CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC ĐÁ VÔI
1.5. Các lo ại vật liệu nổ được sử dụng trong công tác nổ mìn t ại các mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng v ùng Lai Châu
Với đặc thù của các mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng khu vực Lai Châu chủ yếu là các mỏcó sản lượng vừa và nhỏ, công tác khai thác nằm trên mực nước tự chảy. Nên các mỏchủyếu dùng các loại vật liệu nổcông nghiệp do các nhà máy trong nước sản xuất.
Thuốc nổ:
Đối với các mỏ áp dụng phương pháp nổ mìn lỗkhoan con d = 36 ÷ 42 mm, sử dụng thuốc nổ Amônit phá đá – AD1, nhũ tương – NT13 loại đường kớnh ỉ=32mm. Đối với cỏc mỏ ỏp dụng phương phỏp nổ mỡn lỗ khoan cú đường kính d= 75 ÷ 105 mm thường sửdụng thuốc nổSôfanit AFST–15 loại hạt. Khi thi công nạp mìn các lỗ khoan có nước, lỗ khoan thường được thổi khô bằng khí nén, sau đó phía dưới nạp thuốc nổ chịu nước NT13 phía trên nạp thuốc nổAFST–15 hoặc thuốc nổAnfo.
Đặc tính kỹthuật của thuốc nổAD1.
- Độgiãn nởbom chì ( uy lực): 350 ÷ 380 ml - Độnén trụchì (độ mạnh ): 13 ÷ 15 mm - Khoảng cách truyền nổ: 4 ÷ 6 cm - Mật độnhồi thuốc: 0,95 ÷ 1,10 g/m3
- Lượngẩm: 0,4 %
Đặc tính kỹthuật của thuốc nổANFO.
- Độgiãn nởbom chì ( uy lực): 320 ÷ 330 ml - Độnén trụchì (độ mạnh ): ≥ 15 mm
- Tốc độnổ: 3.500 ÷ 4.500 m/s
- Mật độnhồi thuốc: 0,80 ÷ 0,95 g/m3 Phương tiện nổ:
Chủyếu sửdụng các loại phương tiện nổsản xuất ở Việt Nam như; kíp
điện số 8, kíp đốt số8, kíp nổ phi điện vi sai, dây nổ.
Đặc tính kỹthuật kíp nổ phi điện vi sai.
- Đường kính kíp nổ: 7,1 mm - Đường kính dây dẫn nổ: 3mm - Cường độnổ: Số8
- Độbền của dây dẫn nổ: ≥ 18 kg Loại kíp nổ phi điện dùng trên mặt đất.
- Màu sắc dây dẫn: màu vàng
- Chiều dài dây dẫn nổ: 3; 6; 9; 12 m
- Thời gian chậm danh định: 17; 25; 42; 100ms Loại kíp nổ phi điện dùng xuống lỗ:
- Màu sắc dây dẫn: màu đỏ
- Chiều dài dây dẫn nổ: 3; 6; 9; 12; 18; 21; 24 m - Thời gian chậm danh định: 200; 400; 600 ms
Khối lượng thuốc nổ sử dụng hàng năm trên địa bàn Lai Châu vào công tác khai thác đá năm sau cao hơn năm trước, nhằm đáp ứng cho nhu cầu khai thác đá ngày càng phát triển trên địa bàn khu vực. Loại thuốc nổsửdụng chủ yếu là AD1 và Nhũ tương NT13 loại đường kớnh ỉ32, phự hợp với cụng tác nổ mìn lỗ khoan con đường kính lỗ khoan d = 36 ÷ 46 mm là công nghệ nổ mìn chính trong các mỏ khai thác đá xây dựng với quy trình khai thác thủ công và bán thủcông.
- Năm 2009: Khối lượng thuốc nổsửdụng là: 2.427.433 kg - Năm 2010: Khối lượng thuốc nổsửdụng là: 3.381.269 kg - Năm 2011: Khối lượng thuốc nổsửdụng là: 3.983.052 kg - Năm 2012: Khối lượng thuốc nổsửdụng là: 3.717.910 kg - Năm 2013: Khối lượng thuốc nổsửdụng là: 4.345.393 kg - Năm 2014: Khối lượng thuốc nổsửdụng là: 4.585.924 kg
Nhận xét: Tại khu vực các mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng vùng Lai Châu, các mỏ thường có sản lượng khai thác nhỏ từ 20.000 ÷ 150.000 m3/năm được áp dụng quy trình khai thác thủ công, bán thủ công, hoặc quy trình khai thác cơ giới. Công tác kỹ thuật khai thác tại các mỏ thường không được chú trọng, thiết bị khai thác lạc hậu, đầu tư chắp vá, không đồng bộ.
Công tác khoan nổmìn tại các mỏ chủyếu sửdụng lỗ khoan có đường kính d= 36 ÷ 105 mm kết hợp với phương pháp nổ mìn bằng điện với kíp nổ điện tức thời hoặc dây nổ; phương pháp nổ mìn vi sai qua hàng với kíp nổ điện vi sai, hoặc dây nổkết hợp với kíp nổ điện vi sai. Cảkhu vực chỉ có một mỏ thuộc Công ty TNHH số10 Lai Châu đã áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai lần lượt từng lỗmột, sửdụng phương tiện nổ vi sai phi điện.
- Thuốc nổ được sử dụng theo cảm quan, và phụ thuộc vào đường kính lỗkhoan, chủyếu sử dụng loại thuốc nổnhũ tương NT- 13 hoặc Amonit phá đá số1 - AD1 với đường kính thỏi thuốc= 32 ÷ 80 mm.
- Các phương pháp nổ mìn áp dụng mang tính truyền thống, kế thừa, chưa được nghiên cứu tính toán cụ thể hợp lý. Việc áp dụng các sơ đồ vi sai và thời gian vi sai còn theo cảm tính chưa có cơ sở khoa học, còn rất tuỳtiện nên hiệu quảnổmìn chưa được tốt.
- Tuy một số mỏ đã bắt đầu ứng dụng các phương pháp nổ mìn tiên tiến vào sản xuất nhưng các thông số nổ mìn, sơ đồ mạng lưới lỗ khoan chưa được tính toán áp dụng phù hợp với từng phương pháp nổ mìn, chỉ tiêu thuốc nổvà mức độ đập vỡ lựa chọn chưa có cơ sở. Vì vậy chất lượng đập vỡkhông tốt, lãng phí công tác khoan và chi phí thuốc nổ, làm giảm năng suất thiết bị xúc bốc và nghiền sàng.
- Hầu hết các mỏ chưa quan tâm tới việc phân loại, phân vùng đất đá cần phải nổ mìn, chưa quan tâm xác định chính xác đặc điểm địa chất, tính chất cơ lý đá. Kỹ thuật công tác khoan nổ mìn chưa được đầu tư chú trọng thích đáng.
- Các mỏ chưa quan tâm đến việc lựa chọn loại chất nổ phù hợp với tính chất cơ lý của đá, điều kiện khai thác của mỏ, trạng thái lỗ khoan ( có nước hay không? vv…).
Trên đây là những tồn tại cơ bản của công tác nổ mìn ở các mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng vùng Lai Châu, đòi hỏi cần phải được chú trọng đầu tư thích đáng về thiết bị, công tác kỹthuật cũng như đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác dụng có hại đối với môi trường xung quanh.
CHƯƠNG 2