4.2.2 Các giải pháp cụ thể
4.2.2.2 Đối với tầng chứa nước qp
Trên cơ sở phân tích bản đồ khả năng tự bảo vệ NDĐ trong tầng chứa nước qp khu vực phía Nam Vĩnh Phúc, tác giả nhận thấy:
- Vùng không được bảo vệ
Diện tích vùng không được bảo vệ chiếm 37,8% diện tích vùng nghiên cứu phân
bố ở các khu vực xã Vũ Di, thị trấn Thổ Tang, Đại Đồng, Nghĩa Hưng, xã Chấn Hưng xã Tam Phúc, xã Tuân Chính huyện Vĩnh Tường. Khu vực các xã Đồng Văn, Tề Lỗ, Trung Nguyên, Bình Định, Tam Hồng, Yên Phương, thị trấn Yên Lạc, Vân Xuân, Nguyệt Đức, Văn Tiến huyện Yên Lạc. Khu vực xã Thiện Kế, thị trấn Hương Canh, Bá Hiến huyện Bình Xuyên. Khu vực xã Cao Minh, phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên.
Khu vực Vân Hội, phường Đồng Tâm, Phường Tích Sơn, xã Định Trung, một phần phường Liên Bảo, phường Khai Quang thành phố Vĩnh Yên. Để bảo vệ tốt tầng chứa nước qp cần có những giải pháp cụ thể và quyết liệt như sau:
1. Đề nghị tỉnh hạn chế không quy hoạch phát triển khu công nghiệp, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, trường học, bệnh viện để ngăn ngừa chất thải ô nhiễm, rác thải sinh hoạt, y tế . … xuống nguồn nước dưới đất.
2. Cấm triệt để việc xả thải những chất gây bẩn, chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Ở những khu vực dân cư đông đúc, phải có hình thức xả thải phù hợp: phải xử lý nước thải trước khi xả vào cống, sông hồ, không đổ nước thải chưa xử lý vào hệ thống cống ngầm.
3. Không chôn nước thải, rác thải nguy hại vào lòng đất. Rác thải không được xả bừa bãi trên hè phố, sông hồ mà phải thu gom phân loại theo đúng quy định.
4. Ở khu vực nông thôn trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây.
5. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ côn trùng. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải. Không chăn thả rong dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Nhà vệ sinh, chuồng trại nuôi gia súc phải xây hệ thống xử lý như hầm biogas.
6. Khuyến khích phát triển trồng cây xanh bảo vệ môi trường.
7. Cấm xây dựng các bãi rác thải, cấm sử dụng các hóa chất độc hại.
- Đối với những vùng bảo vệ có điều kiện.
Được phân bố chủ yếu hầu hết vùng nghiên cứu chiếm 57,2%, ở xã Triệu Đề, xã Cao Phong, xã Sơn Đông huyện Sông Lô, xã Kim Xá, xã Bồ Sao, xã Cao Đại kéo dài
cho đến các xã Trung Kiên, Trung Hà của huyện Vĩnh Tường, các xã Quất Lưu, Tân Phong, Tiền Châu, Bá Hiến, Đạo Đức huyện Bình Xuyên, các xã Nam Viên, xã Ngọc Thanh, một phần phường Hùng Vương của thị xã Phúc Yên. Các giải pháp cụ thể là:
1. Hạn chế xây dựng các công trình khai thác mới ở tầng chứa nước qp, đảm bảo luôn giữ cho mực nước của tầng qh và qp xấp xỉ nhau ( H1≈ H2 ).
2. Không cấp phép khai thác nước đối với các cơ sở, cá nhân không đủ điều kiện về kỹ thuật và năng lực.
3. Quy hoạch khai thác nước: Nên hạn chế khai thác nước ở khu vực nội thành phố Vĩnh Yên, tập trung phát triển mạng lưới khai thác nước dọc sông Hồng, hoặc khu vực bãi bồi.
4. Hạn chế cấp phép khai thác với lưu lượng trên 3000m3/ngàyđêm
5. Tuyên truyền chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này.
- Đối với những vùng được bảo vệ.
Được phân bố diện nhỏ vùng nghiên cứu chiếm 4%, ở xã Liên Châu, xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Tường, xã Văn Tiến, xã Phú Xuân huyện Yên Lạc và xã Phú Xuân, xã Đạo Đức huyện Bình. Các giải pháp cụ thể là:
1. Không nên phá hủy cấu trúc lớp sét phân bố trong tầng chứa nước.
2. Hạn chế việc khai thác nước để duy trì mực nước của tầng qh và qp xấp xỉ nhau ( H1≈ H2 ).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
+ Kết quả thu thập về tài liệu địa chất - địa chất thuỷ văn trên địa bàn vùng nghiên cứu khu vực phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định được các đơn vị chứa nước chính, bao gồm hai tầng chứa nước lỗ hổng, 7 tầng chứa nước khe nứt và một thành tạo nghèo nước.
