Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Quảng Trị, theo hệ thống mốc quốc gia, Quảng Trị có tọa độ địa lý phần đất liền là:
- Điểm cực bắc 170010’ vĩ độ Bắc
- Điểm cực nam 160018’vĩ độ Bắc
- Điểm cực đông 107023’58” kinh độ Đông
- Điểm cực tây 10028’55” kinh độ Đông
Quảng Trị phía Bắc giáp với huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với huyện Phong Điền và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 474.414.,87 Ha, về mặt hành chính Quảng Trị có 1 thị xã Đông Hà và 3 huyện: Bến Hải, Hướng Hóa và Triệu Hải.
2.1.2. Đặc điểm địa hình.
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi với 7 hệ thống sông chính là sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Ô Lâu, sông Bến Đá, sông Xê Pôn và sông Sê Păng Hiêng. Sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ.
Nhìn chung, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên đường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Trị, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị,
-27-
các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nước ta. Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào.
Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải...
Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bậc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dày đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát.
Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa phân bố ở ven sông, nằm kẹp giữa vùng đồi gò phía Tây và vùng cồn cát ven biển. Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Theo tài liệu của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia (TTKTTVQG) thì Quảng Trị nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn chịu tác động bởi khí hậu của cả phía bắc và phía nam và được chia làm 2 mùa rõ rệt:
* Mùa mưa:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 2005 là 2053.9mm. Thời gian mưa tập trung, kéo dài với cường độ lớn thường xảy ra vào các tháng IX, X, XI. Vào mùa mưa thường có gió đông bắc (gió mùa đông bắc) mang hơi lạnh từ phía bắc. Độ ẩm trung bình 88.2%
* Mùa khô:
Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7, mưa ít, lượng mưa trung bình 82.6 mm. Độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng 7. Mặc dù khí hậu được chia làm 2 mùa nhưng khí hậu ở Quảng Trị có nhiều biến động, đặc biệt trong những năm gần đây.Vì vậy Quảng Trị có những năm nhiệt độ lên cao 390C và có
-28-
những năm nhiệt độ xuống thấp 10.40C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 10 - 120C.
2.1.3.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm cao từ 24.60C (năm 2004) đến 25.40C (năm 2003).
Nhiệt độ cao nhất thường diễn ra vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8, thấp nhất vào các tháng 1 và tháng 12. Quảng Trị thường ảnh hưởng bởi gió tây- tây nam nên có khi nhiệt độ lên rất cao 39 - 400C. Những số liệu về nhiệt độ được trình bày trong bảng 2.1 làm rõ đặc trưng này:
Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ không khí tháng, năm
Đơn vị 0C Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm 2001 20.3 19.4 22.1 26.5 27.7 29.6 30.2 28.2 27.1 25.5 21.7 19.5 24.8 2002 19.1 20.3 22.7 25.7 27.7 30.2 30.2 28.5 26.4 25.3 22.6 21.0 25.0 2003 18.0 21.8 22.3 26.8 29.4 30.5 30.0 29.9 27.2 25.5 23.4 19.7 25.4 2004 19.4 19.0 21.8 24.5 27.5 29.1 29.2 29.5 26.8 24.4 23.2 20.2 24.6 2005 19.8 21.2 19.9 25.0 29.9 31.4 29.4 28.6 27.3 25.4 23.4 18.3 25.0
2.1.3.2. Độ ẩm tương đối:
Theo tài liệu của TTKTTVQG, độ ẩm trung bình khu vực Quảng Trị trong năm 2005 thay đổi từ 64% (tháng6 ) - 92%(tháng3). Trong 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005, độ ẩm trung bình năm là 82 - 84%. Sau đây là thống kê cụ thể: bảng 2.2
Bảng 2.2. Độ ẩm không khí khu vực Quảng Trị tháng, năm
Đơn vị: % Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm 2001 88 87 88 85 81 70 67 81 85 89 81 87 82 2002 87 90 89 87 82 70 79 78 85 84 83 88 84 2003 84 89 88 83 77 69 74 72 86 86 86 85 82
-29-
2004 90 89 90 88 82 74 74 73 83 85 85 84 83 2005 88 90 92 84 73 64 75 76 87 87 87 85 82
Bảng 2.3. Tổng lượng mưa khu vực Quảng Trị tháng, năm
Đơn vị: mm
2.1.3.3. Lượng mưa
Lượng mưa ở Quảng Trị tập trung vào các tháng trong mùa mưa, chủ yếu là các tháng 9, tháng 10 và tháng 11, với lượng mưa rất lớn. Năm 2005 đo được lượng mưa tháng 9 là 417.7 mm và tháng 10 là 569.1 mm, tháng 11 là 352.3 mm. Số liệu thống kê về sự thay đổi lượng mưa từ năm 2001 đến năm 2005 đo được trình bày trong bảng 2.3
2.1.3.4. Lượng bốc hơi
Theo số liệu thống kê, khu vực Quảng Trị có lượng bốc hơi khá cao. Lượng bốc hơi cao nhất là các tháng 6 và tháng 7 là những tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, lượng bốc hơi thấp nhất là vào các tháng 1,2,3 là những tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm. Lượng bốc hơi từ năm 2001 đến năm 2005 được trình bày trong bảng 2.4:
Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
nă m 2001 40.2 32.1 84.6 10.7 395.6 12.7 13.9 373
.7 22 6.0
513 .6
34 7.8
292.3 234 3.2 2002 12.6 32.1 82.3 82.6 222.3 6.1 34.3 343
.5 56 3.2
327 .2
20 6.2
141.5 205 3.9 2003 26.1 41.2 27.8 11.4 54.2 61.0 30.0 77.
3
36 4.3
428 .1
22 1.8
142.9 148 6.1 2004 148 57.9 9.90 49.5 204.6 241 60.9 67.
4
26 7.1
345 .1
28 0.0
58.4 179 0.6 2005 51.9 19.8 50.0 18.5 87.3 35.3 106 326
.9 41 7.7
569 .1
35 2.3
173.6 220 8.5
-30-
Bảng 2.4 - Đặc trưng lượng bốc hơi khu vực Quảng Trị
Đơn vị: mm Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
Năm 2001 48.8 40.5 43.7 85.5 97.0 140.7 196.
2
94.0 66.
5
46.
8
85.
2
56.
7
1001.
6 2002 50.9 32.2 46.0 63.7 93.7 149.5 191.
6
110.
3
61.
8
71.
6
67.
4
45.
1 2003 55.2 38.4 61.7 79.0 129.8 172.8 156.
4
155.
9
67.
8
68.
3
71.
8
71.
2
1128.
3 2004 52.4 40.3 62.7 78.8 130.2 182.6 148.
6
155.
7
71.
2
68.
5
68.
9
78.
5 2005 62.0 42.0 43.4 90.0 179.8 237.0 164.
3
145.
7
84.
0
77.
5
69.
0
83.
7
1278.
