MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÔNG SỐ TRONG HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN –

Một phần của tài liệu Lý thuyết kiểm định ô tô (Trang 31 - 35)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA ÔTÔ

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÔNG SỐ TRONG HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN –

1. Mối quan hệ giữa các thông số trong hệ thống chẩn đoán

Trạng thái kỹ thuật của các cơ cấu (các thông số) quyết định khả năng làm việc của chúng trong quá trình vận hành. Sau một thời gian làm việc các thông số bị thay đổi từ trị số tiêu chuẩn (trị số tối ưu) đến trị số giới hạn cho phép. Việc xác định trạng thái kỹ thuật của ôtô không đòi hỏi phải tháo rời các cụm chính là việc xác định xu hướng thay đổi các thông số đó, các thay đổi này bao giờ cũng thể hiện ra những triệu chứng bên ngoài. Thí dụ: những rung động, thay đổi về độ kín, nhiệt độ, áp suất, độ dơ… Hầu hết các thể hiệân đều có thể dùng làm cơ sở chẩn đoán. Một số các thể hiện khác biểu thị thông qua quá trình (như nhiệt độ, độâ rung động…). Các dấu hiệu này đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của riêng từng yếu tố của tổng thành. Một số những dấu hiệu có thể đo được khi cụm hoặc tổng thành không làm việc (độ dơ, độ đảo…).

TÀI LIỆU CHIA SẺ TRÊN DIỄN ĐÀN WWW.OTO-HUI.COM

Mỗi đối tượng chẩn đoán có rất nhiều thông số kết cấu, đồng thời cũng có rất nhiều thông số chẩn đoán. Muốn lập mối quan hệ giữa các thông số chẩn đoán người ta phải xác định các hư hỏng, tìm thông số chẩn đoán bằng cách lập sơ đồ điều tra kết cấu như hình vẽ sau giới thiệu cách lập mối quan hệ giữa thông số kết cấu với triệu chứng và thông số chẩn đoán .

Đối tượng

Phần tử

Thoâng soá keát caáu

Hư hỏng

Triệu chứng

Thoâng soá chẩn đoán

Hình 3.Mô hình quan hệ điều tra kết cấu giữa thông số kết cấu, triệu chứng và thông số chẩn đoán của nhóm xi lanh - piston

Ô tô là tổng hợp của nhiều cụm, nhiều hệ thống, tổng thành … rất phức tạp và quan hệ giữa thông số kết cấu và thông số chẩn đoán là quan hệ hỗn hợp.

Với những kết cấu đơn giản là mối quan hệ đơn (một giá trị kết cấu có một giá trị chẩn đoán)

Nhóm xilanh - piston

Xi lanh Xec maêng Piston

Khe hở giữa xi lanh-piston

- Khe hở miệng - Khe hở cạnh - Lực bung

- Khe hở rãnh piston

- Khe hở piston xi lanh

Tăng khe hở - Tăng khe hở - Giảm lực bung

Tăng khe hở

Khí cháy lọt xuống cácte, dầu nhờn xục lên buồng cháy, áp suất cuối tầm nén giảm

- Lưu lượng khí cháy lọt xuống cácte - Đo tiêu hao dầu nhờn

- Đo áp suất cuối tầm nén

TÀI LIỆU CHIA SẺ TRÊN DIỄN ĐÀN WWW.OTO-HUI.COM

Với những kết cấu phức tạp hoặc có quan hệ đan xen lẫn nhau như thông số kết cấu là mòn xéc măng có thể có nhiều thông số chẩn đoán như: giảm áp suất cuối tầm nén, dầu nhờn sục lên buồng cháy làm khói xả đen, khí cháy lọt xuống các te tăng… Hoặc có khi một thông số chẩn đoán như: giảm áp suất cuối tầm nén lại liên quan đến nhiều thông số kết cấu như: mòn xéc măng – xi lanh, kênh xupáp, hở gioăng đệm nắp máy… .

