CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC ĐƯỜNG LÒ XUYÊN VỈA CỦA MỎ
2.2 H ệ thống các đường lò xuyên vỉa mỏ than Mạo Khê và hiện trạng kết
2.2.1 Hệ thống các đường lò xuyên vỉa của mỏ than Mạo Khê
Dự án “Khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức -150 mỏ than Mạo Khê”
sử dụng phương án khai thông từ mức -150 ÷-400 thành 3 phân tầng, với chiều cao mỗi tầng từ 80÷85m.
- Tầng 1: Từ -150 ÷ -230
- Tầng 2: Từ -230 ÷ -315 - Tầng 3: Từ -315 ÷ -400
Các đường lò xuyên vỉa của mỏ được mở tại các mức -230, -315 và - 400 gồm có: Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220 có chiều dài 1525m, Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -230 có chiều dài 1395m, Lò xuyên vỉa Tây Bắc II mức - 230 có chiều dài 1060m, Lò xuyên vỉa Tây Nam I mức -230 có chiều dài 560m… và một loạt các lò dọc vỉa đá khác nữa [2]. Các đường lò này đư ợc mở theo hướng Bắc, Tây Bắc – Nam, Đông Nam, đi xuyên qua các đứt gãy FA và FC nhằm hạn chế tối đa việc đào lò chu ẩn bị qua các phay, đứt gãy trong khu vực.
Lò xuyên vỉa Tây Nam I mức -230, L=560m Lò xuyên vỉa Tây Bắc II
mức -230, L=1060m
T BI-8T-1
T BI-7V-1 T BI-9BT-1
T BI-9V-1
T BII-9V -3
Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -230, L=1395m Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, L=1525m
T BI-7V-2 T BI-8T-2
CL +120
Hình 2.1 Hệ thống các đường lò xuyên vỉa của mỏ than Mạo Khê [2].
2.2.2 Các kết cấu chống áp dụng ở mỏ Mạo Khê – tình trạng sau khi lắp dựng.
Hiện nay mỏ Mạo Khê đang sử dụng khung chống thép lòng máng hình vòm làm kết cấu chống chủ đạo, áp dụng cho hầu hết các đường lò xây dựng cơ bản và lò chuẩn bị. Việc sử dụng kết cấu neo để chống giữ hiện còn rất hạn chế. Năm 2012, Công ty than Mạo Khê mới chỉ cho triển khai chống lò bằng neo bê tông cốt thép với tổng chiều dài thực hiện là 147m lò – một con số rất khiêm tốn [14].
Với các đường lò sử dụng khung chống thép lòng máng hình vòm, đường lò sau khi chống đạt được đúng tiết diện theo thiết kế. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, một số vị trí có nước ngầm chảy ra, khung chống thép bị ảnh hưởng của môi trường nước mỏ, bị ăn mòn và gỉ sét. Các khớp nối khung chống bị ăn mòn, tại một số khớp nối đó bị đứt gông nối do áp lực đất đá, gây nguy hiểm cho người và thiết bị trong mỏ. Những vị trí đó phải tiến hành gia cố khung chống. Hơn nữa, khi các xuyên vỉa ngày càng đi sâu vào phía trong các vỉa than, với khối lượng vận chuyển vật liệu chống cho mỗi mét lò khoảng 300kg thép làm khung chống [2], việc vận chuyển vật liệu chống ngày càng chiếm nhiều thời gian.
* Kết cấu chống khung thép tại mỏ than Mạo Khê:
Ưu điểm:
- Là kết cấu chống đã có từ lâu nên đa phần công nhân đều thành thạo lắp đặt, sử dụng.
- Là kết cấu chống linh hoạt. Có khả năng làm việc ngay sau khi lắp đặt.
Nhược điểm:
- Khối lượng của kết cấu là khá lớn, gây khó khăn trong quá trình v ận chuyển và lắp đặt.
- Chi phí vật liệu lớn, tính số kg/mét lò đào thì chống bằng khung thép lòng máng hình vòm cao hơn so v ới chống bằng kết cấu neo chất dẻo cốt thép. Giá thành của kết cấu chống khung thép lòng máng hình vòm cao hơn giá thành của neo chất dẻo cốt thép bê tông phun từ 2÷6 triệu/ mét lò [4].
- Kết cấu chống không được bảo vệ bề mặt nên bị ăn mòn theo thời gian. Tốc độ ăn mòn khá nhanh. Có thể không đảm bảo yêu cầu làm việc sau một thời gian sử dụng.
Tại các vị trí chống lò bằng neo bê tông cốt thép, cho đến nay tiết diện đường lò đảm bảo như với thiết kế. Kết quả này có thể do kết cấu neo đã phát huy được hiệu quả gia cố khối đá, cụ thể tăng khả năng nhận tải và giảm khả năng biến dạng của tổ hợp khối đá-neo. Tuy nhiên do kỹ thuật thi công neo bê tông cốt thép chưa cao nên tiến độ thi công còn rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là ở khâu bơm bê tông vào lỗ neo.