Cơ sở khoanh định các diện tích có triển vọng quặng hóa đồng khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò quặng đồng khu vự nậm ngã nậm tia, lai châu (Trang 91 - 94)

Chương 4: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÌM KIẾM, THĂM DÕ QUẶNG ĐỒNG KHU VỰC NẬM NGÃ - NẬM TIA

4.1. Cơ sở khoanh định các diện tích có triển vọng quặng hóa đồng khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia

Để phân vùng triển vọng quặng đồng học viên dựa vào các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm khu vực nghiên cứu.

4.1.1. Tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm 4.1.1.1. Tiền đề tìm kiếm

Theo V.M. Crayche (1960), tiền đề tìm kiếm là những hoàn cảnh địa chất chỉ ra một cách trực tiếp hay gián tiếp là ở một điều kiện nào đó có thể phát hiện ra mỏ.

Theo Cranhicov (1963), tiền đề tìm kiếm là những yểu tố địa chất xác định điều kiện tìm thấy mỏ trong khu vực nào đó.

Từ những vấn đề đƣợc trình bày về đặc điểm quặng hoá đồng khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia có thể rút ra những tiền đề tìm kiếm quặng đồng trong khu vực nhƣ sau:

- Yếu tố thạch địa tầng :

Có ý nghĩa quan trọng trong việc thành tạo và phân bố khoáng sản. Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các đá phun trào hệ tầng Viên Nam, chiếm diện tích trên 80 km2, chúng kéo dài liên tục từ tây bắc Nậm Mạp - Nậm Tia - Nậm Ngã - Nậm Kinh - Nậm Đo và còn kéo dài xuống đông nam ra ngoài khu vực nghiên cứu. Hệ tầng Viên Nam nằm trong cấu trúc Sông Đà và Sông Mã đƣợc xác định liên quan với quặng đồng, đồng vàng và vàng gốc. Trong diện tích khu vực nghiên cứu các thân quặng đồng đạt giá trị công nghiệp đều nằm trong các đá của hệ tầng này.

- Yếu tố magma:

Hoạt động magma trong diện tích nghiên cứu biểu hiện không mạnh mẽ. Chỉ gặp các thể xâm nhập nhỏ phức hệ Pu Sam Cáp, chúng xuyên cắt các đá hệ tầng Yên Châu, Đồng Giao ở phía đông bắc khu vực nghiên cứu. Phức hệ Phong Thổ gặp một ít đai mạch nhỏ phân bố giải giác trong khu vực nghiên cứu, chúng xuyên cắt các đá hệ tầng Viên Nam.

- Yếu tố cấu trúc:

Hệ thống đứt gẫy chính trong vùng có phương tây bắc - đông nam kéo dài trùng với phương cấu trúc, liên quan chặt chẽ với sự tạo quặng trong vùng. Hoạt động của các đứt gẫy này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhiệt dịch phun trào tạo quặng trong vùng, đồng thời khống chế và liên quan chặt chẽ với tạo quặng đồng sulfur và đồng tự sinh trong khu vực nghiên cứu. Hầu hết các thân quặng đồng đạt chỉ tiêu công nghiệp trong vùng có phương kéo dài trùng với phương kéo dài của hệ thống đứt gẫy này.

Hệ thống đứt gẫy phương đông bắc - tây nam gồm các đứt gẫy nhỏ cắt ngang phương cấu trúc vùng đánh giá tạo nên các đới dập vỡ. Một vài thân quặng trong vùng có phương phát triển trùng với phương kéo dài của hệ thống đứt gẫy này, nhƣng chúng đều có quy mô nhỏ.

Nhƣ vậy, các đứt gẫy có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các thân quặng, nó là yếu tố thuận lợi cho dung dịch nhiệt dịch đi lên tích tụ quặng.

b. Dấu hiệu tìm kiếm

Theo A.P.Procophev (1973), dấu hiệu tìm kiếm là những yếu tố bất kỳ chỉ sự tôn tại hoặc khả năng tìm thấy khoán sản ở một địa điểm nhất định.

Để dự báo và tìm kiếm quặng đồng khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia cần dựa vào các dấu hiệu sau:

- Vết lộ thân quặng: Trong khu vực nghiên cứu xuất hiện nhiều vết lộ trực tiếp thân quặng. Nó là dấu hiệu trực tiếp rất quan trọng chỉ ra sự có mặt của các thân quặng đồng trong khu vực nghiên cứu.

