CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản
Diện tích nghiên cứu có các khu mỏ Chợ Đồn - Đèo An và khu mỏ Phia Khao - Bình Chai… Đây là vùng có nhiều tiền đề, cấu trúc địa chất và nhiều biểu hiện khoáng sản được chú ý và nghiên cứu ở các giai đoạn về thời gian và mức độ khác nhau. Trên cơ sở các tài liệu địa chất đã công bố có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất vùng ra làm 2 thời kỳ sau.
1.2.1. Thời kỳ trước năm 1945
Trước đầu thế kỷ 18: Người Hoa (Trung Quốc) đã phát hiện và khai thác quặng chì - kẽm ở khu mỏ Chợ Điền, Keo Nàng, Đèo An. Các công trình nghiên cứu và khai thác không để lại tài liệu gì cho tham khảo các giai đoạn tiếp, chỉ còn lại dấu vết thực địa các hố, hang, lò nhỏ hẹp ngoằn ngoèo liên thông từng đoạn theo đường phương và hướng dốc các mạch quặng. Khối lượng và quy mô khai thác nhỏ.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: Người Pháp đã tiến hành các công trình nghiên cứu địa chất và khai thác khoáng sản đưa về Chính quốc. Các nhà địa chất Pháp J. Deprat, P.Bobret- E. Patta, J. Fromagel, G.Leil, Ch. Jacob... có các công trình nghiên cứu lập bản đồ địa chất các tỷ lệ khác nhau trên vùng đông bắc Việt Nam trong đó có vùng Phia Khao. Các khu mỏ Chợ Điền - Đèo An các tác giả đã xếp các trầm tích biến chất vào tuổi từ Protezojoi đến Paleozoi sớm, các khoáng sản chủ yếu trong vùng đã được phát hiện và đồng thời tiến hành khai thác.
Từ 1914 đến 1944: Công ty mỏ Đông Dương của Pháp đã tổ chức khai thác khu mỏ Chợ Điền với quy mô các công trường lộ thiên, hầm lò lớn lấy đi những khối quặng giầu, khai thác thuận lợi. Vận chuyển bằng đường goòng,
20
đường cáp đưa quặng về Bản Thi. Các khu vực lân cận mỏ Chợ Điền, Bô Luông, Than Tàu, Đèo An có các công trình thăm dò chưa thực hiện khai thác. Các công trình khai thác của Pháp ở vùng này đã chấm dứt trước năm 1945.
Với mục đích nghiên cứu để khai thác tài nguyên đưa về Chính quốc, tài liệu kết quả khai thác để lại thất lạc và còn rất ít giá trị sử dụng tham khảo trong các giai đoạn sau này không đáng kể. Ngoài thực tế, còn lại dấu vết các công trình hầm lò, bãi quặng là dấu hiệu chính định hướng công tác tìm kiếm thăm dò tiếp theo.
1.2.2. Thời kỳ sau năm 1945 đến nay
Từ năm 1945 đến 1954: Vùng Phia Khao bao trùm khu nam mỏ Chợ Điền là vùng căn cứ kháng chiến, công tác nghiên cứu địa chất, tìm kiếm khai thác khoáng sản trong vùng chưa có các công trình nghiên cứu tiếp.
Từ sau năm 1954: Miền bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, nhà nước đã đầu tư và quan tâm tổ chức công tác nghiên cứu điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khai thác khoáng sản, hàng loạt các công trình nghiên cứu khu vực, tìm kiếm thăm dò đã được tiến hành trong toàn vùng bao trùm khu mỏ Chợ Điền và các vùng lân cận.
+ Về nghiên cứu địa chất khu vực
- Lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 (Dojicov A.E 1965).
- Đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 tờ Bắc Kạn (Nguyễn Kinh Quốc - 1974).
- Đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ kệ 1:50.000 nhóm tờ Đại Thị - Phia Khao (Đỗ Văn Doanh - 1981)
- Đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Chiêm Hoá - Chợ Đồn (Đinh Thế Tân - 1986)
21
- Đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Na Hang - Ba Bể (Nguyễn Văn Quang - 1992)
- Chỉnh biên loạt tờ đông Bắc Bộ tỷ lệ 1:200.000 (NguyễnVăn Hoành và n.n.k - năm 1995).
Như vậy toàn vùng Đại Thị, Phia Khao, Chợ Đồn, Ba Bể đã được khảo sát đo vẽ địa chất khu vực tỷ lệ lớn. Các công trình nghiên cứu địa chất khu vực, các tác giả đã tổng hợp nghiên cứu chi tiết đặc điểm địa tầng, magma, kiến tạo và đặc điểm khoáng hoá. Kết quả các công trình nghiên cứu, các tác giả đã tập trung và thống nhất những tài liệu tổng hợp xác định về cấu trúc địa chất đậc điểm địa tầng, magma, kiến tạo phân bố khoáng sản và triển vọng.
Khoáng sản vùng Phia Khao, mỏ Chợ Điền và khu nam mỏ Chợ Điền tài liệu của từng công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo và sử dụng làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu tìm kiếm - thăm dò khoáng sản tiếp theo.
+ Công tác tìm kiếm thăm dò khoáng sản trong vùng
Năm 1956: Đoàn chuyên gia Liên Xô do Zelencov chỉ đạo đã tiến hành nghiên cứu toàn bộ vùng mỏ Chợ Điền và các vùng lân cận, nhận định tổng hợp dự báo trữ lượng cho 8 khu mỏ chì kẽm vùng Chợ Điền là 440.000 tấn quặng oxyt và 1,56 triệu tấn quặng sulfur.