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và trầm tích Pleistocen (qp) là 2 tầng chứa nước quan trọng trong vùng nghiên cứu, đây là tầng chứa nước chính trong việc khai thác. Tầng chứa nước qh phân bố chủ yếu dọc theo các xã ven theo Sông Hồng và các khu vực dọc hai bên bờ sông Phan, sông Phó Đáy, suối, hồ…chiếm khoảng 2/5 diện tích vùng nghiên cứu, tầng chứa nước cung cấp chủ yếu cho các hộ dân sử dụng tại các giếng khoan với quy mô nhỏ lẻ, về chất lượng nước trong tầng trầm tích Holocen (qh) tương đối tốt đạt tiêu chuẩn cung cấp nước ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên một số nơi chất lượng nước chưa đảm bảo hàm lượng coliform, ecoli vượt qua giới hạn cho phép. Tầng chứa nước Pleistocen (qp) phân bố diện rộng trên vùng nghiên cứu, tầng chứa nước cung cấp chính việc khai thác với quy mô lớn phục vụ cho các nhà máy nước, các khu cụm khu công nghiệp trong vùng nghiên cứu, chất lượng nước thuộc loại siêu nhạt, có độ khoáng hoá thay đổi từ 0,125g/l đến 0,28g/l, độ pH = 7,5-8,1. Kết quả phân tích mẫu hóa học và thành phần vi lượng ở các lỗ khoan quan trắc qua nhiều năm cho thấy các thành phần hóa và vi lượng biến đổi theo thời gian không nhiều. Có một số thành phần vượt giới hạn như Mn,Fe, NO3, NO2, cần xử lý trước khi sử dụng. Ở các lỗ khoan quan trắc hàm lượng Asenic ít các giếng và lỗ khoan sử dụng nước hàng ngày ở vùng đồng bằng nhất là các xã ven sông Hồng. Nước chủ yếu thuộc loại bicacbon calci natri hoặc bicacbon calci magne, xét về mặt vi trùng học tổng Coliform khoảng 2MPN/100ml, nước đạt tiêu chuẩn chất lượng và là nguồn cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Nước trong tầng trầm tích lục nguyên, lục nguyên phun trào, không mùi, không vị, tổng độ khoáng hoá từ 0,1g/l đến 0,42g/l, độ pH = 6,4 - 7,6. Nước đạt tiêu chuẩn cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt, cần phải xử lý trước khi cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt.
Qua tài liệu trên vùng nghiên cứu xác định được cốt cao mực nước tấng (qh), (qp), chiều dày lớp thấm nước yếu trên mặt, thành phần thạch học lớp thấm nước yếu trên mặt, thành phần lớp sét ngăn cách giữa hai tầng chứa nước, chiều sâu mực nước không áp tầng chứa nước Holocen, chiều dày đới thông khí phân bố tương đối đồng đều cho thấy bề mặt địa hình khu nghiên cứu khá bằng phẳng, bề dày đới thông khí cao nhất trong khu vực trên các xã Cao Phong, Triệu Đề, xã Trung Kiên, Trung Hà, xã Cao Minh, khu vực có bề dày thấp nhất trên các xã Vũ Di, thị trấn Vĩnh Tường, Tuân Chính. Thành phần thạch học chủ yếu đới thông khí gồm sét pha, sét pha cát lẫn mùn thực vật nhờ vậy lớp sét có khả năng bảo vệ tầng chứa nước khỏi bị nhiễm bẩn từ các nguồn khác trên mặt. Tầng chứa nước Pleistocen được bảo vệ bởi lớp sét ngăn cách giữa hai tầng chứa nước (qh) và (qp) lớp sét này phân bố khá đều.
+ Trên cơ sở các tài liệu tổng hợp thành lập được các loại bản đồ như bản đồ thủy đẳng cao, thủy đẳng áp, bản đồ chiều sâu mực nước, bản đồ phân bố thành phần thạch học, bản đồ phân bố chiều dày lớp sét thấm nước yếu trên mặt, bản đồ phân lớp sét ngăn cách giữa hai tầng, từ các loại bản đồ thành lập được tác giả đã chồng chập các loại bản đồ với nhau để thành lập nên hai bản đồ phân vùng bảo vệ tầng chứa nước (qh), phân vùng bảo vệ nước tầng chứa nước (qp). Để đánh giá khả năng tự bảo vệ NDĐ trong trầm tích Đệ tứ khu vực phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài tác giả đã sử dụng phương pháp của UNESCO. Kết quả như sau:
+ Đối với tầng chứa nước qh tác giả đã phân ra 3 câp bảo vệ khác nhau - Cấp I: diện tích 61,31km2, chiếm 20,8% diện tích vùng nghiên cứu.
- Cấp II: diện tích 211,2km2, chiếm 72,8% diện tích vùng nghiên cứu.
- Cấp III: diện tích 21,66km2, chiếm 7,4% diện tích vùng nghiên cứu.
+ Đối với tầng chứa nước qh tác giả đã phân ra 3 câp bảo vệ khác nhau
- Vùng không được bảo vệ: diện tích 176,9km2, chiếm 37,8% diện tích vùng nghiên cứu.
