Phân lo ại khối đá, lựa chọn kết cấu chống cho các đường lò xuyên vỉa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng neo chất dẻo cốt thép kết hợp lưới thép và bê tông phun tại các đường lò xuyên vỉa mỏ than mạo khê (Trang 53 - 63)

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHỐNG GIỮ CÁC ĐƯỜNG LÒ XUYÊN VỈA

3.1 Phân lo ại khối đá, lựa chọn kết cấu chống cho các đường lò xuyên vỉa

Năm 1973 Bieniawski đã đưa ra bảng phân loại, sử dụng trong xây dựng công trình ngầm theo thang điểm số khối đá RMR (Rock Mass Rating), có chú ý đến 6 yếu tố ảnh hưởng khác nhau, xác định theo biểu thức [9]:

RMR = I1 + I2 + I3 + I4 + I5 + I6 (3.1) Trong đó:

I1: tham số xét đến độ bền nén đơn trục của đá;

I2: tham số thể hiện lượng thu hồi lõi khoan RQD;

I3: tham số thể hiện khoảng cách giữa các khe nứt;

I4: tham số thể hiện trạng thái của khe nứt;

I5: tham số thể hiện điều kiện nước ngầm;

I6: tham số thể hiện mối tương quan giữa thế nằm của các lớp và hướng đào của trục các công trình ngầm;

Cách tích các tham số và điểm số RMR cũng như các nhóm khối đá theo Bieniawski được thống kê trong bảng 3.01. Bieniawski cũng đã thiết lập mối tương quan giữa các giá trị RMR với “thời gian tồn tại ổn định” và “khẩu độ không chống” tương tự như phương pháp phân loại của Lauffer.

Bảng 3.01 Các tham số phân loại theo Bieniawski 1973, RMR = I1 + I2 + I3 + I4 + I5 + I6, (*) – điều chỉnh 1989.

Tham số Trị số (điểm)

1 Độ bền của đá

Chỉ số nén điểm [MPa]

ISRM (1972)

>8

>10*

3-8 4-10 *

2-3

2-4* 1-2

Ở phạm vi này sử dụng độ bền

nén Độ bền nén

đơn trục [MPa]

>200

>250*

100-200

100-250 50-100 25-50 10-25 3-10 1-3

I1 15 12 7 4 2 1 0

2 Trị số RQD (theo Deere, 1963)

90-

100% 75-90% 50-75% 25-50% <25%

I2 20 17 13 8 3

3

Khoảng cách khe nứt

>3m

>2m*

1-3m 0.6-2m*

0.3-1m 0.2-0.6m*

50-300mm 60-200mm

<50mm

<60mm

I3 30 20* 25

15*

20 10*

10

8* 5

4

Trạng thái khe

nứt

Bề mặt rất nhám, không

xuyên suốt, không chất lấp

nhét

Bề mặt nhám nhẹ,

cứng, độ mở <1mm

Bề mặt nhám nhẹ,

mềm, độ mở 1mmm

Bề mặt nhẵn trơn, độ mở

1-5mm, có lấp nhét, khe

nứt xuyên suốt

Chất lấp nhét mềm,

độ mở

>5mm, khe nứt xuyên

suốt I4

25 30*

20 25*

12 20*

6

10* 0

5

Nước ngầm

Chảy vào 10m đường hầm

Không có

nước chảy <25l/phút

25- 125l/p

hút

>125l/phút Áp lực nước/Ứng

suất lớn nhất 0 0.0-0.2 0.2-

0.5 >0.5

Trạng thái chung

Hoàn toàn khô ráo bốc

hơi *

ẩm ướt

Nước với áp

lực nhỏ

Xử lý nước khó khăn

I4 10 15* 10* 7 4 0

6

Góc dốc và đường phương của khe nứt

Rất thuận

lợi

Thuận lợi

Tương đối tốt

Không thuận

lợi

Rất không thuận lợi

I6

Đường hầm 0 -2 -5 -10 -12

Nền móng 0 -2 -7 -15 -25

Mái dốc 0 -5 -25 -50 -60

Để xác định I6, ta có thể xem bảng 3.02 về ảnh hưởng vị trí của khe nứt (đường phương, góc dốc) khi thi công đường hầm:

Bảng 3.02 Ảnh hưởng vị trí của khe nứt (đường phương, góc dốc) khi thi công đường hầm Đường phương vuông góc với trục đường

hầm (lò xuyên vỉa) Đường phương

song song với trục đường hầm (lò dọc vỉa)

Góc dốc (góc cắm) Cắm theo hướng

đào

Cắm ngược hướng đào

450-900 200-450 450-900 200-450 450-900 200-450 00-200

Rất thuận lợi

Thuận lợi

Tương đối thuận lợi

Không thuận lợi

Rất không thuận lợi

Tương đối thuận lợi

Không thuận lợi

Với giá trị tính toán được của RMR, ta có thể phân loại các nhóm khối đá và đánh giá cụ thể cho khối đá. Chi tiết xem bảng 3.03 và 3.04.

Bảng 3.03 Các nhóm khối đá RMR=I1+I2+…+I6 81-100 61-80 41-60 21-40 <20

Nhóm I II III IV V

Mô tả Rất tốt Tốt Tương đối tốt Xấu Rất xấu

Bảng 3.04 Ý nghĩa về các nhóm khối đá 1973 và sửa đổi 1978

Nhóm I II III IV V

Thời gian lưu không

(1973)

10 năm, khẩu độ

5m

6 tháng, khẩu độ

4m

1 tuần, khẩu độ

3m

5 giờ, khẩu độ 1.5m

10 phút, khẩu độ 0.5m Lực dính

kết MPa >0.3 0.2-0.3 0.15-0.2 0.1-0.15 <0.1 Góc ma sát

trong >450 400-450 350-400 300-350 <300 Thời gian

lưu không (1978)

10 năm, khẩu độ

15m

6 tháng, khẩu độ

8m

1 tuần, khẩu độ

5m

10 giờ, khẩu độ

2.5m

30 phút, khẩu độ

1m Lực dính

kết kPa >400 300-400 200-300 100-200 <100 Góc ma sát >450 300-450 250-350 150-250 <150

Đánh giá về chất lượng khối đá theo Bieniawski có thể được thể hiện như trong hình 3.1:

Hình 3.1 Phân loại khối đá theo Bieniawski (1973)

Với tính chất của đất đá tại các đường lò xuyên vỉa mỏ than Mạo Khê, có thể áp dụng kết cấu chống neo chất dẻo cốt thép và neo chất dẻo cốt thép kết hợp lưới thép, bê tông phun. Cụ thể tại đường lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từ IIK30 ÷IIK140 và đoạn từ IIK180÷IIK300. Trắc dọc địa chất của hai đoạn lò này được thể hiện trong hình 3.2 và 3.3.

Hình 3.2 Trắc dọc địa chất Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từ IIK30 đến IIK140

Hình 3.3 Trắc dọc địa chất Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từ IIK180 đến IIK300

Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từIIK30 đến IIK140:

Đường lò đi qua các lớp đất đá bao gồm cát kết, bột kết, sạn kết. Trong

đó, chủ yếu là sạn kết, chiếm 85%, cát kết chiếm 10% và bột kết chiếm 5%.

Độ bền nén đơn trục của các lớp đất đá từ 200÷250 MPa. Các lớp đất đá ít bị phong hóa, số lượng khe nứt ít, độ mở khe nứt từ 0.5÷1mm, khoảng cách các khe nứt trung bình từ 0.5÷2m/khe nứt. Các khe nứt có bề mặt nhám nhẹ. Góc cắm các khe nứt từ 20º÷45º, vuông góc với trục đường lò, cắm theo hướng đào. Lưu lượng nước chảy và đường hầm thấp (<25l/phút). Trị số RQD:

75÷90% [2].

