CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP- CÁC LOẠI CHẤT NỔ ĐANG ĐƯỢC CUNG ỨNG VÀ S Ử DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN LAI CHÂU
2.2. Các loại thuốc nổ̉ đang sử dụng trên địa bàn tỉnh lai châu
2.2.1. Chất nổ có thành phần chính là Amon Nitrat
2.2.1.1. Thuốc nổ Amônit phá đá số 1: do các công ty Hoá chất của Bộ Quốc phòng sản xuất. Thành phần của thuốc nổ này là:
Amôn Nitrat : 82 %
TNT : 14 %
Bột gỗ : 4 %
Các thông số kỹ thuật như sau :
Sức công phá : 350 - 360 cm3 Sứcnén trụ chì : 13 - 15 mm Mật độ thỏi thuốc : 0,95 - 1,1 g/cm3 Khoảng các truyền nổ (min): 4 cm
Độ nhạy va đập: 12- 24 %
Thời hạn bảo đảm. 6 tháng
Amônít AD1 chủ yếu được bao gói thành thỏi có đường kính 32 mm khối lượng 200 gam, ngoài ra có thểbao gói theo quy cách của khách hàng yêu cầu.
Thuốc nổ AD1 chủ yếu được sử dụng để nổ mìnở các công trường đá hay các mỏ khai thác lộ thiên,không sử dụng trong hầm lò. AD1 là thuốc nổ không chịu nước nên chỉ sử dụng ở những lỗ khoan không có nước, nếu có vỏ bọc chịu nước tốt thì có thể sử dụng được ở những nơi có nước. AD1 kích nỏ trực tiếp bằng kíp nổ số 8 hoặc dây nổ.
2.2.1.2. Thuốc nổ ANFO dạng hạt:
ANFO là hỗn hợp của những hạt Amôn Nitrat dạng xốp (AN) với dầu Diezel (fuel oil - FO) theo một tỷ lệ hợpthức 94/6 %. Hỗn hợp này tạo ra thuốc nổ có cân bằng ôxy gần bằng không và nổ hiệu quả trong quá trình khai thác mỏ.
Thuốc nổ ANFO doTổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin (gọi tắt là MICCO) sản xuất có thành phần:
+ Amôni Nitrat: 94 %
+ Dầu Diezel: 6%
Các đặc tính nổ:
+ Tỷ trọng riêng đổ đống g/cm3: 0,8 - 0,9 + Tỷ trọng nổ tối ưu g/cm3: 1,1 -1,2
+ Tốc độ nổ km/ sec: 4,1 - 4,2 + Năng lượng hiệu quả KJ /kg: 3.720
+ Sức nổ cm3: 320 - 330
+ Sức nén trụ chì mm (trongống thép): ≥ 15
Tỷ lệ phối trộn giữa các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng thuốc nổ ANFO được chỉ ra như bảng sau đây:
Chuẩn bị ANFO
Thành phần dầu
Năng lượng
bịtriệt tiêu Hiệu quảnổ
Cân bằng ô xy 5,7% Không Tốt nhất
Thiếu dầu
5,0%
4,0%
3,0%
5,3%
12,1%
20,0%
Quá nhiều ô xy trong quá trình nổ, năng lượng bị thất thoát, có khả năng tạo ra khí Ni-tơ Ô-xít có khói màu vàng
Thừa dầu
7,0%
8,0%
9,0%
1,5%
2,9%
4,9%
Thiếu ô xy trong quá trình nổ, sẽ bị mất năng lượng với % dầu cao sẽ sinh ra khói đen.
Thuốc nổANFO chỉ sử dụng ở những lỗ khoan khô, đường kính lớn (từ 50 mm trở lên) vàở các khai trường khai thác lộ thiên, không sử dụng trong các hầm lò có khí và bụi nổ.
Thuốc nổ ANFO không nhạy nổ với các phương tiện nổ thông thường, để kích nổ ANFO phải sử dụng các khối mồi nổ, nên sử dụng các khối mồi nổ năng lượng cao như: Azômex, pentôlít, hoặc VE.05... sẽ có hiệu quả nổ cao.
Trong các lỗ khoan ít nước có thể nạp các loại thuốc nổ chịu nước phía dưới, còn phía trên khô nạp ANFO sẽ có hiệu quả kinh tế cao.
2.2.1.3. Thuốc nổ ANFO chịu nước
Thuốc nổ ANFO chịu nước là hỗn hợp của những hạt Amôn Nitrat với dầu Diezel và phụ gia tạo thành hỗn hợp có cân bằng vềôxy và chịu được trong môi trường nước. Thuốc nổANFO chịu nước có sựquân bình tốt giữa năng lượng đẩy và năng lượng chấn động nên tạo ra hiệu quảnổcao.
Thuốc nổANFO chịu nước được sản xuất bằng cách trộn thuốc nổANFO thường với phụgia chịu nước (Angel) theo tỷlệ:
- ANFO : 94 %
- Phụgia chịu nước : 6%
Tính năng kỹ thuật cơ bản.
- Tỷ trong rắc, g/cm3: 0,85 - 0,9 - Tỷ trọng đóng túi , g/cm3: 1,07-1,12 - Tốc độ nổ , km/sec: 4,1
- Sức nổ , cm3: 310
- Sức phá, mm (trong ống thép): 14
- Khả năng chịu nước: tốt
- Thời hạn bảo đảm , tháng: 03
+ ANFO chịu nước chỉsửdụngở khai trường lộ thiên, không được sửdụng trong các mỏhầm lò.
+ Thuốc nổ ANFO chịu nước kém nhạy nổ với các phương tiện nổthông thường nên cần kích nổANFO chịu nước bằng các khối mồi nổ năng lượng cao. Để đảm bảo kinh tế thường sửdụng mồi nổsản xuất trong nước là TMN 31 loại 850g hoặc kết hợp với mồi Pentôlite hoặc Anzômex...
+ Không được nạp trực tiếp thuốc nổ ANFO chịu nước dạng rời xuống lỗ khoan còn nước mà phải nạp ANFO chịu nước dạng túi. Chỉ nạp thuốc nổ ANFO chịu nước dạng rời khi đã bơm sạch nước trong lỗ khoan và lượng nước thẩm thấu ra không lớn.
2.2.1.4. Ưu, nhược điểm của thuốc nổ chứa Amôn Nitrat:
Ưu điểm:
- Chế tạo đơn giản.
- An toàn khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng.
- Rẻ tiền.
Nhược điểm:
- Thuốc nổ yếu nên không sử dụng được ở nơi đá cứng.
- Mật độ chất nổ thấp do đó lượng chất nổ nạp trên một đơn vị chiều dài lỗ khoan ít, tốn nhiều công khoan.
- Hútẩm mạnh, kém chịu nước.
- It nhạy nổ với xung lực kích nổ.