4 2.1.3.5. Chế độ gió
Quảng Trị chịu ảnh hưởng của gió mùa, mùa hè chủ yếu là gió tây - tây nam mang hơi nóng và khô, làm cho nhiệt độ tăng, độ ẩm không khí thấp. Mùa đông chủ yếu là gió bắc - đông bắc mang theo hơi lạnh, nhiệt độ giảm, lượng mưa và độ ẩm tăng. Số liệu thống kê hướng gió và tốc độ gió của khu vực Quảng Trị được trình bày trong bảng 2.5:
Bảng 2.5. Đặc trưng hướng gió và tốc độ gió khu vực Quảng Trị
Đơn vị: m/s Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB Năm VTB
m/s
2.0 2.4 2.1 2.0 1.8 2.1 2.8 1.9 1.6 2.0 3.1 3.4 2.3 Vmax
m/s
10 10 10 11 8 8 10 10 10 14 18 14 18 2001
Hướng ĐB ĐB B B TN TN TN N ĐN TB ĐB B VTB
m/s
2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 3 2 2
Vmax m/s
10 8 12 10 8 10 9 8 10 10 10 10 12
2002
Hướng B TB B B ĐN TN TN B TB TB B B
-31-
VTB m/s
2 2 2 1 2 2 2 1 1 2 2 2 1.8
Vmax m/s
10 9 10 10 8 9 8 9 13 10 12 13
2003
Hướng B B TB B ĐB TN TN ĐN B B ĐB B
VTB m/s
1 1 1 1 1 2 2 1 1 1 2 2 1.3
Vmax m/s
8 8 10 8 7 10 10 10 10 11 10 13 13
2004
Hướng B TB Đ ĐB ĐN T TN TN TN ĐB B B
VTB m/s
2 1 1 1 1 2 1 1 1 2 2 3 1.5
Vmax m/s
9 8 12 10 12 12 10 10 13 10 14 10 14 2005
Hướng TB B B B TB TN TN TN ĐB ĐB TB TB 2.1.3.4 Thủy văn
Quảng Trị có 4 hệ thống sông là Bến Hải, Thạch Hãn, Thác Mã và Xê Pôn, trong đó lớn nhất là hệ thống sông Thạch Hãn. Các đặc trưng hình thái lưu vực của các sông được nêu ở Bảng 2.6
Bảng 2.6. Các đặc trưng hình thái các lưu vực sông ở Quảng Trị Đặc trưng trung bình lưu vực
STT Sông Độ
cao nguồn
sông (m)
Chiều dài sông (km)
Chiều dài lưu vực (km)
Diện tích lưu vực (km2)
Độ cao (m)
Độ dốc (%)
Độ rộng (km)
Mật độ lưới sông (km/km2)
Hệ số uốn khúc
1 Bến
Hải 500 64,5 51,5 809 115 8,6 15,7 1,15 1,43 2 Thạch
Hãn (Quảng
Trị )
700 156 69 2660 301 20,1 38,6 0,92 2,50
3 Rào
Quán 1400 39 30 251 517 25,6 8,4 1,36 1,43
4 Vĩnh
Phước 350 45 32 293 85 9,4 9,2 1,37 1,60
5 Cam
Lộ (Hiếu)
1400 66 58 539 238 20,1 9,3 1,12 1,08
-32-
6 Thác
Mã 900 40 30 230 345 27,6 7,7 0,58 1,43
7 Xê Pôn (và các suối đổ vào Xê Bang Hiêng
738
2.1.4. Đặc điểm dân cư văn hóa - xã hội, kinh tế, giao thông 2.1.4.1. Dân cư
Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 601.672 người. Toàn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình quân 4,4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 170.073 người, chiếm 28,31%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,05% năm 2007 và 1,12% năm 2010; dân số cơ học tăng không đáng kể. Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người.
2.1.4.2. Văn hoá - xã hội
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrông. Các dân tộc anh em trên đất Quảng Trị đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có những đóng góp to lớn cho thắng lợi của dân tộc và ngày nay đang chung sức đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất nước.
2.1.4.3. Kinh tế
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huy động và khai thác tốt nguồn nội lực tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Mục tiêu phát triển kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm thời kỳ 2001 - 2010 đạt khoảng 8.5 - 9.0%, cơ cấu kinh tế đến năm 2010: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 24%, công
-33-
nghiệp và xây dựng chiếm 35.2%, dịch vụ chiếm 40.8%, tỷ lệ huy động ngân sách GDP từ 12 - 14%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 - 20%.
Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp trong 5 năm qua là 17.1% từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Các cơ sở được đầu tư xây dựng mới hay mở rộng quy mô sản xuất đều được áp dụng công nghệ mới, bước đầu đã phát huy hiệu quả, năng lực sản xuất được tăng nhanh như: xi măng, phân lân vi sinh, gạch các loại...
Phương hướng phát triển của tỉnh là tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, sử dụng có hiệu quả các cơ sở công nghiệp hiện có, phát triển những ngành có lợi thế có thị trường, có ưu thế về lao động, về tài nguyên của tỉnh: công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, khuyến khích cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng công nghệ tiên tiến. Cùng với việc lựu chọn phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và quan tâm tạo môi trường đầu tư cho các đối tác trong và ngoài nước, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật cao, lực lượng quản lý doanh nghiệp bảo đảm phát triển lâu dài và ngày càng đạt hiệu quả cao.
Nông nghiệp Quảng Trị đang được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá; cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng được bố trí ngày càng hợp lý. Sản lượng lương thực liên tục tăng trưởng. Năm 2001 đạt 20,26 vạn tấn lương thực có hạt, cây công nghiệp phát triển mạnh. Tổng diện tích cây công nghiệp hiện có là 16145 ha, đàn gia súc tiếp tục tăng trưởng. Phương hướng phát triển là đảm bảo an ninh lương thực, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái và theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm làm cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Trong những năm qua sản xuất lâm nghiệp đã thay đổi dần cơ cấu từ khai thác là chủ yếu sang bảo vệ, xây dựng vốn rừng nhằm duy trì bảo tồn tài nguyên. Độ che phủ rừng 61% trữ lượng gỗ trên 31 triệu m3, năm 2001 toàn tỉnh trồng được 6271 ha. Phương hướng phát triển là tăng cường phát triển vốn rừng, đặc biệt coi trọng bảo vệ chăm sóc, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm người dân trong việc trồng,
-34-
chăm sóc và bảo vệ rừng. Phấn đấu đến năm 2005 độ che phủ của rừng đạt 65%.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, phục vụ xuất khẩu.
Thuỷ sản là một trong những ngành trọng điểm của tỉnh. Năm 2001 sản lượng thuỷ sản là 22.250 tấn, trong đó nuôi trồng gần 2354 tấn. Hiện tại, tỉnh có 3 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh và nhiều cơ sở chế biến hàng khô xuất khẩu. dịch vụ nghề cá như đóng, sủa chữa tầu thuyền, thu mua, chế biến, hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng các cảng cá không ngừng phát triển. Tuy nhiên phát triển thuỷ sản trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Hướng phát triển là Quảng Trị có trữ lượng hải sản khoảng 99000 tấn, khả năng cho phép khai thác trên 40000 tấn/ năm. Các loài cá có giá trị kinh tế cao có trữ lượng trên 70000 tấn, khả năng khai thác 35000 tấn, các loài tôm biển, mực ống, mực nang cũng có giá trị kinh tế cao. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ cho việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến. Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng ngư trường, phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2005 đạt 20 triệu USD.
Quảng Trị có một hệ thống di tích lịch sử, văn hoá như: thành cổ Quảng Trị, hàng rào điện tử Macnamara, Nhà thờ La Vang, làng địa đạo Vĩnh Mốc, căn cứ Khe Sanh, làng Vây, sân bay Tà Cơn, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… và các quang cảnh thiên nhiên đẹp như bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, suối nước nóng Đakrong, đảo Cồn Cỏ anh hùng… mở ra triển vọng cho ngành du lịch hồi tưởng, du lịch sinh thái.
2.1.4.4. Giao thông
Tỉnh Quảng Trị có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào. Dự án sân bay Quảng Trị ở Gio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía bắc đang được chuẩn bị thủ tục triển khai đầu tư. Cảng biển Mỹ Thủy, Đại lộ Đông Tây bảy làn xe nối từ cảng Mỹ Thủy qua cửa khẩu Lao Bảo, có tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD