Khái quát chung về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và gis để phân tích biến động diện tích đất lúa của huyện hải lăng tỉnh quảng trị, giai đoạn 2000 2010 (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN HẢI LĂNG- TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu

Hải lăng là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý từ 16033’40” đến 16048’00” vĩ độ Bắc và từ 107004’01” đến 108023’30” kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và Thị xã Quảng Trị.

- Phía Nam giáp huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Đakrông.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1 Địa hình

Địa hình của huyện nghiêng từ Tây sang Đông, có thể chia thành 3 tiểu vùng là: vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển.

- Vùng đồi núi thấp: đây là vùng gò đồi nằm ở phía Tây của huyện có độ cao 40- 50 m so với mực nước biển, thích hợp cho các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.

- Vùng đồng bằng: đây là vùng nằm giữa vùng gò đồi và vùng cồn cát, bãi cát, có một số khu vực thuộc các xã Hải Hòa, Hải Thành có độ cao thấp hơn mặt nước biển nên vào mùa mưa lũ hay bị ngập lụt, đất đai thích hợp cho trồng lúa nước.

- Vùng cồn cát ven biển: đây là vùng có độ cao bình quân 6- 7 m so với mực nước biển, thích hợp cho việc nuôi tôm theo quy mô công nghiệp.

2.1.2.2. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Hải Lăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình, gió Tây Nam khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm ướt về mùa Đông. Nền nhiệt tương đối cao và có sự phân hóa trong năm tạo nên mùa nóng và mùa lạnh.

+ Tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9.0000C, tổng lượng nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng. Nhiệt độ không khí trung bình năm vào khoảng 25,10C; nhiệt độ cao nhất là 41,70C và thấp nhất là 9,40C.

+ Lượng mưa trung bình khoảng 2.500- 2.700 mm..Độ ẩm tương đối trung bình từ 78- 85% nhưng có thời điểm xuống dưới 40% (từ tháng 4 đến tháng 8).

- Thủy văn: Hải Lăng có 4 hệ thống sông chính

+ Hệ thống sông Ô Lâu- Ô Giang nằm ở phía Nam của huyện chảy qua các xã Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa, có dòng chính dài khoảng 65 km, lưu lượng dòng chảy trung bình 44 m3/s, diện tích lưu vực 855 km2.

+ Sông Nhùng chảy từ Hải Lâm qua Hải Phú, Hải Thượng, Hải Quy đổ ra sông Thạch Hãn.

+ Sông Bến Đá chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn xã Hải trường.

+ Sông Vĩnh Định bắt nguồn từ sông Thạch Hãn chảy qua trung tâm vùng đồng bằng của huyện đổ về sông Ô Lâu.

2.1.2.3. Tài nguyên đất đai

* Về mặt thổ nhưỡng: Toàn huyện có 11 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất. Trong đó, Vùng đồng bằng và vùng ven biển: 11 loại; Vùng đồi núi: 4 loại.

- Nhóm đất cồn cát biển: có tổng diện tích 6.641 ha, trong đó: Cồn cát trắng (loại đất Cb): 6.614 ha; Đất bãi cát ven sông biển (loại đất Cc): 27 ha.

- Nhóm đất cát biển (loại đất C):4.840 ha.

- Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi suối: Diện tích 2.643 ha. Trong đó: Đất phù sa được bồi: 2.623 ha; Đất phù sa ngòi suối: 20 ha.

- Nhóm đất phù sa không được bồi ( Kể cả loại đất P/c và P/f):1.193 ha.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 723 ha. Trong đó: Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (loại đất Pf) 155 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (loại đất Fl): 568 ha.

- Nhóm đất phù sa Glây, đất thung lũng dốc tụ, đất lầy: diện tích là 8.495 ha. Trong đó: Đất phù sa Glây (loại đất Pg): 7.835 ha; Đất lầy (loại đất J): 309 ha;

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 351 ha.

- Nhóm đất than bùn:23 ha.

- Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ: 1.502 ha.

- Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét: 16.049 ha.

- Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít và vàng nhạt trên đá cát: 3.026 ha. Đất xói mòn trơ sỏi đá: 780 ha.

* Theo cơ cấu sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2012 là 42.513,43 ha. Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 35.195,01 ha, chiếm 82,79% tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp đầu người toàn huyện là 0,4 ha/người.

Đất phi nông nghiệp có diện tích là 5.555,96 ha, chiếm 13,06% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tương đối đồng đều khắp các xã, thị trấn trong huyện. Diện tích đất chưa sử dụng còn 1.762,46 ha chiếm 4,15 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.

2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.3.1. Tình hình kinh tế

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

chủ nghĩa, nền kinh tế huyện Hải Lăng cũng đã có bước phát triển. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng tăng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 12,7%, trong đó: Nông - lâm - ngư nghiệp: 4,7%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 21,9%; Dịch vụ: 17,4%. Về cơ cấu kinh tế, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 42%, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 27%, ngành dịch vụ chiếm 31%.

2.1.3.2. Dân số, lao động

Theo số liệu thống kê năm 2011 của Phòng Thống kê huyện Hải Lăng thì huyện có 22.641 hộ với tổng dân số là 86.225 người, mật độ dân số 203 người/km2. Hải Lăng là huyện có quy mô dân số tương đối lớn trong tỉnh, mật độ dân số rất cao so với trung bình của tỉnh (126 người/km2). Tuy vậy, sự phân bố dân cư lại không đồng đều, cao nhất ở Thị trấn Hải Lăng đạt 1.020 người/km2 và thấp nhất là ở xã Hải Lâm 47 người/km2 do nhiều yếu tố tác động như: địa hình, tài nguyên đất đai, giao thông, văn hóa xã hội, y tế,... Dân số trong độ tuổi lao động của Huyện là 40.145 người.

2.1.3.3. Giáo dục, y tế

* Giáo dục

Hệ thống giáo dục những năm qua đã được quan tâm đầu tư phát triển cả về chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư, mua sắm, phục vụ tốt cho nhu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục được nâng cao so với các năm trước. Phong trào học sinh giỏi tiếp tự dành được thành tích cao. Đội ngũ giáo viên và nhân viên trường học không ngừng được đào tạo nâng cao về trình độ. Tích cực thực hiện công tác huy động học sinh trong độ tuổi đến trường. Công tác phổ cập giáo dục được đẩy mạnh. Duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi ở 100% xã, thị trấn. Tích cực chỉ đạo thực hiện phổ cập bậc Trung học, kết quả có 40% xã, thị trấn đạt chuẩn( tăng 25%). Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng. Trong năm qua đã công nhận thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 32/61 trường và công nhận

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và gis để phân tích biến động diện tích đất lúa của huyện hải lăng tỉnh quảng trị, giai đoạn 2000 2010 (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)