CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước
Cùng với sự phát triển đập RCC trên thế giới, ở Việt Nam ta trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay đã thực hiện khoảng hơn 15 dự án lớn và vừa sử dụng công nghệ thi công RCC, đứng thứ 3 thế giới về số lượng đập RCC cao trên 100m, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản (Trung Quốc có 35 đập, Nhật Bản có 15 đập, Việt Nam có 8 đập). Tốc độ thi công nhanh, hiệu quả cao là n hững ưu việt của loại hình công nghệ này so với dùng công nghệ thi công bê tông truyền thống.
Trong quá trình thi công cũng như vận hành các nhà máy có đập sử dụng RCC, đã có nhiều nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành phần vật liệu cũng như một số đặc tính khác đến chất lượng cũng như tính ổn định của RCC.
Vũ Đình Duyến – Trường Đại học Thủy Lợi [1] đã nghiên cứu phối trộn tối ưu giữa cát xay và cát nhỏ tự nhiên làm cốt liệu mịn cho bê tông thông thường và RCC nhằm nâng cao tính ưu việt của vật liệu tại chỗ và giảm giá thành công trình.
Nguyễn Văn Đoàn – Viện Vật liệu Xây dựng [2] đã trình bày khái quát một số vấn đề về nguồn phụ gia khoáng, vai trò và sử dụng hiệu quả phụ gia khoáng cho chế tạo RCC ở Việt Nam để nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công trình.
Nguyễn Quang Hiệp - Viện chuyên ngành bê tông– Viện KHCN Xây dựng- Bộ Xây Dựng [3] đã trình bày những triển vọng lớn áp dụng công nghệ RCC ở Việt Nam cũng như khuyến cáo về công tác nghiên cứu vật liệu, thử nghiệm công nghệ và xây dựng qui trình thi công, kiểm tra nghiệm thu RCC gắn với đặc điểm của từng công trình cụ thể.
Nguyễn Như Oanh – Văn phòng Tư vấn thẩm định TK và GĐCLCT [4] đã nghiên cứu nguyên nhân gây nứt và một số biện pháp nâng cao khả năng chống nứt của RCC để nâng cao tính an toàn và nâng cao tuổi thọ của các đập RCC.
Nguyễn Thị Thu Phương – Bộ môn vật liệu - Trường Đại học Thủy Lợi [5]
đã nghiên cứu vai trò của phụ gia khoáng trong RCC. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ gia khoáng cho RCC có vai trò thay thế một phần xi măng để giảm lượng tỏa nhiệt trong RCC, tham gia phản ứng hydrat hóa tạo sản phẩm đóng rắn giúp nâng cao cường độ và cải thiện các tính chất khác của RCC, bổ sung thêm thành phần hạt mịn để tăng tính dễ đổ cho hỗn hợpRCC và cải thiện cấu trúc của bê tông.
Nguyễn Quang Phú - Trường Đại học Thủy Lợi [6] nghiên cứu ảnh hưởng của tro bay nhiệt điện và puzơlan thiên nhiên đến một số tính chất cơ lý của RCC và đãđưa ra nhận định rằng: Tro bay nhiệt điện hay puzơlan thiên nhiên đều là những loại phụ gia khoáng không thể thiếu trong thiết kế, thi công RCC. Mặc dù mức độ ảnh hưởng của chúng tới tính chất của bê tông có khác nhau nhưng chúng đều có khả năng cải thiện tính chất của RCC. Trong những trường hợp yêu cầu thiết kế không cao, hoàn toàn có thể sử dụng puzơlan thiên nhiên để thay thế tro bay, nhất là các công trình RCCở rất xa nơi cung cấp nguồn tro bay cần thiết cho công trình.
Nguyễn Thanh Sang– Trường Đại học Giao thông Vận tải [7] đã nghiên cứu về vật liệu chế tạo, thiết kế thành phần cấp phối và nghiên cứu một số tính chất của RCC có thể sử dụng cho kết cấu đường ôtô.
Nguyễn Thế Thành - Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 [8] nghiên cứu ứng dụng vật liệu đá basalt lỗ rỗng cho RCC thủy điện Đồng Nai 3. Trong đó đưa ra điểm khác biệt cơ bản của đập RCC thuỷ điện Đ ồng Nai 3 là không dùng phụ gia khoáng puzơlan hoặc tro bay. Thay vào đó là basalt hạt mịn được xay từ basalt lỗ rỗng với thành phần cấp phối thích hợp nhưng vẫn đảm bảo các đặc tính của RCC, như vậy giá thành có thể sẽ thấp. Đây là một vấn đề cần được qua n tâm đối với các dự án mà tại đó xa nguồn cung cấp tro bay, puz ơlan và tại khu vực công trường có mỏ đá basalt.
Huỳnh Bá Kỹ Thuật, Nguyễn Văn Quý - Trường Đại học Xây dựng [9]
nghiên cứu ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn tại Việt Nam, trình bày những thực trạng và thách thức, đồng thời đưa ra những quan điểm về công tác nghiên cứu sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên puzơlan trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thay thế xi măng bằng puzơlan đến các tính chất của RCC nhất là sự phát triển cường độ, khả năng chống thấm, độ bền RCC ở các tuổi dài ngày, đề xuất một phương pháp thiết kế thành phần RCC có sử dụng puzơlan Việt Nam.
Đỗ Đình Toát -Trường Đại học Mỏ -Địa Chất (2009) [10] cũng đãđiều tra đánh giá triển vọng Puzơlan tỉnh KonTum và định hướng chế bi ến sử dụng cho bê tông, đặc biệt đối với RCC.
Hoàng Phó Uyên - Viện Khoa học Thủy Lợi [11] đãđưa ra phương pháp thiết kế cấp phối hỗn hợp RCC đối với yêu cầu của từng công trình cụ thể để có được sản phẩm RCC chất lượng cao vừa đảm bảo kinh tế tiết kiệm v ừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
CHƯƠNG2