Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế lưới điện trung áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp huyện tiền hỉ, tỉnh thái bình giai đoạn 2015 2025 phù hợp với xu thế phát triển của khu vực (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 3 QUI HOẠCH VÀ CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP HUYỆN TIỀN HẢI

3.2 Qui hoạch và cải tạo lưới điện trung áp

3.2.1 Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế lưới điện trung áp

Lưới trung áp huyện Tiền Hải cần được chuyển đổi về cấp điện áp chuẩn 22kV theo tinh thần quyết định 149NL/KHKT của Bộ Năng lƣợng (nay là Bộ Công Thương). Quá trình chuyển đổi sẽ được thực hiện từng bước phù hợp với khả năng về vốn đầu tƣ trên cơ sở lập kế hoạch cấp điện sao cho việc chuyển đổi không gây thêm quá tải cho các trạm cải tạo và phải duy trì cấp điện cho khách hàng với thời gian cắt điện đấu nối ngắn nhất.

Kết cấu lưới điện trên địa bàn huyện phải đảm bảo yêu cầu cung cấp điện trước mắt, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải trong tương lai và đảm bảo độ an toàn cung cấp điện cao. Kết cấu lưới điện được xây dựng trong giai đoạn trước không bị phá vỡ ở giai đoạn sau đồng thời phải phù hợp với định hướng trong đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Tiền Hải giai đoạn 2015- 2020 có xét đến 2025 đã đƣợc phê duyệt.

a. Cấp điện áp

Để thực hiện theo đúng đường lối chiến lược của Bộ Công Thương về quy hoạch chuẩn cấp điện áp lưới trung áp 22kV ban hành năm 1993 và sơ đồ quy hoạch chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về lưới điện trung áp thì tất cả các lưới điện 6kV, 10kV hiện tại đều được nâng lên cấp điện áp 22kV. Riêng lộ đường dây 35kV vẫn được giữ nguyên để cấp điện cho các khu công nghiệp.

b, Đường dây trung áp

- Đối với các khu vực thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, thị trấn, lưới điện phân phối sẽ được thiết kế để có thể làm nhiệm vụ dự phòng đường dây trong các trường hợp sự cố. Đường dây được thiết kế với mức mang tải từ 60 ÷ 70% và có cấu trúc mạch vòng kín, vận hành hở để đảm bảo vận hành an toàn cấp điện trong các trường hợp sau sự cố.

- Lưới phân phối trung áp phải đảm bảo điều kiện ổn định nhiêt, các tuyến đường dây trung áp được lựa chọn hạn chế cắt qua khu dân cư, thương mại, du lịch hoặc công nghiệp. Đối với các khu vực dân cƣ vùng nông thôn có mật độ phụ tải thấp, mạng phân phối đƣợc thiết kế theo kiểu hình tia.

c. Tiết diện dây dẫn - Đường dây 35kV:

+ Đường trục dùng dây trần AC có tiết diện ≥ 95 mm2.

+ Đường nhánh chính dùng dây dẫn trần AC có tiết diện ≥ 70 mm2. - Đường dây 22kV:

+ Đường trục: kết hợp dùng cả cáp ngầm và đường dây nổi bọc với tiết diện

≥ 120 mm2 để đảm bảo mỹ quan đô thị.

+ Đường nhánh dùng dây trần AC có tiết diện tối thiểu ≥ 50 mm2. d. Trạm biến áp phân phối

+ Có 4 loại trạm sẽ đƣợc thực hiện:

- Trạm 1 cột: Là loại trạm thiết kế mới giải quyết vấn đề tiết kiệm đất, mỹ quan đô thị và ngầm hóa lưới điện. Loại trạm này được sử dụng để cải tạo các loại trạm treo không đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn cung cấp điện.

- Trạm xây (trạm trong nhà): Loại trạm này chiếm diện tích xây dựng lớn từ 20-30m2, tuy nhiên loại trạm này rất thích hợp với việc phát triển lưới ngầm, hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng của máy biến áp và các thiết bị đóng ngắt đến mỹ quan chung và an toàn cung cấp điện.

- Trạm compact: các thiết bị trung áp, MBA và tủ hạ thế đƣợc đặt hợp bộ, kích thước nhỏ gọn, phù hợp với những khu vực cần đảm bảo mỹ quan và tiết kiệm đất.

- Trạm treo: Loại trạm này chủ yếu sử dụng tại các khu vực nông thôn ngoại thành.

+ Về kết cấu đấu nối: Đối với khu vực hạ ngầm lưới trung áp, các trạm biến áp thực hiện đấu nối chuyển tiếp để có thể vận hành từ 2 phía. Đối với các khu vực còn tồn tại đường dây trên không, các trạm biến áp thực hiện đấu rẽ nhánh trên đường dây.

- Các khu đô thị mới hoặc khu dân cƣ mới: Sử dụng trạm xây, các ban quản lý dự án phải bố trí đất trong khu đô thị mới để đặt trạm, đường dây trung hạ thế phải sử dụng cáp ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Các khu vực dân cư hiện tương đối ổn định: Sử dụng kiểu trạm cột, trạm compact. Đối với các trạm biến áp treo khi cải tạo thay máy hoặc nâng công suất có thể chuyển sang kết cấu dạng cột.

Các loại máy biến thế thường sử dụng: 100, 160, 250, 400, 560, 630kVA;

riêng đối với các trạm biến áp công cộng trên địa bàn huyện Tiền Hải phải đƣợc chọn theo loại máy công suất tiêu chuẩn phụ thuộc vào mật độ và phân bố phụ tải theo địa lý bao gồm: 250, 400, 560kVA có tính cả trạm thiết kế 2 máy. Tuy nhiên

đối với khách hàng có nhu cầu điện sản xuất có công suất từ 80kW (100kVA) trở lên phải đặt trạm biến áp riêng và phải đảm bảo hệ số công suất cosφ>0,85.

e. Tổn thất điện áp lưới trung áp cho phép

+ Các đường dây trung áp mạch vòng khi vận hành hở phải đảm bảo sụt điện áp nút cao nhất ≤ 5% ở chế độ vận hành bình thường và không vượt quá 10% ở chế độ sau sự cố.

+ Các lộ đường dây trung áp hình tia có tổn thất điện áp cuối đường dây U

≤10%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp huyện tiền hỉ, tỉnh thái bình giai đoạn 2015 2025 phù hợp với xu thế phát triển của khu vực (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)