CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT LÚA CỦA HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2000-2010
3.1. Phương pháp phân tích biến động theo bản đồ và các chỉ tiêu phản ánh biến động
3.1.1. Phương pháp phân tích biến động theo bản đồ
Việc phân tích biến động lại dựa vào kết quả chồng xếp hai lớp vector của hai thời điểm. Việc chồng xếp này dựa vào các chức năng phân tích không gian của GIS. Chức năng cơ bản nhất trong việc phân tích biến động chính là chức năng Intersection. Có thể mô tả chức năng này qua sơ đồ sau:
Hình 3.1 : Mô tả về chức năng intersection
Bản chất của công cụ intersection này là lấy phần giao nhau của các
đối tượng trên hai lớp khác nhau tạo thành nhiều đối tượng mới (nhỏ hơn). Về thuộc tính, lớp đối tượng mới tạo ra này có tất cả thuộc tính của hai lớp dữ liệu đầu vào.
Sau khi tạo được lớp vector mới, việc phân tích biến động cũng được thực hiện bằng cách tạo ma trận biến động như trong phương pháp nghiên cứu biến động sau phân loại. Phương pháp này có độ chính xác cao và dễ dàng trong quản lí cơ sở dữ liệu.
Ở đề tài này, tác giả chọn phương pháp phân tích sau phân loại kết hợp với phân tích biến động theo bản đồ để đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Hải Lăng.
3.1.2. Những chỉ tiêu phản ánh biến động 3.1.2.1. Tỉ lệ biến động
Tỉ lệ biến động là một giá trị định lượng, nó được thể hiện bằng tỉ số biến động diện tích i (là hiệu số của năm cuối và năm đầu giai đoạn so với diện tích năm đầu giai đoạn), giá trị này có thể âm (-) hoặc dương (+). Tỉ lệ biến động được tính theo công thức:
i = ((S2- S1)/S1)*100 i: Tốc độ gia tăng
S2: Diện tích năm cuối S1: Diện tích năm đầu 3.1.2.2. Chu chuyển đất đai
Chu chuyển đất đai là nội dung của biến động đất đai. Bản chất của biến động đất đai rất phức tạp. Mỗi loại đất trong một thời gian vừa lấy thêm diện tích của các loại khác và bản thân nó cũng có thể chuyển một phần sang các loại khác.
Biểu chu chuyển đất đai là tài liệu làm cơ sở để phân tích đánh giá biến động đất đai theo mục đích sử dụng trong kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực chất, biểu chu chuyển này cũng được thành lập bằng cách tạo bảng chéo và được tổng hợp lại từ bảng ma trận biến động sử dụng đất.
Bảng 3.1: Bảng mẫu chu chuyển sử dụng đất huyện Hải Lăng giai đoạn 2000-2010
Chỉ tiêu
Diện tích đầu kỳ(DT
ĐK 2000)
Biến động các loại đất
Cộng giảm
Biến động tăng(+) giảm(-)
Diện tích cuối kỳ(DT
2010) LU
A CS
D H N K
SO N
ONT …
Đất tự nhiên × Đất trồng
lúa(LUA)
×
Đất chưa sử dụng (CSD)
×
Cây hàng năm khác(HNK)
×
Đất mặt nước(SON)
×
Đất ở nông thôn(ONT)
…..
Cộng tăng DTCK 2010
Các ô nằm trên đường chéo chính là phần diện tích không thay đổi mục đích sử dụng trong một thời kì sử dụng đất. Phần tổng hợp là phần cộng tăng, cộng giảm, biến động tăng giảm và diện tích cuối kì ở cả phần hàng và phần cột..
Cách tính số liệu để lập biểu được tiến hành theo các bước sau:
- Chỉ tiêu cộng tăng: Số liệu trong mỗi ô của hàng này bằng tổng số liệu các ô theo cột của từng mục đích sử dụng đất (không bao gồm ô nằm trên đường chéo chính).
- Chỉ tiêu cộng giảm: Số liệu các ô của cột này bằng tổng số liệu các ô theo
- Chỉ tiêu biến động tăng (+) giảm (-) bằng số liệu cộng tăng trừ đi số liệu cộng giảm của từng mục đích sử dụng đất. Khi cộng tăng lớn hơn cộng giảm thì lấy dấu cộng (+), ngược lại thì lấy dấu (-).
- Chỉ tiêu diện tích cuối kì: Số liệu của cột này bằng số liệu của ô diện tích đầu kì cộng với số liệu của ô biến động tăng giảm.
Trong nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất thì biểu chu chuyển diện tích các loại đất phân theo mục đích sử dụng có một ý nghĩa rất quan trọng.
Nó góp phần thống kê một cách chi tiết và hệ thống tình hình biến động đất đai, đồng thời là cơ sở phân tích đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện trong các kì quy hoạch.