CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CSDL NỀN ĐỊA LÝ TỪ BĐĐH TỶ LỆ 1:2000 KHU VỰC HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC
3.4 Hoàn thiện và chuẩn hóa dữ liệu
- Số hóa, biên tập
Bản đồ địa hình sau khi được chuyển đổi sang dữ liệu địa lý ta tiến hành kiểm tra, sửa chữa, tiếp theo đó ta tiến hành biên tập bản đồ theo quy định trình bày nội dung các đối tượng địa lý tỷ lệ 1: 2000 cho các gói dữ liệu (các quy định về lớp, màu, lực nét, kiểu đường, kiểu chữ, cỡ chữ…) ta có thể tiến hành nội suy tim đường bộ sau đó bổ sung các đối tượng nếu có những thiếu sót hoặc thay đổi từ kết quả của công tác điều vẽ ngoại nghiệp hoặc các thông tin trên ảnh.
- Tách các lớp thông tin
Việc tách lớp thông tin được thực hiện theo môdul tách lớp thông tin và sử dụng tệp cấu hình có định dạng *.txt (vd: tach2000.txt) trong đó có liệt kê tất cả các các đối tượng theo từng lớp với đầy đủ các thông số về lớp, màu, kiểu đường… theo quy định. Kết quả của quá trình là 10 file có định dạng
*.DGN như đã nêu ở trên. Cũng có thể có những file không có đối tượng nào.
- Chuần hóa dữ liệu.
Sau khi đã có các lớp thông tin, ta tiến hành làm việc với từng file cụ thể.
Tại các file này ta tiến hành việc sửa chữa các lỗi như chồng đè, chưa cắt nhau…. Cũng có thể tiến hành tìm và kiểm tra lỗi tự động, nối các đường lại với nhau, đóng vùng các đối tượng theo quy định (việc tạo vùng, tạo thể hiện, gán nhãn vùng được thực hiện trên các môdul bổ trợ trên MicroStation có sử dụng các tệp cấu hình lập sẵn định dạng *.txt).
Hình 3.5 Modul MRF Clean và MRF Flag dùng tìm và sửa lỗi - Gán các thông tin thuộc tính cho đối tượng
Trước khi gán thông tin ta cần phải khởi tạo dữ liệu. Việc khởi tạo đối tượng được thực hiện như sau: khởi động phần mềm eTMaGIS → hệ thống
→ Quản lý lược đồ → chọn lớp thông tin cần khởi tạo → tạo lớp. Tiếp theo vào GIS → quản lý lớp thông tin → chọn lớp thông tin → khởi tạo. Như vậy, chương trình sẽ gán các thuộc tính của lớp được chọn cho tất cả các đối tượng đồ họa trong bản vẽ có thuộc tính nằm trong định nghĩa của tệp lược đồ. (sau khi khởi tạo có thể ta phải mở lại bản vẽ để các đối tượng đồ họa nhận các thông tin về thuộc tính).
Hình 3.6 Khởi tạo lớp bằng EtmaGIS
Gán thông tin từ tệp được thao tác thực hiện như sau: Từ menu của chương trình eTMaGIS vào GIS → Gán thuộc tính từ tệp → xuất hiện hộp thoại → chọn lớp thông tin cần gán → chọn tệp định dạng → chọn ký tự ngăn cách “t” → Gán (Các lựa chọn khác thường không phải chọn, trừ trường hợp đặc biệt). Như vậy, hầu hết các giá trị cần gán đều được gán tự động.
Hình 3.7 Gán thông tin từ tệp bằng ETmaGIS
Sau khi gán thông tin từ tệp có thể một số trường thông tin của đối tượng chưa được gán các giá trị (vd: trường diện tích, mã đơn vị hành chính, đơn vị hành chính liền kề…). Vì vậy, ta cần gán thông tin cho đối tượng.
Việc gán thông tin thuộc tính cho đối tượng cũng sử dụng phần mềm eTMaGIS. Từ menu của chương trình vào GIS → gán thông tin → xuất hiện hộp thoại “Gán thông tin thuộc tính” → Chọn nguồn (gồm 4 loại: từ ghi chú
bản đồ; gán cùng một giá trị; gán độ cao và gán góc quay) → chọn lớp thông tin cần gán → chọn trường thông tin cần gán ở ô “Thuộc tính”→chọn lớp nhãn (level có thông tin cần gán) hoặc nhập nội dung cần gán vào ô “giá trị”
→ bấm “Gán” để thực hiện. (việc chọn nguồn, chọn lớp nhãn hay phải nhập giá trị cần gán tùy thuộc đối tượng mà ta gán).
