CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI QUẢNG NINH
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh
* Những kết quả đạt được.
- Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp du lịch đã tổ chức khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh. Hoạt động du lịch Quảng Ninh phát triển mạnh trên cả bề rộng và chiều sâu, có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
- Hoạt động đầu tư du lịch thu hút được nhiều nguồn nhân lực trong xã hội. Hệ thống doanh nghiệp chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp chuyên
22 ngành, có uy tín, có thương hiệu; kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, sản phẩm, dịch vụ du lịch được đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ.
- Không gian phát triển du lịch Quảng Ninh được mở rộng và hình thành tương đối rõ nét 4 trung tâm du lịch gồm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Bái Tử Long và Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng.
- Hoạt động du lịch đã tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, song so với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xu thế phát triển bền vững.
- Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đã tạo lập được nhiều ấn tượng về Vịnh Hạ Long - di sản Thiên nhiên Thế giới, hình ảnh con người, vùng đất, Văn hóa Hạ Long - Quảng Ninh.
- Về hoạt động lữ hành: đã kết nối được các tour du lịch với một số thị trường quan trọng trong nước và quốc tế.
- Công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Ninh.
- Các chỉ tiêu phát triển du lịch của Tỉnh được hoàn thành đúng lộ trình đề ra. Mặc dù chịu tác động suy giảm kinh tế thế giới do Covid 19 và việc thay đổi chính sách du lịch của một số thị trường trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng du lịch của Tỉnh vẫn đạt và vượt kế hoạch đặt ra.
2.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019 – 2022
2.3.2.1. Về nguồn khách
- Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh trong năm 2019 đạt trên 14 triệu lượt. Các hoạt động du lịch, lễ hội diễn ra sôi động đã thu hút lượng khách du lịch đến Quảng Ninh trong năm 2019 đạt trên 14 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 5,749 triệu lượt, tăng lần lượt là 14% và 15% so với năm trước. Mức chi tiêu bình quân cho một du khách đã có thay đổi tích cực, tăng 9% so với năm 2018, đạt 2,1 triệu đồng/lượt khách. Những thay đổi trên đã góp phần đưa tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 29.487 tỷ đồng, bằng 125% so với năm 2018, đóng góp vào thu ngân sách nội địa của ngành du lịch đạt 3.568 tăng 30% so với năm 2018 (chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của toàn tỉnh)
- Theo thống kê, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2020 ước đạt 8,8 triệu lượt, giảm 37% so với năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 536 nghìn lượt, giảm 90,7%;
khách nội địa ước đạt hơn 8,3 triệu lượt, tăng 0,6% so với năm 2019. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) năm 2020 sụt giảm mạnh, chỉ bằng 1/3 so với năm 2019.
- Tổng khách du lịch năm 2021 ước đạt 4,38 triệu lượt, bằng 97% so với chỉ tiêu kế
23 hoạch; tổng thu du lịch ước đạt 7.745 tỷ đồng, đạt 85% so với chỉ tiêu kế hoạch. Mặc dù chưa đạt như kỳ vọng đặt ra trong năm 2021 nhưng du lịch Quảng Ninh đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng.
- 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 5 triệu lượt, tăng 107% so với kịch bản tăng trưởng; doanh thu du lịch đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 122% so với kịch bản.
Với cái nhìn tổng quát cho thấy, tăng trưởng về khách có xu hướng tăng. Điều này một mặt chứng tỏ rằng xu hướng nguồn khách đến Quảng Ninh ngày càng tăng và cũng chứng tỏ khả năng cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng tăng cả về năng lực cung ứng và chất lượng cung ứng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế là lượng khách chỉ tập trung chủ yếu ở hai đầu mối trung tâm thương mại, du lịch của tỉnh đó là Hạ Long và Móng Cái.
Với việc bao phủ vaccine, kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, tỉnh Quảng Ninh là một trong số địa phương sớm mở cửa chính thức, phục hồi du lịch từ giữa tháng 3/2022. Sau hơn 2 năm bị gián đoạn do dịch COVID-19, Quảng Ninh đang sẵn sàng những điều kiện tốt nhất để đón chào dự kiến khoảng 10 triệu lượt khách du lịch trong năm nay sau khi đại dịch được kiểm soát.
