Về vị thuốc Ý dĩ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng hai vị thuốc Ý dĩ và Thỏ ty tử tại một số cở sở y học cổ truyền (Trang 53 - 57)

Dược điển Việt Nam IV mô tả vị thuốc Ý dĩ là hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, dài 5 - 8 mm, đường kắnh 2 - 5 mm. Mặt ngoài màu trắng hay trắng ngà, hơi bóng, đôi khi còn sót lại những mảnh vỏ quả màu đỏ nâu. Mặt trong có rãnh hình máng, đôi khi còn sót lại vỏ, ở đầu rãnh có một chấm màu nâu đen. Đôi khi nhìn rõ vết của cuống quả. Rắn chắc. Chỗ vỡ màu trắng ngà, có

nghiên cứu rất ắt nội nhũ và hầu như bị đen, phôi rất ngắn khác với yêu cầu của Dược điển là nội nhũ chiếm phần lớn và màu trắng, phôi dài.

Trong những dược liệu mà thành phần chủ yếu là tinh bột như hoài sơn, ý dĩ, liên nhụcẦ thì hình ảnh các hạt tinh bột là một đặc điểm đặc trưng cho mỗi dược liệu khi nhận biết. Mẫu Ý dĩ số 2 và 10 soi bột có nhiều hạt tinh bột hình đĩa, một số hạt hình nhẫn, đường kắnh 2 - 21 ộm, rốn thường phân nhánh hình sao như mô tả của DĐVN IV và tương tự mẫu chuẩn. Các mẫu còn lại có những hạt tinh bột có kắch thước lớn hơn, rốn sâu. Riêng mẫu số 7 có các hạt tinh bột thấy rõ vân tăng trưởng đồng tâm, mẫu số 14 thấy đa số là hạt tinh bột hình đa giác rất khác lạ.

Về kết quả sắc ký lớp mỏng, Theo yêu cầu của DĐVN và DĐTQ trong cùng một điều kiện thử các mẫu thử phải có cùng số vết, Rf, màu sắc và diện tắch nhý các vết của mẫu chuẩn. Kết quả với 15 mẫu nghiên cứu thì 14 mẫu (trừ mẫu 4) đều thiếu 1 vết ở khoảng cách Rf = 0,32; Mẫu 2, 3, 5, 6 chỉ có 1 vết ở Rf = 0,45; Mẫu 1 có 1 vết đúng và thêm 1 vết lạ. Đặc biệt có mẫu số 7 không có vết gì.

Trong nghiên cứu hóa thực vật, hình ảnh sắc ký lớp mỏng như là ỘDấu vân tayỢ cho mỗi loài dược liệu làm thuốc. Mỗi một vết được thể hiện như 1 nhóm hoạt chất có trong dược liệu, một khi thiếu hoặc thừa vết coi như mẫu đó không đúng về chỉ tiêu định tắnh bằng SKLM vì có thể là không đủ thành phần hoạt chất hoặc có thêm chất lạ. Với kết quả soi bột chỉ có mẫu số 2 và

10 có đặc điểm bột giống như mẫu chuẩn nhưng SKLM lại không đủ vết. Như vậy đến đây cũng có thể tạm cho là mẫu 2 và mẫu 10 đúng là ý dĩ nhưng kém chất lượng.

Đối với chỉ tiêu định lượng, quy định hàm lượng chất chiết được phải lớn hơn 5,5 %. Trong 15 mẫu nghiên cứu có hàm lượng chất chiết được thấp nhất là 1,51 %, mẫu cao nhất 3,54 %, trong khi đó mẫu của Trung Quốc là 6,25. Như vậy phản ánh rất rõ chất lượng của vị thuốc Ý dĩ mà chúng tôi thu thập ở các cơ sở.

Vấn đề về vị thuốc Ý dĩ qua nghiên cứu chúng tôi thấy gần như sai so với quy định. Liệu có phải có loài Ý dĩ nào khác đang được dùng không? Theo tập tuyển chọn những cây thuốc ở VN quyển 1, loài Ý dĩ (Coix lacryma-jobi L.) được làm thuốc có 2 thứ là Coix lacryma-jobi L.var.mayuen

Stapf. (như DĐTQ) và Coix lacryma-jobi L.var.susudama Honda. Ngoài ra, còn có loài Ý dĩ hoang dại được chia làm 3 thứ: Coix lacryma-jobi L.var. stenocarpa, Coix lacryma-jobi L.var. monilifera và Coix lacryma-jobi L.var.puellarum. Nhìn chung hình dáng của chúng giống loài được trồng trọt nhưng hạt không có nhân [30].

Theo Trung tâm dữ liệu Việt Nam, giới thiệu chi Coix có 4 loài là:

- Coix aquatica Roxb.

Tên khác: Coix lacryma-jobi L. form. aquatica (Roxb.) Back. - Coix chinensis Todaro ex Balansa (Bo bo; Ý dĩ).

Tên khác: Coix mayuen Romanet, *Coix lacryma-jobi L. var. mayuen (Romanet) Stapf, Coix lacryma-jobi L. ssp. mayuen ( Romanet) T. Koyama. - Coix gigantea Roxb. ()Nga núi

Tên khác: Coix lacryma jobi var. gigantea (Roxb.) Hook. - **Coix lacryma-jobi L. (Cườm gạo; Bo bo nếp; Ỹ dĩ nhọn).

Tên khác: Coix lacryma L., Coix agrestis Lour., Coix puellarum Bal., Coix lachrymal-jobi var. puellarum (Bal.) E. & A. Camus.

Coix lachryma-Jobi L. Coix lacryma - Jobi

L.var.mayuen Stapf.

Mẫu Ý dĩ nghiên cứu

Hình 4.2 Hình ảnh các loại Ý dĩ

Như vậy, mẫu hạt Ý dĩ của các cơ sở thu thập được có thể là hạt cao lương chỉ được sử dụng làm lương thực chăng? Vậy loại hạt giống Ý dĩ này liệu có tác dụng dược lý không? Đến nay chưa có tài liệu nào đề cập đến.

Ngoài ra, 10/15 mẫu hay 66,67 % mẫu Ý dĩ nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn về độ ẩm. Cho thấy nguy cơ nhiễm nấm mốc và vi khuẩn cao, dược liệu dễ hỏng, không sử dụng được. Các mẫu nghiên cứu đều được lấy từ các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc YHCT nhưng vẫn có độ ẩm cao và không đạt tiêu chuẩn, nguyên nhân chắnh không đạt là do điều kiện bảo quản dược liệu.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng hai vị thuốc Ý dĩ và Thỏ ty tử tại một số cở sở y học cổ truyền (Trang 53 - 57)