CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
3.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch
3.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm và phát triển loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn
Du lịch Quảng Ninh không ngừng đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Các sản phẩm du lịch ngày càng được đầu tư, nâng cấp, dần khẳng định thương hiệu;
nổi bật là các sản phẩm du lịch tâm linh, ẩm thực, biển đảo, văn hóa, vui chơi giải trí - nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch đã trở thành thương hiệu, như: Vịnh Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh, Cáp treo Nữ hoàng, Vòng quay mặt trời, Sunworld Halong Complex, FLC Hạ Long, Yoko Onsen Quang Hanh... tiếp tục cung cấp những dịch vụ vui chơi giải trí - nghỉ dưỡng chất lượng cho du khách.
Để cung cấp sản phẩm du lịch hấp dẫn, tỉnh đang nỗ lực xây dựng những điểm đến bốn mùa. Nhiều điểm du lịch tâm linh đang hướng đến việc tổ chức các sự kiện, nghi thức phật sự quanh năm, chú trọng đổi mới các sản phẩm, dịch vụ gắn với đảm bảo an toàn phòng dịch để thu hút du khách. Từ năm nay, các sự kiện, nghi thức tâm linh tại Khu di tích danh thắng Yên Tử được tổ chức trải đều trong năm, tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tham quan, lễ Phật của người dân và du khách.
Các dịch vụ trải nghiệm đổi mới thường xuyên, phù hợp với từng thời điểm trong năm.
Dịp hè đến Yên Tử, du khách được lựa chọn nhiều gói nghỉ dưỡng trong ngày, dài ngày với nhiều tiện ích chăm sóc sức khỏe, dịch vụ, trải nghiệm văn hóa đêm hội làng, chợ quê... Các khu du lịch tâm linh trọng điểm của tỉnh, như Di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, đền Cửa Ông, chùa Cái Bầu... được trùng tu, tôn tạo, chú trọng đổi mới các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút du khách đến tham quan, chiêm bái quanh năm.
3.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ du lịch có tác động trực tiếp đến sự phát triển của điểm du lịch đó, để du lịch Quảng Ninh được hoàn thiện hơn nữa thì cần trú trọng tới việc nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch, cũng không thể thiếu việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú.
Có thể khẳng định, hoạt động kinh doanh lưu trú giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Để có được điều đó, đòi hỏi các cơ sở lưu trú cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, như: trang thiết bị, cơ sở vật chất, tiện nghi, chất lượng nguồn nhân lực, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách, thái độ phục vụ.
Các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác quản
35 lý hoạt động cơ sở lưu trú; tham mưu cho tỉnh thu hút nhiều hơn nữa đối với các dự án xây dựng khách sạn từ 4 - 5 sao để nâng cao chất lượng dịch vụ, hấp dẫn đối với du khách, góp phần thúc đẩy du lịch trên địa bàn ngày càng phát triển bền vững.
3.3.3. Đào tạo chất lượng nguồn nhân lực
Hiện nay nguồn lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch của tỉnh Quảng Ninh còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Để phát triển du lịch hơn nữa thì cần phải đào tạo đội ngũ lao động để phục vụ khách du lịch tốt hơn, nên việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ cho hoạt động du lịch là rất cần thiết.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực phẩm chất tốt.
- Tăng cường số lượng lao động phục vụ trong hoạt động du lịch đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên.
- Đào tạo giáo dục về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức như:
+ Đạo đức nghề nghiệp: nhân viên theo ngành du lịch phải có đầy đủ
nhân sinh quan và những giá trị đạo đức cao quý, biết tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật, văn minh, lịch sự, cởi mở, thân thiện, trung thực, có trách nhiệm với môi trường, yêu nước.
+ Tu dưỡng văn hoá: phải có đủ nhận thức về văn hoá, nghệ thuật, tìm hiểu kiến thức cơ bản về văn hoá du lịch của đất nước, có trách nhiệm bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc.
+ Chuyên môn nghiệp vụ: có kỹ năng trính độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch sao cho họ hài lòng nhất.
+ Ý thức nghề nghiệp: yêu nghề, tôn trọng nghề, nhẫn nại, nhiệt tình thân thiện với du khách, đồng thời tinh tế để phục vụ khách hàng kịp thời, vừa ý.
+ Trình độ ngoại ngữ: phải có trình độ ngoại ngữ thì mới phục vụ khách nước ngoài một cách tốt nhất.
- Có các chính sách phù hợp thu hút con em địa phương vào hoạt động du lịch. Hiện nay thu nhập của hướng dẫn viên tại các điểm du lịch trong toàn tỉnh còn thấp khó thu hút được người có trình độ vào làm việc. Chính vì vậy, giải pháp đặt ra là cần tăng thu nhập cho hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.3.4. Xúc tiến quảng bá du lịch
Tỉnh Quảng Ninh nói chung muốn phát triển thu hút du khách hơn nữa, hoạt động tuyên truyền quảng bá là không thể thiếu được. Việc tuyên truyên quảng bá cần phải tiến hành lâu dài và đa dạng về hình thức nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của du khách, kích thích nhu cầu của họ. Phát hành những tờ rơi, tập gấp in đẹp mang một thông số thông tin cần thiết về từng di tích trong toàn tỉnh. Sử dụng các thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình là các phương tiện có khả năng truyền thông tin rộng rãi đến mọi du khách trong và ngoài nước.
Đưa du khách trở thành kênh quảng cáo hữu hiệu. Những thông tin truyền miệng phản hồi từ phía du khách đã đến khu di tích là một hình thức quảng cáo rất hiệu quả mang lại lợi
36 nhuận. Vì vậy cần xây dựng hình ảnh tốt về chất lượng hoạt động tại du lịch tại tỉnh. Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo khoa học, triển lãm văn hoá nghệ thuật nhằm khuyếch trương quảng bá giới thiệu hình ảnh của điểm du lịch toàn tỉnh và quần thể di tích phủ dầy với du khách trong và ngoài nước. Kết hợp với một số điểm du lịch khác của tỉnh qua đó giới thiệu tới khách du lịch nguồn tài nguyên văn hoá của địa phương.
Công tác tuyên truyền quảng bá cần diễn ra đều đặn lâu dài và luôn có sự nỗ lực sáng tạo, đổi mới. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách của nhà nước cho hoạt động quảng bá hình ảnh của du lịch Quảng Ninh.
3.3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác
Tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên duy chỉ trong phạm vi toàn tỉnh thì khả năng hoạt động du lịch chưa cao. Do đó, cần có sự liên kế hợp tác, không chỉ với các tỉnh lân cận mà cần mở rộng hơn nữa với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ nhất, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ninh tới các quốc gia khác.
Thứ hai, liên kết có hiệu quả cũng thu hút được nguồn vốn lớn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng du lịch…
Thứ ba, tiến tới việc phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Ninh.
Tiểu kết chương 3
Chương này đã giúp chúng ta thấy được các giải pháp cần phải làm để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động du lịch lữ hành ở Quảng Ninh. Mặ dù có nguồn lợi về biển, đảo khá phong phú và đa dạng, song ngành du lịch tỉnh này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có và các bước quy hoạch còn nhiều gián đoạn. Chính vì thế, những giải pháp trên đây phần nào có thể giúp Quảng Ninh khôi phục được thế mạnh của mình và mở rộng hợp tác du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.