Hiện trạng trượt trên đoạn tuyến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm trượt trên đường hồ chí minh, đoạn tuyến từ km 176 + 0 00 km 210+0 00, đề xuất giải pháp xử lý thích hợp (Trang 72 - 75)

Mặc dù đã đi vào sử dụng nhiều năm nhưng hiện tại nhiều điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh vẫn chưa ổn định, vẫn xảy ra hiện tuợng trượt lở gây ác tắc giao thông và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Điển hình như vào mùa mưa năm 2003 xuất hiện thêm 122 vị trí sụt trượt. Vào mùa mưa năm 2005 đã xuất hiện những khe nứt chạy dài gần 3 km ở lưng chừng núi,một phần trái núi đã đổ sập vùi lấp một số nhà dân, hơn 30 ngôi nhà dân dưới chân núi có nguy cơ bị vùi lấp bất kể lúc nào. Trong mùa mưa năm 2007, mưa lớn kéo dài gây sạt lở gần 100 điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Qua nhiều năm thiết kế và thi công chống sụt trượt để bền vững hóa đường Hồ Chí Minh có 60 điểm sạt lở nặng với tổng khối lượng đất đá 15.000m3, trong đợt mưa lũ vào tháng 10-2008, một nửa quả núi với hàng ngàn mét khối đất đá bị sụt trượt, mỗi khi có mưa to là đổ ập xuống cắt đường, các đơn vị đã xử lý 1.685 điểm trên 147 km đường. Hiện nay các khối trượt vẫn còn nhiều, và một số điểm đã được xử lý nhưng vẫn còn xảy ra trượt.

Ảnh 3.1. Trượt lở gây ùn tắc giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh [Nguồn Internet]

Năm 2006 đoạn tuyến này được thiết kế lại với mái dốc đào 1/1,75 cắt cơ mỗi cơ cao 6m có để hộ đạo rộng 2m. Trong quá trình thi công nền đào đã xuất lộ các

-71-

mạch nước ngầm trên mái taluy dương, sau đó lại xảy ra hiện tượng trượt vào tháng 9/2006. Hiện tại cung trượt bắt đầu từ TD1 (Km205+0.00) kéo dài theo hình vòng cung, đỉnh cao nhất tại cọc 2 (Km205+50.00) vòng xuống tới cọc 3 (Km205+100,38), bề rộng cung trượt tính từ đỉnh tường chắn lên đến vách trượt khoảng 15m, cao khoảng 17m, khối đất sập xuống tạo thành vách trượt cao 2m, phá huỷ gần như toàn bộ hệ thống rãnh đỉnh nhà thầu đã thi công, khối đất trượt một phần bị sũng nước tràn xuống đỉnh tường chắn đồng thời nước ngầm chảy ra rất mạnh từ cao độ +200 trở xuống. Khối trượt vẫn đang di chuyển chậm làm một đoạn tường chắn bị biến dạng.

Ảnh 3.2. Trượt tại Km205+0.00

Đoạn tuyến Km 206+961 - Km 210+0.00 là đoạn đường đào bình thường cắt qua mom núi, với mái taluy đào 1/1,0 chiều sâu đào trung bình H=10 - 15m.

Phạm vi khối trượt: Khối trượt phát sinh bên trái tuyến tại taluy dương kéo dài từ lý trình Km209+0.00 ÷ Km210+0.00. Bên trái tuyến do ảnh hưởng của khối trượt nên đoạn tường rọ đá bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu, rãnh dọc bị nứt vỡ, mặt đường bê tông xi măng trong phạm vi Km 209+410 ÷ Km 209+470 bị nứt gãy và đẩy trồi lên cao hơn vị trí ban đầu từ 0,5 – 1,0m, bề rộng 2- 5m. Bên phải tuyến lề đường và rãnh dọc không bị ảnh hưởng gì.

-72-

Ảnh 3.3. Trượt tại đoạn tuyến Km 206+961 - Km 210+0.00

Hiện trạng đường đã thi công theo thiết kế: Tại chân taluy dương, có tường rọ đá cao 3m. Đỉnh tường rộng 2m, đáy tường rộng 4m. Phía sau đỉnh tường có hộ đạo rộng 2m. Mái taluy dương có độ dốc 1/1,75. Cứ 6 mét chiều cao taluy đào để 1 hộ đạo rộng 2m, trên hộ đạo có rãnh bậc thu nước về các rãnh bậc thang. Chiều cao đào từ chân taluy lên tới đỉnh taluy 45m và được chia làm 6 cấp taluy. Bề mặt mái taluy là đất sét, sét pha lẫn rất nhiều dăm sạn và đá tảng có kích cỡ nhỏ.

Hệ thống khe nứt: Vết nứt dọc lớn nhất trên đỉnh trượt cách chân taluy dương 33m theo phương thẳng đứng và 68m theo phương ngang. Chiều dài vết nứt từ Km 209+521 ÷ Km 51209+578 dài 58m, bề rộng từ 30 ÷ 60cm, độ chênh cao giữa 2 mép vết nứt từ 30cm ÷ 90cm. Vết nứt ngang phát triển từ chân taluy tại lý trình Km 209+387 lên tới đầu vết nứt dọc. Bao theo biên mép trượt phía cuối khối trượt là một vết nứt chéo dài từ điểm cuối vết nứt dọc xuống giữa lưng mái taluy tại lý trình Km 209+499, sau đó không biểu hiện lên bề mặt địa hình.

-73-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm trượt trên đường hồ chí minh, đoạn tuyến từ km 176 + 0 00 km 210+0 00, đề xuất giải pháp xử lý thích hợp (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)