- Các vành phân tán địa hóa-khoáng vật

Là các dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ ra sự có mặt của một loại hình khoáng sản nào đó. Trên cơ sở này mà từ các biếu hiện của các vành phân tán khoáng vật của malachit, pyrit, covelin, chalcopyrit... Các vành phân tán địa hoá thứ sinh và nguyên sinh Cu là dấu hiệu gián tiếp (thứ sinh), trực tiếp ( nguyên sinh) trong tìm kiếm quặng đồng khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia. Trong các giai đoạn tìm kiếm đánh giá trước đã lấy mẫu, phân tích và khoanh định được các dị thường trong khu vực nghiên cứu nhƣ sau:

+ Khu Nậm Mạp có 8 vành phân tán dị thường bậc III: 24*10-3. + Khu Nậm Tia có 34 vành phân tán dị thường bậc III: 28÷34*10-3. + Khu Nậm Ngã có 15 vành phân tán dị thường bậc III: 26÷30*10-3. + Khu Nậm Kinh có 10 vành phân tán dị thường bậc III: 26÷30*10-3. - Các đá biến đổi

Các đá biến đổi là dấu hiệu tìm kiếm trực tiếp đối với các khoáng sản nội sinh đƣợc phát hiện trong diện tích vùng nghiên cứu. Có khá nhiều các biểu hiện biến đổi nhiệt dịch đƣợc chúng tôi thể hiện trên sơ đồ dự báo tài nguyên khoáng sản bao gồm: epidot hoá, clorit hoá, prenit hoá,calcit hóa, albit hoá, talc hóa...

Đá chứa quặng là bazan olivin có cấu tạo hạnh nhân bị dập vỡ, biến đổi clorit, calcit, prenit hoá. Đá vây quanh quặng là bazan olivin có cấu tạo hạnh nhân bị biến đổi ít hơn.

- Các dị thường địa vật lý

Các dị thường địa vật lý (các dị thường điện trở suất, điện mặt cắt, phân cực kích thích) là dị thường tìm kiếm quặng đồng trong vùng nghiên cứu.

+ Phương pháp đo từ T được tiến hành trong giai đoạn tìm kiếm phát hiện quặng tỷ lệ 1:10.000, nhằm xác định các tập đá có từ tính khác nhau, các đới dập vỡ kiến tạo liên quan với khoáng đồng và các thân quặng đồng công nghiệp trên diện tích nghiên cứu.

Phương pháp mặt cắt phân cực kích thích trong giai đoạn tìm kiếm phát hiện quặng 1:10.000 nhằm khoanh nối các dải dị thường liên quan đến các đới khoáng đồng và các thân quặng đồng công nghiệp. Cùng với phương pháp địa chất, địa hoá thi công hào xác định bản chất các dị thường và phát hiện các thân quặng đồng công nghiệp.

- Phương pháp đo mặt cắt phân cực và đo sâu lưỡng cực trục nhằm khoanh nối các dải dị thường trùng với các thân quặng triển vọng theo đường phương và hướng dốc làm cơ sở để bố trí các công trình khoan, hào để đánh giá các thân quặng có triển vọng nhất.

4.1.2. Kết quả phân vùng triển vọng đồng:

Từ nguyên tắc và tại liệu trình bày trên cho phép chia vùng nghiên cứu ra các diện tích rất có triển vọng (A), có triển vọng (B), chƣa rõ triển vọng (C). (Hình 4.1)

4.1.2.1. Vùng rất có triển vọng A: Diện tích 10 km2

Thuộc nhóm triển vọng này bao gồm các diện tích chứa các thân quặng công nghiệp có triển vọng nhất, đƣợc nghiên cứu chi tiết cấu trúc địa chất và đặc điểm chất lượng quặng ở trên mặt và dưới sâu. Diện tích này trùng với diện tích đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000 và các thân quặng đồng có triển vọng nhất đƣợc đánh giá tính trữ lƣợng cấp 333.

4.1.2.2. Vùng có triển vọng B: Diện tích 31 km2

Thuộc nhóm triển vọng này bao gồm các diện tích chứa các thân quặng đạt yêu cầu công nghiệp, hoặc các điểm quặng đơn lẻ, các điểm khoáng hoá, đƣợc nghiên cứu chi tiết cấu trúc địa chất và đặc điểm chất lƣợng quặng ở trên mặt. Diện tích này trùng với diện tích đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm phát hiện khoáng sản tỷ lệ 1:10.000. Các thân quặng đồng đƣợc dự báo tài nguyên ở cấp 334a.

4.1.2.3. Vùng chƣa rõ triển vọng C: Diện tích 40 km2

Thuộc nhóm triển vọng này bao gồm các diện tích phân bố các đá núi lửa của hệ tầng Viên Nam thuộc diện tích điều tra địa chất bổ sung tỷ lệ 1:25.000. Diện tích này có các tiền đề chứa quặng song chƣa phát hiện đƣợc các thân quặng đồng đạt chỉ tiêu quặng công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò quặng đồng khu vự nậm ngã nậm tia, lai châu (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)