Hình 3.8 Gán thông tin thuộc tính bằng ETmaGIS
Tất cả các công việc trên đều được thực hiện trên phần mềm MicroStaion và có sử dụng các môdul bổ trợ.
Sau khi hoàn thiện và chuẩn hóa dữ liệu ta được các lớp thông tin như sau:
1.Lớp cơ sở
Mảnh F – 48 – 67 – (45 - b) này không có đối tượng nào thuộc cơ sở theo quy định trình bày nội dung đối tượng địa lý 1:2000.
2. Biên giới địa giới
Hình 3.8 Địa giới tỉnh, huyện, xã
Biểu thị chính xác đơn vị hμnh chính, các đường địa giới tỉnh, huyện, xã, các mốc địa giới hμnh chính vμ các điểm ngoặt của đường địa giới.
Ở mảnh F- 48 - 67- (45 - b) thì địa giới, với một số thông tin thuộc tính như sau:
Bảng 3.4 Thuộc tính của Địa phận Mã đối
tượng
Danh từ
chung Địa danh Diện tích Mã đơn vị
hành chính
AD01 Tỉnh Vĩnh Phúc 1373.16 Km2 26
AD02 Huyện Sông Lô 105.32 Km2 253
AD03 xã Phương Khoan 7.15 Km2 08809
AD03 Xã Đồng Quế 15.51 Km2 08800
AD03 Thị trấn Tam Sơn 3.76 Km2 08824
Bảng 3.5 Thuộc tính của Đường địa giới Mã
đối tượng
Chiều dài
Loại hiện trạng pháp lý
Đơn vị hành chính liền kề trái
Đơn vị hành chính liền kề phải AC01 38.9 Xác định tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ AC02 23.55 Xác định huyện Sông Lô huyện Phù Ninh AC03 2.48 Xác định xã phương Khoan xã Tử Đà AC03 5.79 Xác định xã phương Khoan xã Đồng Quế AC03 1.32 Xác định xã phương Khoan thị trấn Tam Sơn Số liệu diện tích và mã đơn vị hành chính và chiều dài đường địa giới được điều tra bổ sung.
Khi gán cho các đối tượng dạng điểm (Point) các thông tin để dạng text (hoặc Textnode) có tâm trùng với tâm của điểm (point). Khi gán cho các đối tượng dạng tuyến (đường) các thông tin cần gán để dạng text (hoặc textnode) đặt ở các vị trí vertex (đỉnh) của đường. Khi gán thông tin cho các đối tượng dạng vùng ta đặt các text (hoặc textnode) trong vùng của đối tượng đó.
