Các nghiên cứu về địa chất thủy văn nói chung và về đánh giá khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước nói riêng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội đã được các nhà khoa học trong nước đề cập đến nhiều từ những năm 1990. Công trình nghiên cứu thuộc đề tài nhánh của đề tài nghiên cứu khoa học KT01-10 của PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, 1995 [10], đã sử dụng phương pháp DRASTIC để đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) dựa trên cơ sở tài liệu 50 trạm quan trặc động thái NDĐ ở mạng lưới quan trắc Quốc gia và tác giả cũng đã sử dụng phương pháp của UNESCO để đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa
trắc động thái mực nước ở mạng lưới quan trắc Quốc gia, do Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc cung cấp. Tuy số lượng công trình quan trắc động thái nước dưới đất ở khu vực Hà Nội còn thưa và chưa chi tiết, song công trình này đã là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Lâm năm 1996, [11] về đề tài “Sự nhiễm bẩn và bảo vệ NDĐ tầng chứa nước (qp) vùng đồng bằng Bắc Bộ khỏi bị nhiễm bẩn”. Tác giả đã đánh giá được hiện trạng nhiễm bẩn và khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất tầng (tầng Pleistocen) vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội, phân tích cấu trúc địa chất thủy văn vùng đồng bằng Bắc Bộ từ đó xác định con đường di chuyển các chất bẩn từ nguồn gây bẩn vào tầng chứa nước (qp), xác định nguyên nhân gây bẩn nước dưới đất nói chung và tầng (qp) nói riêng. Tác giả cũng đã tính toán được thời gian di chuyển của nước rác từ bãi rác Mễ Trì đến công trình cấp nước và đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất cùng các vấn đề nghiên cứu địa chất thủy văn môi trường trên phạm vi đồng bằng Bắc Bộ.
Trong nghiên cứu của Đỗ Trọng Sự và nnk, 1996 đã đánh giá mức độ nhiễm bẩn và đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất ở một số khu vực trọng điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Trên cơ sở của các chỉ tiêu phân tích (18 chỉ tiêu), các tác giả khoanh định được các vùng nhiễm bẩn các hợp chất nitơ (NH4+, NO2-), các kim loại nặng như thủy ngân, mangan, asen, đánh giá khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học cũng đã tiến hành đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước ở nhiều vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đánh giá khả năng tự bảo vệ tầng chứa đều thực hiện bằng phương pháp DRASTIC.
Trong công trình nghiên cứu Bùi Trần Vượng, 2004, Nguyễn Văn Trân, 2005 cũng đã ứng dụng các phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất kết hợp với GIS để thành lập các bản đồ tự bảo vệ của các tầng chứa nước cho các vùng Đồng Nai và Sông Bé. Trong công trình của mình, Bùi Trần Vượng đã phân chia
DRASTIC (DI). Theo kết quả công bố của tác giả thì vùng có độ nhạy cảm với nhiễm bẩn rất thấp có chỉ số DI £ 80, vùng có độ nhạy cảm với nhiễm bẩn thấp có chỉ số 80 < DI £ 110. Vùng có chỉ số DI: 110 < DI £ 130, 130 < DI £ 150, và DI >
150 được đánh giá là các vùng có độ nhạy cảm với nhiễm bẩn trung bình, cao và rất cao [20].
Năm 2006, trong đề tài cấp Bộ, “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý nước dưới đất ở Việt Nam” PGS.TS Phạm Quý Nhân đã tiến hành đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa lỗ hổng Holocen ở đồng bằng Bắc Bộ bằng công nghị GIS trên cơ sở phương pháp DRASTIC. Tác giả đã khẳng định việc xây dựng mô hình nước dưới đất Đồng bằng sông Hồng trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một ví dụ minh chứng cho những ưu điểm trong việc liên kết ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý nước dưới đất ở Việt Nam.
