theo lý thuyết ở F1 có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?
(1) Số cá thể mang một trong hai tính trạng trội chiếm 53%.
(2) 10 loại kiểu gen khác nhau.
(3) Số cá thể mang hai tính trạng trội chiếm 27%.
(4) Số cá thể dị hợp về hai cặp gen chiếm 31%.
A. 4. B. 1, C. 2. D. 3.
Câu 22: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ, alen a quy định quả vàng. Một vườn cà chua gồm 1250 cây có kiểu gen AA, 1000 cây có kiểu gen Aa và 250 cây có kiểu gen aa. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Khi cho các cây cà chua giao phấn tự do với nhau, thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là
A. 91% quả đỏ : 9% quả vàng. B. 70% quả đỏ : 30% quả vàng.
C. 9% quả đỏ : 91% quả vàng. D. 30% quả đỏ : 70% quả vàng.
Câu 23: Ở người, gen quy định nhóm máu có 3 alen: IA, IB, IO. Khảo sát một quần thể cân bằng di truyền có 4% người có nhóm máu o, 21% người có nhóm máu B. Xét một gia đình trong quần thể trên: một người đàn ông mang nhóm máu B có em trai mang nhóm máu O, bố mẹ đều có nhóm máu B. Người đàn ông trên kết hôn với người vợ có nhóm máu B trong quần thể trên. Cặp vợ chồng này sinh được một người con có nhóm máu B, xác suất để đứa con có kiểu gen dị hợp là
A. 16,3%. B. 47,4%. C. 42,9%. D. 39,3%.
Câu 24: Cuống lá dài của cây thuốc lá do một gen lặn quy định. Nếu trong một quần thể tự nhiên có 49% các cây thuốc lá cuống dài, khi laỉ phân tích các cây thuốc lá cuống ngắn của quần thể này thì xác suất có con lai đồng nhất ở F1 là bao nhiêu?
A. 30%. B. 17,7%. C. 51%. D. 82,4%.
Câu 25: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong trong một quần thể cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Xác suất để họ sinh con máu O là
A. 11,11%. B. 16,24%. C. 18,46%. D. 21,54%.
Câu 26: Ở người, gen quy định nhóm máu có 3 alen: IA, IB, IO. Khảo sát một quần thể cân bằng di truyền có 4% người có nhóm máu o, 21% người có nhóm máu B. Xét một gia đình trong quần thể trên: một người đàn ông mang nhóm máu B, em trai mang nhóm máu o, bố mẹ đều có nhóm máu B. Người đàn ông trên kết hôn với người vợ có nhóm máu B. Cặp vợ chồng này sinh được một người con có nhóm máu B, xác suất để đứa con có kiểu gen dị hợp là
A. 16,3%. B. 47,4%. C. 42,9%. D. 39,3%.
Câu 27: Ở một loài động vật, gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng. Có hai quần thể đang cần bằng di truyền, quần thể 1 có tần số A là 0,3;
quần thể 2 có tần số A là 0,7. Cho các cá thể đực của quần thể 1 giao phối với các cá thể cái của quần thể 2 tạo thành quần thể mới. Có thể dự đoán:
A. tỉ lệ cá thể mang alen lặn của 2 quần thể bằng nhau.
B. trong quần thể mới tỉ lệ các cá thể đồng hợp bằng tỉ lệ các cá thể dị hợp.
C. lấy một cá thể lông vàng của quần thể mới, xác suât cá thê này mang alen lặn là 1
3. D. tỉ lệ cá thể đồng hợp lặn của quần thể 1 nhỏ hơn của quần thể 2.
ĐÁP ÁN
1–B 2–C 3–C 4–C 5–A 6–B 7–A 8–A 9–D 10–C
11–C 12–D 13–A 14–B 15–D 16–A 17–B 18–B 19–B 20–C
21–B 22–A 23–B 24–B 25–C 26–B 27–B