3.Lớp địa hình:
Hình 3.10 Lớp địa hình
Lớp thông tin địa hình tự nhiên thể hiện trên bản đồ bao gồm: đường bình
độ, điểm độ cao, điểm đỉnh đồi, núi vμ các điểm đặc tr−ng của địa hình . Ở mảnh F - 48 - 67 - (45 - b) đường bình độ và độ cao được thể hiện gồm một số thuộc tính như sau:
Bảng 3.6 Thuộc tính của Điểm độ cao Điểm độ cao
Mã đối tượng Loại điểm độ cao Độ cao H (m)
EA01 Thường 13.15 EA01 Thường 13.32 EA01 Thường 13.16 EA01 Thường 13.45 EA01 Thường 15.68
Bảng 3.7 Thuộc tính của Đường bình độ Đường bình độ
Mã đối
tượng Loại đường bình độ Loại khoảng cao đều (m) Độ cao H (m)
EA03 cơ bản 1 14 EA03 cơ bản 1 15 EA03 cơ bản 1 16 EA03 cơ bản 1 17
4. Lớp thủy hệ:
Hình 3.11 Lớp thủy hệ
Mạng l−ới thủy văn bao gồm: biển, hồ, hồ nhân tạo, đầm, ao, sông suối, rạch, kênh, m−ơng máng, giếng, mạch n−ớc Đ−ờng bờ n−ớc, đường mộp nước thể hiện theo mức n−ớc cao nhất hoặc mức n−ớc tại thời điểm đo vẽ. Một số thông tin của một số đối tượng được thể hiện như sau:
Bảng 3.8 Thuộc tính của Đường bờ nước Đường bờ nước
Mã đối tượng
Loại trạng thái đường bờ nước
Loại ranh giới nước mặt
LG01 rõ ràng ao hồ
LG01 rõ ràng Sông suối
LG01 rõ ràng kênh mương
Bảng 3.9 Thuộc tính của Kênh Mương Kênh mương đóng vùng
Mã đối tượng Loại hiện trạng sử dụng
LA04 Đang sử dụng
5. Lớp giao thông:
Hình 3.12 Lớp giao thông
Bao gồm tất cả các loại đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng trong lμng xóm, ngõ phố, đường qua cánh đồng, cầu giao thụng, cống giao thụng…
Hình 3.13 Lớp tim đường
Ta cần thể hiện tim đ−ờng cho cỏc loại đường trờn. Một số thụng tin của một vài đối tượng:
Bảng 3.10 Thuộc tính của Tim đường Mã
đối tượng Loại đường bộ Chất liệu trải mặt
Hiện trạng sử dụng
Loại kết cấu
Độ rộng HA13 Chính Bê tông Đang sử dụng Có kết cấu khác 5 HA13 Giao thông
nông thôn Bê tông Đang sử dụng Có kết cấu khác 5 HA13 Làng, ngõ phố Đất Đang sử dụng Có kết cấu khác 5 HA13 giao thông
nông thôn Đất Đang sử dụng Có kết cấu khác 4 HA13 Làng, ngõ phố Đất Đang sử dụng Có kết cấu khác 3
HA13 chính Bê tông Đang sử dụng Trên đê 5
6. Lớp hạ tầng dân cư:
Hình 3.14 Lớp hạ tầng dân cư
Lớp hạ tầng dân cư bao gồm các vùng dân cư, điểm dân cư (đô thị và nông thôn), các công trình kiến trúc, các công sở, cơ sở văn hóa, an ninh, quốc phòng, du lịch, tôn giáo, đào tạo, sản xuất thương mại… Các đối tượng này được thể hiện chính xác về vị trí, hình dáng …Trong cơ sở dữ liệu với các thuộc tính kèm theo. Một số thông tin của một số đối tượng được thể hiện như sau:
Bảng 3.11 Thuộc tính của Điểm dân cư Điểm dân cư
Mã đối tượng
Loại điểm dân cư
Danh từ
chung Địa danh Cùng
mã nhận dạng
CA01 Đô thị Tổ dân phố Bình Sơn Thượng
CA01 Nông thôn Thôn Đại Minh
CA01 Nông thôn Thôn Dân Chủ 1
CA01 Nông thôn Thôn Ngạc Thị
CA01 Nông thôn Thôn Ngạc Thị 1
Bảng 3.12 Thuộc tính của Khu Chức năng Khu chức năng
Mã đối tượng Danh từ chung Địa danh
BE03 Ủy ban nhân dân Xã Phương Khoan
BR03 Trạm y tế Xã Phương Khoan
BG05 Trường Mầm non Phương Khoan
Bảng 3.13 Thuộc tính của Đường dây tải điện Đường dây tải điện
Mã đối tượng Tên Điện áp
BU03 10
7. Lớp phủ bề mặt:
Hình 3.15 Lớp phủ bề mặt
Lớp thực phủ bao gồm các yếu tố về đất đá (đất bãi, đất trống, núi đá…), thực vật (dân cư, rừng bụi rải rác, lúa, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp dài và ngắn ngày …). Thuộc tính cho một số vùng phủ bề mặt được thể hiên như sau:
Bảng 3.14 Thuộc tính của Phủ bề mặt Mã đối tượng Loại phủ bề mặt
IB02 Cây lúa
IA01 Nước mặt
ID01 Đất trống
IA02 Dân cư
IB04 Cây lá rộng
IB02 Cây lương thực khác
IA04 Cây hỗn hợp
BV03 Nghĩa địa