Trên cơ sở tài liệu điều tra nghiên cứu nước dưới đất Đồng bằng sông Hồng và ứng dụng GIS để đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất vùng nghiên cứu đã phân thành các vùng có khả năng tự bảo vệ khác nhau. Những vùng rất nhạy cảm đã cho thấy khả năng dễ bị nhiễm bẩn của tầng chứa nước này.
Trong luận văn thạc sỹ địa chất của Phan Thị Thùy Dương, 2010 [6], đã đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước nứt nẻ Kast ở vùng Bắc Sơn – Lạng Sơn.
Tác giả đã sử dụng công nghệ GIS trên cơ sở phương pháp EPIK thành lập bản đồ khả năng tự bảo vệ tầng chứa nước nứt nẻ - Karst tầng Cacbon – Pecmi vùng Bắc Sơn. Phương pháp đánh giá khả năng tự bảo vệ có tên gọi là phương pháp EPIK dựa trên 4 tiêu chuẩn được ghép từ 4 chữ cái đầu tiên được gọi là 4 yếu tố được dùng để đánh giá khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước.
Kết quả từ bản đồ phân vùng khả năng tự bảo vệ của tầng chứa nước nứt nẻ - Karst vùng Bắc Sơn – Lạng Sơn đã chỉ ra trong vùng nghiên cứu có mức độ bảo vệ trung bình chiếm chủ yếu là 62%, vùng tỷ lệ cao chiếm 16% và vùng bảo vệ kém chiếm 12%; không có vùng bảo vệ rất cao.
Trong luận văn thạc sỹ khoa học của Dương Thị Thu Anh, 2012 [2], đã đánh
Nam khu vực Hà Nội.
Tóm lại, có thể thấy công tác nghiên cứu việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất đang ngày càng phát triển, những nghiên cứu đã và đang vận dụng những kiến thức của thế giới, kết hợp với thực trạng của Việt Nam để đưa ra được các giải pháp bảo vệ đúng đắn, áp dụng cho các khu vực khác nhau, các tầng chứa nước khác nhau. Căn cứ vào các phương pháp nêu trên tác giả lựa chọn phương pháp để áp dụng đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất.
* Lựa chọn phương pháp UNESCO lý do như sau.
- Phương pháp DRASTIC chỉ áp dụng cho tầng chứa nước thứ nhất tính từ mặt đất mà trong luận văn của tác giả áp dụng cho cả tầng chứa nước thứ nhất (qh) và tầng chứa nước có áp (qp)
- Trong khu vực nghiên cứu có nhiều đề tài nhưng số liệu nghiên cứu chưa có đầy đủ thông tin để áp dụng phương pháp DRASTIC.
2.1 Vị trí địa lý
Vùng Nghiên cứu phía Nam Vĩnh Phúc cũ được giới hạn bởi tọa độ địa lý:
-Từ 20o89’65” đến 21o10’60” vĩ độ Bắc
-Từ 105o70’35” đến 105o91’85” kinh độ Đông
Phía Bắc giáp với các huyện Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo.
Phía Đông - Đông Nam giáp với huyện Đông Anh, huyện Mê Linh thành phố Hà Nội.
Phía Tây – Tây Bắc giới hạn bởi Sông Hồng, Sông Lô.
Phía Nam giới hạn bởi Sông Hồng.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm 2 huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc và một phần diện tích Thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dương, huyện Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên và huyện Sông Lô. (Xem hình 2.1)
Hình 2.1: Vị trí vùng nghiên cứu
2.2.1 Địa hình
Đặc điểm chung là bề mặt tương đối bằng phẳng, có diện tích đáng kể; độ cao tuyệt đối khác nhau tuỳ nơi phân bố của đồng bằng. Độ cao dao động rất nhỏ trong một đồng bằng. Song có chênh lệch về độ cao khá lớn giữa vùng núi và vùng đồng bằng.
Căn cứ vào độ cao tuyệt đối, hình thái, điều kiện thành tạo khu vực Nam Vĩnh Phúc là Đồng bằng châu thổ: Là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn.
Đồng bằng châu thổ Khu vực phía Nam Vĩnh Phúc phát triển từ sự bồi tụ của các dòng sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và của hệ thống sông suối ngắn từ dãy núi Tam Đảo chảy ra.