Từ 1958 - 1965: Đoàn địa chất 6 và các chuyên gia Tiệp Khắc; Đoàn địa chất 32 đã tiến hành tìm kiếm - thăm dò thành lập các sơ đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:25.000 đến 1:2.000 trên diện tích các khu mỏ, điểm quặng chì - kẽm vùng Phia Khao, khu mỏ Chợ Điền, suối Teo, Bản Mạ, Ba Bồ, Chợ Đồn, Keo Nàng, Bản Tàu đồng thời tìm kiếm thăm dò angtimon Làng Bài - Chiêm Hoá. Kết quả tìm kiếm thăm dò thể hiện trên các sơ đồ tỷ lệ nhỏ, chủ yếu chú trọng phản ánh sự phân bố dấu hiệu và các thân quặng cụ thể, chưa phản ánh đầy đủ cấu tạo và làm rõ mối quan hệ quặng với cấu trúc kiến tạo của vùng. Tìm kiếm thăm dò 13 khu mỏ Chợ Điền và đánh giá tính trữ lượng
22
quặng cấp C1; cấp C2 và cấp P là 8,84 triệu tấn quặng chì - kẽm oxyt và sulfur. Tài liệu lưu trữ có giá trị tham khảo và sử dụng cho các công trình thăm dò tiếp theo và phát triển khai thác mỏ.
Từ 1968-1984: Đoàn địa chất 43 (Dương Công Khiêm - 1984) đã tiến hành thăm dò tỷ mỉ 13 khu vùng mỏ Chợ Điền (gồm: Phia Khao, La Poanh, Bô Ben - Bộp, Cao Bình, Lũng Hoài, Bình Chai, Sơn Thịnh, Mán, Suốc, Đèo An, Bô Luông, Đầm Vạn, Bản Thi). Lập các bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:2.000; 1:5.000, lập báo cáo kết quả thăm dò tỷ mỉ, tính trữ lượng toàn mỏ cấp B + C1 + C2 = 4,4 triệu tấn quặng chì kẽm (oxyt và sulfur), tài liệu lưu trữ có giá trị tham khảo sử dụng thiết kế khai mở các khu mỏ bổ sung thăm dò, các khu mỏ đã và đang đưa vào khai thác.
Năm 1976 - 1984: Đoàn địa chất 107 (Ngô Đức Lộc - 1984) đã tiến hành tìm kiếm mỏ quặng chì kẽm ngoại vi Chợ Điền bao gồm các khu bao trùm toàn bộ diện tích khu mỏ Chợ Điền (Bản Thi, Đầm Vạn, Than Tàu, Keo Nàng, Keo Tây, Cao Bình), lập sơ đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:10.000;
1:2.000, thi công các phương pháp đo vẽ địa chất, đo địa vât lý, lấy mẫu địa hoá, thi công các công trình hào, giếng, lò, khoan, lập báo cáo địa chất kết quả công tác tìm kiếm tỷ mỉ quặng chì kẽm ngoại vi mỏ Chợ Điền, tính trữ lượng dự báo tài nguyên cấp C2- P là 774.000 tấn quặng oxyt và sulfur, tài liệu lưu trữ của báo cáo có giá trị tham khảo và sử dụng làm cơ sở lập đề án và tổng hợp kết quả thi công đề án đánh giá quặng chì kẽm khu nam mỏ Chợ Điền.
Năm 1990 - 1993: Liên đoàn Địa chất Đông Bắc tiến hành công tác tìm kiếm đánh giá quặng chì - kẽm vùng bắc Chợ Đồn tỷ lệ 1:10.000 nằm tiếp giáp phía đông của vùng mỏ Chợ Điền và khu Nam Mỏ Chợ Điền (Nguyễn Xuân Trường, năm 1993). Xác định 10 diện tích tập trung quặng hoá, trong đó có triển vọng công nghiệp là các khu Nà Tùm, Ba Bồ tính trữ lượng và dự báo tài nguyên cấp (C2 - P1) là 39,9 triệu tấn quặng (tương ứng 952.000 tấn Pb
23
+ Zn). Tài liệu nộp lưu trữ có giá trị tham khảo và sử dụng cho công trình nghiên cứu các vùng lân cận và thăm dò tiếp theo.
Năm 1994 - 1996: Công ty Leader Resources (Australia) được cấp giấy phép thăm dò quặng đa kim vùng Chợ Đồn tỷ lệ 1:5.000 (diện tích 100km2).
Nằm ở rìa tiếp cận phía đông khu mỏ Chợ Điền và khu Nam Chợ Điền. Công trình thăm dò đã thi công khoan chi tiết tại các khu mỏ Nà Tùm, kết quả khoan nhận định các thân quặng sulfur phát triển ở quy mô hạn chế không đủ trữ lượng để khai thác quy mô công nghiệp, quặng oxyt được đáng giá có quy mô lớn nhưng hàm lượng Pb + Zn nghèo.
Qua kết quả các công trình tìm kiếm, tìm kiếm đánh giá và thăm dò trong toàn khu Phia Khao, Chợ Điền. Các đề án tìm kiếm, đánh giá và thăm dò có diện tích nằm kề, chuyển tiếp bao quanh vùng mỏ Chợ Điền với mức độ nghiên cứu và các phương pháp thi công không đồng bộ, còn hạn chế đến mức độ chính xác với thực tế.
Quá trình nghiên cứu thăm dò mỏ mới chỉ tập trung nghiên cứu quặng trên mặt và phần nông nên chưa đánh giá được hết tiềm năng cũng như quy mô của các mỏ trong khu vực. Vì thế việc triển khai nghiên cứu quặng dưới sâu trong khu vực là vấn đề cấp thiết cần được triển khai trong thời gian tới nhằm đảm bảo nhu cầu khai thác và phát triển nền kinh tế quốc dân.