- Vùng được bảo vệ có điều kiện: diện tích 272,9km2, chiếm 58,2% diện tích vùng nghiên cứu.
- Vùng được bảo vệ: diện tích 19,14km2, chiếm 4% diện tích vùng nghiên cứu.
+ Phân vùng có mức độ khả năng tự bảo vệ như sau:
- Vùng không được bảo vệ (qp) và vùng có điều kiện bảo vệ kém thuận lợi nhất (qh): Đây là vùng chiếm khoảng 1/3 diện tích vùng nghiên cứu, đơn vị chứa nước có diện phân bố rộng nhưng bề dày chứa nước và cách nước mỏng, mực nước tầng qp lại thấp hơn tầng qh nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm không chôn nước thải, rác thải trong lòng đất, cấm xả thải chất gây bẩn, chất gây ô nhiễm ở các khu, cụm khu công nghiệp, các khu dân cư sống tập trung phải có hệ thống gom nước thải và được xử lý trước khi đổ ra ao, hồ, sông. Tránh sử dụng nước trừ sâu dư thừa. Hạn chế việc khai thác nước tập trung.
- Vùng được bảo vệ (qp) và vùng có điều kiện bảo vệ thuận lợi nhất (qh): Phân bố rải rác ở 1 số xã Bồ Sao, xã Cao Đại, xã Vĩnh Ninh, xã Liên Châu, huyện Vĩnh Tường, xã Cao Phong, xã Sơn Đông huyện Sông Lô, xã Thanh Lãng, xã Tân Tiến huyện Yên Lạc và xã Đạo Đức, xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên, chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích vùng nghiên cứu. cần tập trung bảo vệ cấu trúc bề dày lớp sét, hạn chế khai thác nước tập trung đảm bảo luôn giữ cho mực nước tầng qh và qp luôn xấp xỉ nhau.
- Vùng bảo vệ có điều kiện (qp) và vùng có điều kiện bảo vệ tương đối thuận lợi (qh): Phân bố diện rộng chiếm diện tích chủ yếu vùng nghiên cứu. cần tập trung ngăn ngừa các chất thải ô nhiễm, rác thải sinh hoạt, nước thải tại các nguồn gây ô nhiễm xuống nguồn nước như sông, ao, hồ…hạn chế tối đa việc xả nước thải ra bề mặt, xây dựng các hệ thống thu gom, tách xử lý nước thải theo quy định, không xả rác thải nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước. Kiểm soát việc khai thác nước ngầm, bảo vệ tốt các giếng đang khai thác, các giếng không sử dụng phải được trám lấp cẩn thận theo quy định hiện hành.
+ Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Quy hoạch sử dụng và phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cũng như nước mặt ở các tỉ lệ khác nhau phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
- Quản lý xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp hạn chế sự ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước.
- Quản lý khai thác nước ngầm cả về qui mô và kết cấu giếng khoan khai thác, hạn chế khoan và dùng giếng khoan kiểu UNICEF, giếng nhỏ không đúng qui cách.
Cần có qui chế, quy định chặt chẽ về việc khoan giếng, khai thác nước ngầm, tuyệt đối nghiêm cấm các tổ chức hoặc cá nhân không có chức năng và khả năng tuỳ tiện thực hiện việc khoan giếng và khai thác nước ngầm tránh làm ô nhiễm nước ngầm do các chất hữu cơ xâm nhập từ bề mặt do các hoạt động khai thác nước tự phát.
- Xây dựng mạng quan trắc của tỉnh để theo dõi để kịp thời có biện pháp giải quyết hợp lý khi có sự biến động về chất lượng nước ngầm trong khu vực.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước.
- Bảo vệ rừng, trồng rừng tăng mức độ che phủ đất trống đồi trọc, giữ gìn môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thuỷ, hạn chế khả năng bốc hơi nước, bổ xung cho nguồn nước bị cạn kiệt do khai thác và sử dụng không hợp lý.
- Trồng cây xanh, tạo hồ sinh thái trong các khu Công nghiệp, khu đô thị, đầu tư sửa chữa, nâng cấp nạo vét các ao hồ, tăng sức chứa lượng nước mặt bổ xung cho nước dưới đất.
- Kết hợp chặt chẽ với các ngành thuỷ lợi, du lịch sinh thái, giao thông thuỷ...
Nhằm bảo vệ, tái tạo tài nguyên nước bao gồm: Bảo vệ, tái tạo các hồ chính, các hệ thống thuỷ lợi đầu mối cũng như các hệ thống khai thác sử dụng nước sinh hoạt, công nghiệp và công nghệ xử lý nước thải (sinh hoạt và công nghiệp).
- Đưa vào nhiệm vụ hàng năm các việc điều tra trám lấp các lỗ khoan giếng đào ở những vùng xung yếu dễ gây ô nhiễm nguồi nước dưới đất. Điều tra các điểm xả nước thải vào nguồn nước.