Diện tích đồng bằng phân bố trên toàn bộ huyện Yên Lạc, hầu hết huyện Vĩnh Tường, chiếm diện tích lớn ở các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, bề mặt tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía sông Hồng và phía Nam huyện Yên Lạc. Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc còn có những phân dị:
Vùng phân dị gợn sóng: Tạo nên những dải ruộng dạng sóng theo hướng chính của sông Hồng là Tây Bắc - Đông Nam kéo dài vài kilômét, rộng vài trăm mét, phân bố ở khu vực các xã Đồng Văn (Yên Lạc), Bình Dương, Đại Đồng, Chấn Hưng, Lũng Hoà (Vĩnh Tường).
Vùng phân dị tạo thành những gò, đầm lớn: Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển trên nền địa chất đồng bằng có nguồn gốc sông, một thời là phù sa bồi lắng, vun đắp từ các dòng sông Lô, sông Hồng, sông Đà và hệ thống sông suối từ vùng núi Tam Đảo.
Đồng bằng châu thổ phì nhiêu đã thu hút con người đến sinh cơ lập nghiệp.
Hoạt động của con người cũng đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đồng bằng so với lúc nguyên sơ. Làng xã, thành phố, thị trấn, đường giao thông, hệ thống đê sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy đã ngăn chặn và giảm thiểu sức tàn phá dữ dội của các dòng sông mùa mưa lũ đối với vùng đồng bằng.
Tỉnh Vĩnh Phúc có khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Việt Nam, đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Nhiệt độ không khí
Cao nhất 370C (tháng 5), thấp nhất 60C (tháng 12), trung bình năm 22,40C.
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm là 62%, mùa mưa từ 82% đến 92%, mùa khô từ 21% đến 55%. Thời kỳ ẩm ướt nhất là vào các tháng 3, 4, 5, độ ẩm cực đại vào tháng 3. Thời kỳ khô hanh nhất vào tháng 10, 11, 12.
* Lượng mưa
Lượng mưa tương đối cao phân bố không đều ( từ 87% đến 89% tổng lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa). Lượng mưa lớn nhất 2327,4 mm (năm 2008), nhỏ nhất 1019.3mm (năm 2011), trung bình là 1423.3mm (chi tiết xem bảng 2.1)
* Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi lớn nhất là 993,9mm (2007) nhỏ nhất là 814,6mm (2005).
Trung bình 907,66 mm (chi tiết xem bảng 2.2).
2.3 Mạng thủy văn
Tỉnh Vĩnh Phúc có mạng lưới sông, hồ, đầm khá phát triển. Các sông gồm có sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ, sông Phan. ..
a.Mạng sông suối Sông Lô
Sông Lô chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang yên (Lập Thạch) qua xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài 34km.
Sông Lô có lưu lượng dòng chảy bình quân (năm 1996) 1.213m3/giây; về mùa mưa lên tới 3.230m3/giây; cao nhất năm 1966 là 6.560m3/giây, đột xuất ngày 20/8/1971, lên tới 14.000 m3/giây. Mực nước lúc cao nhất so với mực nước lúc thấp nhất thường chênh nhau 6m; năm 1971 chênh tới 11,7m; năm 1996, chênh 6,27m.
