1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến giai đoạn 2015-
1.2.4 Định hướng phát triển các ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp nông thôn, hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh trong nước và xuất khẩu.
- Nhịp độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Tiền Hải giai đoạn 2006- 2010 bình quân 4,3%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt mức bình quân năm 3,8%/năm và giai đoạn năm 2016-2020 đạt mức 3,5%/năm.
Tăng tỷ suất hàng hóa lên khoảng 40-45% vào năm 2015 và 45-55% vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp chiếm 12-15% so kim ngạch xuất khẩu toàn huyện.
- Phấn đấu giá trị gia tăng trên mỗi ha đất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng trở lên vào năm 2015 và năm 2020 đạt khoảng 60 triệu đồng.
- Năng suất lao động nông nghiệp tăng trung bình hàng năm cho cả thời kỳ từ nay đến năm 2020 khoảng 3,8-4%/năm.
b. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo 2 hướng KCN tập trung, các CCN và phát triển làng nghề. Trong những năm tới phải duy trì tốc độ phát triển công nghiệp cao và ổn định. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp thời kỳ 2006-2010 đạt 23,9%/năm, giai đoạn 2011-2015 tăng 21,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 17,3%/năm.
Phương hướng phát triển
Tập trung phát triển kinh tế theo hướng ra biển, đặc biệt tập trung vào khu Kinh tế ven biển huyện Tiền Hải, Thái Thụy dọc tuyến Quốc lộ ven biển.
+ Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm:
- Chế biến các sản phẩm thuỷ hải sản: kêu gọi vốn đầu tƣ để xây dựng các nhà máy chế biến tập trung, có thể bố trí thành các khu công nghiệp.
- Chế biến lương thực: Tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và làng nghề, quy hoạch thành từng vùng chế biến, có thể bố trí trong cụm công nghiệp làng nghề.
- Chế biến thực phẩm, rau quả, chế biến thịt gia súc, gia cầm: sẽ chủ yếu bố trí tập trung ở các khu công nghiệp và các nhà máy chế biến hiện có, kêu gọi đầu tƣ nhà máy chế biến thịt gia cầm. Các sản phẩm thực phẩm khác phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày sẽ đƣợc bố trí ở các cụm công nghiệp làng nghề.
+ Công nghiệp dệt – may:
Đối với công nghiệp dệt: Đầu tƣ mạnh vào các lĩnh vực kéo sợi, dệt, in, cùng với việc tiếp tục phát triển sản xuất sợi theo phương pháp truyền thống cần tập trung đầu tƣ để sản xuất sợi xơ ngắn, sợi xơ dài, sợi len mịn. Ngoài ra phát triển sản phẩm sợi hoá học phục vụ các nhu cầu dân dụng và công nghiệp.
Đối với công nghiệp may: Tập trung phát triển ngành may ở tất cả các thành phần kinh tế. Phát triển ngành may cần gắn với việc cung ứng nguồn nguyên liệu, phụ liệu của khu liên hợp dệt. Ngoài việc phát triển các cơ sở may trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cần phải phát triển rộng khắp ở tất cả các huyện, thành phố, nhằm thu hút lao động tại chỗ của mỗi địa phương, đồng thời góp phần tích cực vào việc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
+ Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản:
Phương hướng là phát triển mạnh các cơ sở chế biến gỗ công nghiệp và sản phẩm mỹ nghệ nội thất cao cấp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Các sản phẩm chế biến dân dụng và các sản phẩm từ mây tre, đay, cói sẽ tập trung phát triển ở khu vực làng nghề.
+ CN sành, sứ, thuỷ tinh và vật liệu xây dựng
Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng phải lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu, gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Lựa chọn quy mô sản xuất và công nghệ phù hợp, ƣu tiên những công nghệ tiêu tốn ít năng lƣợng.
Xây dựng mới nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất gạch ốp lát và men sứ, nhà máy sản xuất sản phẩm cách nhiệt từ bông thủy tinh. Nếu có khí sẽ tiếp tục đầu tƣ mở rộng dây chuyền sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh cao cấp, thủy tinh dân dụng và pha lê...
+ Khai thác tài nguyên :
Khai thác, tận dụng có hiệu quả nguồn khí mỏ Tiền Hải để cung cấp cho nhu cầu khu công nghiệp Tiền Hải.
Nếu nguồn khí đốt ngoài thềm lục địa huyện Tiền Hải đƣợc khai thác, tập trung đầu tƣ một số nhà máy sản xuất điện, phân đạm, xi măng trắng, xi măng chịu nhiệt, chịu axit và các loại vật liệu xây dựng cao cấp khác và xây dựng trạm phân phối khí.
Nghiên cứu, thăm dò trữ lƣợng than Bể than sông Hồng để phát triển kinh tế khu vực phía Nam huyện Tiền Hải.
+ Phát triển làng nghề:
Phấn đấu đến năm 2010 mỗi xã có một làng nghề, nhƣ vậy toàn huyện sẽ có 60 làng nghề đủ tiêu chuẩn. Tiếp tục mở rộng số lƣợng các làng nghề trong giai đoạn đến năm 2020.
Bảng 1.4. Tổng hợp hệ thống các cụm công nghiệp đến năm 2025 BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 T
T Tên khu, cụm công nghiệp Thuộc huyện Diện tích (ha)
Sản phẩm, sản lƣợng tính chất công nghiệp
1 Khu CN Tiền Hải Tiền Hải 350
Công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, sử dụng khí mỏ,
gốm sứ, thủy tinh, ...
2 Khu CN Đông Hoàng Tiền Hải 300 Hóa chất, phân đạm lân, cơ khí, CN nặng.
3 Cụm công nghiệp Trà Lý Tây Lương-
Tiền Hải 38,3 Cơ khí, xay xát, chế biến thực phẩm.
4 Cụm công nghiệp Cửa Lân Nam Thịnh-
Tiền Hải 50 Cơ khí, xay xát, chế biến thực phẩm.
5 Cụm công nghiệp Nam Hà Nam Hà- Tiền
Hải 20 Cơ khí sửa chữa và sản xuất đồ gỗ dân dụng 6 Cụm công ngiệp Nam
Cường
Nam Cường-
Tiền Hải 15 Chế biến LTTP, sản xuất đồ gỗ dân dụng.
7 Cụm công nghiệp Tây An Tây An – Tiền
Hải 15 Cơ khí, xay xát, chế biến thực phẩm.
c. Phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch
Dự kiến mức tăng trưởng khách du lịch bình quân thời kỳ 2011-2020 là 13%/năm, số du khách đến Tiền Hải đến năm 2020 khoảng 1,5 triệu lƣợt khách, tăng 3,3 lần so với năm 2010, trong đó khách quốc tế đến năm 2020 là 50 nghìn lƣợt khách (tăng bình quân 15%/năm), tăng 4,2 lần so với năm 2010.
Về các điểm du lịch: Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả khai thác củađiểm du lịch có ý nghĩa quan trọng nhƣ: bãi biển Đồng Châu,
Các khu, cụm du lịch: Quy hoạch phát triển các khu, cụm du lịch sau: Khu du lịch cồn Vành (1.600 ha), cụm du lịch nghỉ dƣỡng bãi biển Đồng Châu.