Mở rộng phạm vi phay cần thiết kế thêm bộ kẹp dao như sau :

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo đồ gá để thêm chức năng phay cho máy tiện HQ500 tại xưởng cơ khí trường đại học nha trang (Trang 108 - 116)

1)trục chính của máy phay ; 2)then đầu có lỗ ren; 3)thân dao ; 4)lưỡi cắt ; 5)bulông rút tạo lực kẹp

Sử dụng dao phay ngón:

Chương 4 :

THỬ NGHIỆM VÀ HOÀN CHỈNH ĐỒ GÁ

Sau khi thiết kế chế tạo các chi tiết quan trọng: Trục chính đầu phân độ, thân đầu phân độ, đĩa chia… Các chi tiết phụ như: Ổ lăn, trục vít-bánh vít ta tính chọn và mua ngoài thị trường.

Tiến hành lắp đồ gá theo bãn vẽ lắp. Kiểm tra sơ bộ sự truyền động của đồ gá. Cuối cùng là lắp lên máy tiện và cho chạy thử. Quá trình thử nghiệm cần kiểm tra các thông số sau:

Kiểm tra độ song song của mặt đáy so với tâm lỗ:

Để thực hiện phương pháp đo này ta rà đầu đo của đồng hồ so trên chiều dài chuẩn đo (cho đầu đo tiếp xúc với đường sinh cao nhất), chi tiết kiểm tra được định vị bằng bề mặt đáy (mặt chuẩn). Độ lệch kim đồng hồ chính là độ không song song của tâm lỗ và mặt đáy cần đo.

Hình 4.1 Sơ đồ kiểm tra độ song song giữa mặt đáy với đường tâm lỗ

Kiểm tra độ đảo hướng tâm của trục :

Độ đảo hướng tâm của trục là sai lệch giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất kể từ thiết diện thực của bề mặt chi tiết cho đến tiết diện quay quanh trục chuẩn, đo trên tiết diện vuông góc với trục quay.

Phương pháp đo này thực hiện giống với phương pháp đo độ song song giữa mặt đáy với đường tâm lỗ trục chính. Chỉ khác ở chỗ đầu đo không chuyển vị trên chiều dài đo mà trục chính quay để thực hiện đo theo tiết diện mặt cắt ngang vuông góc với trục quay.

Hình 4.2 Sơ đồ kiểm tra độ đảo hướng tâm của trục.

Kiểm tra độ phẳng của mặt đáy:

Đặt đầu phân độ lên bàn máp, bề mặt đáy là bề mặt định vị. Khi đó ta kiểm tra xem có các khe hể trên bàn máp hay không. Từ đó đánh giá được chất lượng độ phẳng. Hoặc rải lên bàn máp một ít bột màu để kiểm tra.

Sau khi kiểm tra xong nếu thấy sai số không đảm bão theo yêu cầu của bãn vẽ thì tiến hành kiểm tra và gia công lại các bề mặt làm việc của đồ gá.

Kiểm tra độ đồng tâm của hai lỗ:

Độ đồng tâm của hai lỗ (bên phải và bên trái) của chi tiết thân đầu phân độ được kiểm tra bằng trục gá 1, bạc 5 và đồng hồ so 2. Trục gá 1 được lắp vào lỗ bên trái còn bạc 5 lắp vào lỗ bên phải. Đồng hồ so 2 được gá trên trục gá 1 và khi quay trục

gá 1 cùng đồng hồ so 2 một vòng quanh bạc 5, độ lệch của kim đồng hồ so 2 là độ không đồng tâm của hai lỗ.

Độ vuông góc giữa mặt đầu và lỗ được kiểm tra bằng đồng hồ so 4 khi quay đồng hồ này được gá trên trục gá 1 và được quay cùng trục gá một vòng. Độ lệch của kim đồng hồ chính là độ không vuông góc của mặt đầu cần đo so với tâm lỗ.

Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá:

Sai số chế tạo đồ gáct: là độ không chính xác của các cơ cấu định vị của đồ gá và của cơ cấu dẫn hướng.

Ta có công thức tính sai số gá đặt:

Sai số chế tạo đồ gáct: là độ không chính xác của các cơ cấu định vị của đồ gá và của cơ cấu dẫn hướng.

Ta có công thức tính sai số gá đặt : gdckdog

Công thức trên có thể viết dưới dạng:

gdckctmñc Trong đó gd- sai số gá đặt ct- Sai số chế tạo đồ gá m- sai số mòn đồ gá dc- sai số điều chỉnh đồ gá. c- sai số chuẩn. k- sai số kẹp chặt a. Sai số chuẩn c:

Chuẩn định vị trùng với chuẩn đo nên c = 0 b. Sai số kẹp chặt k:

Phương kẹp chặt vuông góc với kích thước thực hiện nên k = 0 c. Sai số điều chỉnh dc:

Trong thực tế người ta lấy sai số điều chỉnh từ 5-10 µm. chọn dc = 10 µm d. Sai số gá đặt gd:

         5 1 3 1 gd ; Chọn [gd] = 3 1  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với - Dung sai kích thước ảnh hưởng đến độ chính xác nguyên công đang gia công

Ta lấy dung sai chế tạo cho nguyên công phay bánh răng, bề mặt định vị là bề mặt trụ trong 220.03 => miền dung sai  = 0.06 (mm)

=> [gd]= 0.06 3 1 = 0,02 (mm) = 20 µm e. Sai số do mònm:

- Sai số mòn của đồ gá được xác định theo công thức gần đúng: m=  N .

Với: N - Số lượng chi tiết gá đặt trên đồ gá; N= 350 chiếc/năm  - hệ số phụ thuộc vào cơ cấu định vị và điều kiện tiếp xúc,  = 2 => m= 0,4. 350= 7,5 (µm)

Suy ra ct= ( 2 2 2 2 ) 2 ] [gdckmdc = 202(007,52 102)  15,6 µm Sai số đồ gá: dg2ct2m2dc = 15,62 7,52 102  20 µm Vậy sai số chế tạo của đồ gá là dg≤ 20 µm

Yêu cầu kĩ thuật của đồ gá:

- Độ không song song của mặt định vị so với đáy đáy đồ gá ≤16 µm - Độ không tròn bề mặt làm việc của đồ gá ≤ 80 µm

- Sai số chế tạo của đồ gá ≤ 20 µm

- Độ vuông góc giữa bề mặt lắp ghép thân đồ gá và ổ đỡ ≤20 µm Các yêu cầu của cơ cấu kẹp chặt.

- Làm việc chắc chắn chính xác. - Kết cấu đơn giản.

- Làm việc thuận tiện.

- Không làm cho phôi được kẹp chặt bị biến dạng hoặc làm cho hư hại bề mặt của nó.

- Khi kẹp chặt hoặc tháo lỏng tốn ít sức và thời gian của công nhân. - Bảo đảm lực kẹp đồng đều.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

I.Nhận xét: Qua quá trình nghiên cứu và tiềm hiểu thì đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế chế tạo đồ gá để thêm chức năng phay cho máy tiện HQ500 tại xưởng cơ khí trường Đại Học Nha Trang”.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo đồ gá để thêm chức năng phay cho máy tiện HQ500 tại xưởng cơ khí trường đại học nha trang (Trang 108 - 116)