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình các tháng tỉnh Vĩnh Phúc (mm) (giai đoạn năm 2005 đến 2014)
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
2005 20.1 26.1 129.9 73.9 123.3 392 294.2 334.4 130 98.5 34 17.3 1673.7
2006 30.1 12.6 7.6 34.9 213.9 257 213.9 211.3 210.9 113.6 54.9 37.3 1398
2007 36.6 40.2 10.2 62.2 150.3 231.6 300.5 350.6 167.9 37.3 0 7.4 1394.8
2008 30.5 34.2 43.4 38.2 347.5 265 273.1 356.8 194.7 441.8 290.9 11.3 2327.4
2009 15.4 32.4 54.7 89.7 64.4 181.9 210.2 198.6 307 37.5 91.7 44.3 1327.8
2010 1.5 21.7 20.8 29.9 163.3 199.6 218.4 356.6 225.7 29.9 110.1 9.7 1387.2
2011 8.8 35.3 56.8 100.7 76.6 153.9 198.7 234.9 94 40.3 9 10.3 1019.3
2012 44.8 22.1 36.3 139.3 130.3 210.2 243.6 205.8 56.2 0 27.7 11.1 1127.4
2013 6.8 12.7 49.2 132.1 313.7 157.7 333.7 142.9 94.4 127 3 2.9 1376.1
2014 62.6 3.2 17 37.1 152.5 199 412.3 345.4 305.6 40.4 6.1 28.5 1609.7
TB 25.72 24.05 42.59 73.8 173.6 224.8 248.8 253.9 178.6 96.63 62.74 18.01 1423.3
(Nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn)
Bảng 2.2: Lượng bốc hơi trung bình các tháng tỉnh Vĩnh Phúc (mm) (giai đoạn năm 2005 đến 2014)
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
2005 58.1 42.1 58.3 53.6 91.8 73.8 76.4 69.7 77.7 71.7 81.5 59.9 814.6
2006 55.3 42 66.1 77.5 86.6 72.9 76.5 75.2 79.5 77.4 67.7 50.3 827
2007 60.6 54 76.6 84.5 89.2 102.6 95.5 71.8 74.8 97.4 101.1 85.8 993.9
2008 60.2 52 63.6 58.6 81.7 106.7 82 79.1 80.1 134.3 96.2 88.5 983
2009 55.5 45.7 56.3 60.1 111 112 110.8 75.1 92.6 94.8 62 74.5 950.4
2010 64.2 36.6 42.5 78.7 98.6 99.6 89.2 57.5 94.5 84.4 85.3 56.6 887.7
2011 63 61 42 73 103 106 104 81 80 80 88 55 936
2012 50 50 60 56 81 80 86 77 73 75 68 62 818
2013 63 49 52 61 78 110 83 98 101 82 97 74 948
2014 53 63 75 61 93 110 93 62 75 94 77 62 918
TB 58.29 49.54 59.24 66.4 91.39 97.36 89.64 74.64 82.82 89.1 82.38 66.86 907.66
(Nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn)
0 50 100 150 200 250 300
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
Lượng mưa, bốc hơi (mm)
Lượng mưa Lượng bốc hơi
Hình 2. 2. Đặc trưng lượng mưa, bốc hơi trạm Vĩnh Yên ( tài liệu thống kê trung bình tháng, năm 2005 đến 2014)
Hàm lượng phù sa ít hơn sông Hồng. Mùa mưa lũ, 1m3 nước chứa 2,310 kg phù sa. Mùa cạn, nước sông trong xanh, hầu như không mang phù sa.
Phù sa sông Lô lượng ít hơn sông Hồng song giàu chất phù sa hơn; hàng năm vẫn bồi đắp cho ruộng bãi đôi bờ, nhưng diện bồi hẹp hơn và lượng bồi cũng ít hơn sông Hồng. Sông Lô còn tiếp thêm nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn qua trạm bơm Bạch Hạc.
Sông Phó Đáy
Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch) ở bên bờ phải và xã Yên Dương ở bên bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch (bên phải) và hai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) dài 41,5km, rồi đổ vào sông Lô, giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200m.
Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23 m3/giây; lưu lượng cao nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4m3/giây, có quãng sông cạn tới mức lội qua được.
Sông Phó Đáy cũng có lượng phù sa như sông Lô (2,44kh/m3) nhưng tác dụng nhất ở chỗ cung cấp nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn dài 157km, tưới cho 14.000ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên.
Qua khảo sát dọc theo Sông Phó Đáy xác định có 03 công trình trạm bơm hiện các công trình đang phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trên tuyến Sông Phó Đáy khảo sát được 94 điểm trong đó, có 08 điểm đo mặt cắt ngang sông, suối. Lưu lượng tại thời điểm khảo sát đo tại điểm dưới hạ nguồn PDVP- 49 là 18,63 m3/s, điểm gần thượng nguồn PDVP- 01 là 13,96 m3/s.