Bảng 3.05 : Các chỉ tiêu cơ lý bao quanh Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từ IIK30 đến IIK140 [2]

Tên đá Giới hạn bền nén σn (MPa)

Giới hạn bền kéo

σk (MPa)

Lực dính kết

C (MPa)

Góc ma

sát ϕ(độ)

Khối lượng thể tích (g/cm3)

Tỷ

trọng Hệ số kiên cố

f

Sạn kết 112,6 19,9 45,1 37 2,54 2,57 8 ÷10 Cát kết 90,1 12,1 35,1 36,5 2,62 2,80 6 ÷ 8 Bột kết 42,2 9,3 18,9 37,2 2,59 2,69 4 ÷ 6

Đánh giá khối đá của lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từ IIK30

÷IIK140 theo các chỉ tiêu của RMR như sau (xem kết hợp bảng 3.01 và bảng 3.02):

RMR = I1 + I2 + I3 + I4 + I5 + I6 = 15+17+15+25+7-2 = 77

Theo phân loại khối đá của Bieniawski, khối đá bao quanh đường lò được đánh giá là khối đá loại II có chất lượng đá tốt. Áp dụng theo Cummings

& Kendorski 1982 – mối liên hệ giữa kết cấu chống với phương pháp phân loại khối đá của Bieniawski, thì đường lò sử dụng kết cấu chống neo thưa.

Chi tiết xem hình 3.4.

Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từIIK180 đến IIK300:

Đường lò đi qua các lớp đất đá bao gồm cát kết, bột kết, sét kết và sạn kết. Trong đó, thành phần chủ yếu của đất đá là bột kết chiếm 80%, sạn kết chiếm 10% , sét kết chiếm 2% và cát kết chiếm 8%. Độ bền nén đơn trục của đất đá từ 50÷100 MPa, đất đá bị phong hóa nhẹ, số lượng khe nứt khá dày, khoảng cách giữa các khe nứt từ 0.2÷0.6m. Độ mở khe nứt từ 1÷5mm. Góc cắm các khe nứt từ 20º÷45º vuông góc với trục đường lò và cắm theo hướng đào. Hầu như không có nước chảy vào phía trong lò. Chỉ số RQD: 40÷70%

[2].

Bảng 3.06 : Các chỉ tiêu cơ lý bao quanh Lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từ IIK180 đến IIK300 [2].

Tên đá Giới hạn bền nén σn (MPa)

Giới hạn bền kéo

σk (MPa)

Lực dính kết

C (MPa)

Góc ma

sát ϕ(độ)

Khối lượng thể tích (g/cm3)

Tỷ

trọng Hệ số kiên cố

f

Sạn kết 106,6 20,2 44,1 32,2 2,60 2,55 8 ÷10 Cát kết 85,2 13,3 37,9 29,4 2,68 2,43 6 ÷ 8 Bột kết 39,1 10 19,8 28,1 2,55 2,66 4 ÷ 6

Sét kết 15,2 5,2 2,7 23 2,47 2,53 2 ÷ 4

Đánh giá khối đá của lò xuyên vỉa Tây Bắc I mức -220, đoạn từ IIK180÷IIK300 theo các chỉ tiêu của RMR như sau (xem kết hợp bảng 3.01 và bảng 3.02):

RMR = I1 + I2 + I3 + I4 + I5 + I6 = 7+13+10+10+10-2 = 48

Theo phân loại khối đá của Bieniawski, khối đá bao quanh đường lò được đánh giá là khối đá loại III có chất lượng đá tương đối tốt. Áp dụng theo Cummings & Kendorski 1982 – mối liên hệ giữa kết cấu chống với phương pháp phân loại khối đá của Bieniawski, thì đường lò có thể sử dụng kết cấu chống neo, bê tông phun hoặc neo bê tông phun kết hợp lưới thép. Chi tiết xem hình 3.5.

Hình 3.4 Sơ đồ lựa chọn loại hình chống giữ hợp lý cho công trình ngầm theo Cummings & Kendorski 1982

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng neo chất dẻo cốt thép kết hợp lưới thép và bê tông phun tại các đường lò xuyên vỉa mỏ than mạo khê (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)