2.3.2.2. Các đơn vị kinh doanh lữ hành
Năm 1991, mới chỉ có 8 doanh nghiệp du lịch của Quảng Ninh tham gia kinh doanh lữ hành. Hoạt động chính của các doanh nghiệp là đón khách vào tham quan Móng Cái và Hạ Long. Bắt đầu từ năm 1995 đến nay, trước tiềm năng to lớn của thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc tăng nhanh, các doanh nghiệp của Hà Nội và Hải Phòng bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh. Mặc dù có nhiều rào cản do quy định của chính sách, nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia vẫn tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, do sự khác nhau về địa bàn và quy mô nên không phải tất cả các doanh nghiệp đều tận dụng được ưu thế trong việc thiết lập các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn (hầu hết là các doanh nghiệp du lịch trực thuộc trung ương và có thời gian hoạt động lâu) như Sài Gòn Tourist, Việt Nam Tourism, Công ty du lịch Hải Phòng và Công ty du lịch Quảng Ninh. Thông thường các doanh nghiệp lớn này đều có sự hỗ trợ tốt cho hoạt động lữ hành, tạo ra được mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Theo địa bàn thì có 15 đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ninh, 4 đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng, 19 thuộc thành phố Hà Nội, 4 đơn vị thuộc thành phố Hồ Chí Minh, 01 đơn vị thuộc tỉnh Lào Cai.
Bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều đơn vị lữ hành ở Quảng Ninh bị phá sản trong năm 2020 và 2021. Số lượng lao động cũng bị giảm nhanh chóng. Năm 2022, du lịch phục hồi, số doanh nghiệp và lao động quay trở lại ngành gia tăng mạnh. Theo Tổng cục Du lịch, tình hình du lịch Việt Nam tiếp tục đà phục hồi kéo theo số doanh nghiệp du lịch dịch vụ quay trở lại tăng cao, đồng thời cũng gia tăng số lượng tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực này.
24 Trong đó, doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 27,7%. Số lao động đăng ký mới trong lĩnh vực du lịch dịch vụ tăng khoảng 20%. Tính đến tháng 7/2022, tỉnh Quảng Ninh có hơn 30 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hơn 30 doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Nhân sự kiện mở cửa du lịch ngày 15/3 được tổ chức tại Quảng Ninh, Sở Du lịch đã tổ chức chương trình liên kết, xúc tiến du lịch với 28 sở du lịch, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp các tỉnh phía Bắc. Qua đó, trao đổi thông tin về đặc trưng thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, những thế mạnh, tài nguyên du lịch phong phú; xúc tiến, giới thiệu các sản phẩm du lịch Quảng Ninh;
kết nối hợp tác trao đổi chương trình du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch, khai thác hiệu quả nguồn khách giữa các địa phương, tạo động lực mở rộng và phát triển thị trường du lịch.
Từ những số liệu thống kê trên, cho thấy, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là rất đa dạng.
2.3.2.1. Thị trường khách du lịch đến Quảng Ninh 2.3.1.1. Thị trường khách trong nước
- Thị trường khách du lịch từ các đô thị lớn khu vực Bắc bộ, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn: Hà Nội và Hải Phòng.
- Thị trường khách du lịch từ các tỉnh phía Nam, chú trọng thị trường khách du lịch từ TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn: Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc...
- Thị trường các tỉnh duyên hải và biên giới.
Năm 2021, ngành Du lịch Quảng Ninh phấn đấu tổng lượng khách du lịch đến ước đạt 10 triệu lượt; tổng thu từ du lịch đạt 20 nghìn tỷ đồng. Cùng với chính sách kích cầu du lịch trị giá 500 tỷ đồng, ngành Du lịch Quảng Ninh sẽ chủ động làm việc với các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, vận tải để xây dựng các gói sản phẩm khuyến mại kích cầu; tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá, thông tin tuyên truyền thu hút du khách.
Khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh với nhiều mục đích khác nhau, đối tượng cũng đa dạng, nhưng có thể thấy nhiều hơn hết là các đối tượng có thu nhập và đến Quảng Ninh với nhu cầu du lịch lớn. khách du lịch đến với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan các quần thể di tích lớn, du lịch biển đảo như Vịnh Hạ Long, du lịch tâm linh...
2.3.1.2. Thị trường khách du lịch quốc tế
Chỉ tính trong tháng 10 và 15 ngày đầu tháng 11/2020 đã có hơn 1 triệu lượt khách đến các điểm du lịch, dịch vụ trên địa bàn, khách lưu trú đạt gần 270 ngàn lượt người Tổng lượng khách đến Quảng Ninh năm 2020 ước đạt 8,8 triệu lượt người (giảm 37% so với năm 2019), trong đó khách quốc tế đạt hơn 536 ngàn lượt (giảm 90,7%).
Tháng 4 năm 2022 là tháng mở đầu cho du lịch mùa hè tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức chuỗi sự kiện kích cầu du lịch hưởng ứng Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh năm 2022: chương trình lễ hội Carnaval Hạ Long 2022, Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, hoạt động văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao nhân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Chương trình Âm nhạc đường phố do các nghệ sỹ trẻ thể hiện vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần... Kết quả, ước tính 4
25 tháng đầu năm 2022 tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 3 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021; tổng doanh thu ước đạt 5.673 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ năm 2021.
- Thị trường Trung Quốc: Hướng đến đối tượng có khả năng chi trả cao bao gồm: khách du lịch theo tour; khách du lịch tàu biển.
- Thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản: tập trung vào phân khúc khách nghỉ dưỡng cao cấp, khách du lịch tàu biển.
- Thị trường Châu Âu: Hướng đến các nước Tây Âu: Pháp, Đức, Hà Lan.
- Thị trường ASEAN: chú trọng về du lịch biển đảo và du lịch văn hóa - Thị trường Úc: chú trọng về du lịch tâm linh, di lịch mạo hiểm
2.3.2.2. Các đơn vị kinh doanh lữ hành
Nếu như năm 1960, trên địa bàn Quảng Ninh mới chỉ có Công ty Du lịch Quảng Ninh hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là đón tiếp, phục vụ các đoàn khách trong và ngoài nước tới tham quan, nghỉ ngơi tại Hạ Long. Năm 1991, có 8 doanh nghiệp du lịch của Quảng Ninh tham gia kinh doanh lữ hành. Hoạt động chính của các doanh nghiệp là đón khách vào tham quan Móng Cái và Hạ Long. Bắt đầu từ năm 1995, trước tiềm năng to lớn của thị trường khách Trung Quốc, các doanh nghiệp của Hà Nội và Hải Phòng bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh lữ hành tại Quảng Ninh. Mặc dù có nhiều rào cản do quy định của chính sách, nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia vẫn tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, do sự khác nhau về địa bàn và quy mô nên không phải tất cả các doanh nghiệp đều tận dụng được ưu thế trong việc thiết lập các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn (hầu hết là các doanh nghiệp du lịch trực thuộc trung ương và có thời gian hoạt động lâu) như Sài Gòn Tourist, Việt Nam Tourism, Công ty du lịch Hải Phòng và Công ty du lịch Quảng Ninh. Thông thường các doanh nghiệp lớn này đều có sự hỗ trợ tốt cho hoạt động lữ hành, tạo ra được mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Theo địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến tháng 6/2015 thì có 15 đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ninh, 4 đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng, 19 thuộc thành phố Hà Nội, 4 đơn vị thuộc thành phố Hồ Chí Minh, 01 đơn vị thuộc tỉnh Lào Cai.
Đến tháng 7/2022 tỉnh Quảng Ninh đã có hơn 30 doanh nghiệp du lịch nội địa và hơn 30 doanh nghiệp du lịch quốc tế cùng hoạt động, tổng doanh thu về du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 1254 tỷ đồng và số lượt khách 7 tháng đầu năm 2022 đạt 10, 3 triệu lượt, tăng 68% so với cùng kì năm 2021.
Từ những số liệu thống kê trên, cho thấy, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là rất đa dạng.