Chất lượng nước đo nhanh ngoài thực địa kết quả như sau: pH dao động từ 5,5 – 8,4, DO dao động trong khoảng 2,4 – 6,9, TDS dao động từ 12 – 127 và độ dẫn điện às dao động trong khoảng 23 – 250. Áp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN08:2008/BTNMT, thì chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn A1 và DO nằm trong giới hạn A2 nước tốt cho việc cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như A2, B1 và B2.
Sông Hồng
Sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh Phúc từ Ngã Ba Hạc
Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860m3/giây, lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông Đà, gấp 3 lưu lượng sông Lô.
Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn là 1.870m3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000m3/giây.
Mực nước cao trung bình là 9,75m, hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh chóng, có khi tới 3m trong vòng 24 giờ.
Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa kiệt trên dưới 9m (Trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68m).
Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ. Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thể lên tới 14kg/m3, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn), chất lượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất khoáng, sông Hồng đã bồi đắp cho Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sa cho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông.
Qua khảo sát dọc theo sông Hồng xác định có 01 công trình trạm bơm xây dựng kiên cố phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trên tuyến sông khảo sát được 20 điểm trong đó, có 04 điểm đo mặt cắt ngang suối. Lưu lượng tại thời điểm khảo sát đo tại điểm dưới hạ nguồn SHVP- 20 là 2.840 m3/s, điểm gần thượng nguồn SHVP- 02 là 2480 m3/s.
Chất lượng nước đo nhanh ngoài thực địa kết quả như sau: pH dao động từ 7,0 – 7,3, DO dao động trong khoảng 3,3 – 4,3, TDS dao động từ 119 – 141 và độ dẫn điện às dao động trong khoảng 236 – 280. Áp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN08:2008/BTNMT, thì chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn A1 và DO nằm trong giới hạn B1 nước tốt cho việc cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như B1 và B2.
Sông Phan
Sông Phan là phụ lưu của sông Cà Lồ bắt nguồn từ núi Tam Đảo, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương ), Kim Xá, Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (TX Phúc Yên có diện tích thu nước 623km2, chiều dài sông chính là 79,53km.
Qua khảo sát dọc theo lưu vực Sông Phan xác định có 08 công trình trạm bơm, 02 đập ngăn nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trên lưu vực sông khảo sát được 166 điểm trong đó, có 07 điểm đo mặt cắt ngang trên sông, suối. Lưu lượng tại thời điểm khảo sát trên sông Phan đo tại điểm dưới hạ nguồn SPVP- 68 là 12,85 m3/s, điểm gần thượng nguồn SPVP- 163 là 0,84 m3/s.
Chất lượng nước đo nhanh ngoài thực địa kết quả như sau: pH dao động từ 6,9 – 8,0, DO dao động trong khoảng 1,9 – 4,0, TDS dao động từ 21 – 139 và độ dẫn điện às dao động trong khoảng 40 - 265. Áp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN08:2008/BTNMT, thì chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn A1 và DO nằm trong giới hạn B1 nước tốt cho việc cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như B1 và B2.
Sông Cầu Bòn
Bắt nguồn từ Thác Bạc núi Tam Đảo, đổ xuống làng Hà, xã Hồ Sơn, hợp với suối Xạ Hương, suối Bàn Long, xã Minh Quang (Tam Đảo), chảy từ phía Bắc xuống phía Nam qua các xã Gia Khánh, Hương Sơn, Tam Hợp đổ vào sông Cánh ở địa phận xã Tam Hợp (đều thuộc Bình Xuyên).
Sông Phan và sông Cầu Bòn hình thành một đường vòng cung, hai đầu móc vào sườn Tam Đảo, Phía Tây và Phía Đông. Khu nghỉ mát, chiều dài khoảng 120 km. Về mùa khô, mực nước hai con sông này rất thấp, nhiều chỗ lội qua được. Nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo trút xuống, không tiêu kịp vào sông Cà Lồ thường ứ lại ở đầm