Để giải những bài toán phức tạp này người ta lập các ma trận chẩn đoán hoặc các máy tính điện tử trợ giúp.

2. Quá trình chung của chẩn đoán kỹ thuật a) Khái niệm

Quá trình chung của chẩn đoán kỹ thuật bao gồm:

- Chương trình chẩn đoán - Đo các thông số chẩn đoán - Xử lý các thông tin

- Đánh giá kết quả chẩn đoán.

Trong đó chương trình chẩn đoán chính là nội dung của chẩn đoán. Nội dung của chẩn đoán phải thể hiện được nhiều nhất trạng thái kỹ thuật của tổng thành, cụm, của xe với chi phí hợp lý. Nội dung của chẩn đoán có thể thực hiện trên bệ thử hoặc khi xe đang hoạt động.

Thông qua nội dung chẩn đoán hợp lý sẽ đánh giá đúng các hư hỏng của xe .

Đo các thông số chẩn đoán bằng các bộ cảm biến, các đầu đo khác nhau như: điện từ, thủy lực, thuỷ khí…

Thường người ta dùng hai loại: loại gắn cố định với các bộ phận cần đo trên xe như: cảm biến đo nhiệt độ nước làm mát, áp suất dầu bôi trơn, áp suất bình chứa khí nén, đo tốc độ gió ở họng nạp…; loại cảm biến chỉ gắn vào xe khi dùng thiết bị đo như: góc đánh lửa của động cơ, góc phun sớm, tốc độ quay của trục khuỷu…

Các thông tin nhận được từ các bộ cảm biến phải được truyền về bộ tiếp nhận, khuếch đại thông tin, lọc nhiễu… và đến bộ xử lý kết quả đo.

Bộ xử lý thiết bị đo làm việc theo nguyên tắc: so sánh giá trị đo với giá trị tiêu chuẩn chẩn đoán. Nếu kết quả đo nằm trong phạm vi tiêu chuẩn thì xe được phép sử dụng đến đợt kiểm tra sau, nếu vượt quá phạm vi tiêu chuẩn thì xe phải vào bảo dưỡng sửa chữa.

b) Các quá trình chẩn đoán kỹ thuật

Các tổng thành, ôtô và một số đối tượng chẩn đoán phức tạp. Để chẩn đoán tốt tình trạng kỹ thuật của nó người ta có thể sử dụng các phương pháp như:

TÀI LIỆU CHIA SẺ TRÊN DIỄN ĐÀN WWW.OTO-HUI.COM

- Quá trình chẩn đoán theo phương pháp tổng hợp - Quá trình chẩn đoán theo phương pháp phân tích - Dùng thuật toán chẩn đoán

Nói chung các quá trình chẩn đoán theo phương pháp nào cũng cần phải dùng các bộ cảm biến, theo phương pháp tổng hợp dùng nhiều bộ cảm biến nhiều chức năng khác nhau, theo phương pháp phân tích thì mỗi bộ cảm biến đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau…

Khi chẩn đoỏn chuyờn sõu hoặc tổng hợp, cỏc bộù cảm biến sẽ nhận thụng tin qua cỏc thay đổi về thông số kết cấu thể hiện bởi các triệu chứng, rồi đưa đến bộ xử lý, khuếch đại, lọc nhiễu, so sánh và đưa ra kết quả chẩn đoán.

Hiện nay dùng nhiều quá trình chẩn đoán theo phương pháp tổng hợp: dùng nhiều bộ cảm biến và trợ giúp của máy tính điện tử để nhận và xử lý thông tin rồi thông báo kết quả chẩn đoán trên màn hình hiển thị.

TÀI LIỆU CHIA SẺ TRÊN DIỄN ĐÀN WWW.OTO-HUI.COM

Chửụng IV

Một phần của tài liệu Lý thuyết kiểm định ô tô (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)