Định hướng công tác thăm dò

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò quặng đồng khu vự nậm ngã nậm tia, lai châu (Trang 103 - 110)

Chương 4: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÌM KIẾM, THĂM DÕ QUẶNG ĐỒNG KHU VỰC NẬM NGÃ - NẬM TIA

4.3. Định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò đồng vùng Nậm Ngã - Nậm Tia

4.3.2. Định hướng công tác thăm dò

Trước hết tập trung ở diện tích triển vọng cấp A, đặc biệt khu trọng tâm Nậm Ngã - Nậm Tia.

a. Sơ bộ nhận định nhóm mỏ thăm dò

Trong vùng nghiên cứu, cấu trúc phức tạp, quặng hóa phân bố rất không đồng đều đến đặc biệt không đồng đều, thân quặng dạng mạch, mạng mạch, thấu kính quy mô nhỏ đến trung bình. Với đặc điểm trên tác giả cho rằng các khu vực thăm dò đƣợc xếp vào nhóm mỏ loại III. Vì vậy, trữ lƣợng cần đạt đƣợc trong thăm dò phục vụ lập dự án đầu tƣ công trình khai thác cần đạt trừ lƣợng cấp 122 và tài nguyên cấp 333. Mạng lưới bố trí các công trình thăm dò nên áp dụng dạng tuyến song song với khoảng cách 40 - 50m, công trình ƣên tuyến 35 - 40m đối với trữ lƣợng cấp 122 và 80 - l00m đối với tài nguyên cấp 333.

b. Lựa chọn phương pháp thăm dò

* Phương pháp đo vẽ địa chất

- Đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 2.000 kết hợp với nghiên cứu địa chất thủy văn, địa chất công trình.

- Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2.000

* Thi công công trình khai đào - Công trình hào

Nhằm phát hiện thân quặng dưới lớp phủ, khống chế thân quặng hoặc đới khoáng hóa để xác định chiều dày, hình thái, kích thước thân quặng theo phương phát triển của chúng. Xác định thế nằm và mối quan hệ giữa quặng hóa với đá vây quanh. Lấy mẫu nghiên cứu thành phần và chất lƣợng quặng. Công trình hào khống chế đƣợc bố trí theo tuyến song song hoặc gần song song. Khoảng cách tuyến hào 40 - 50m cho các khối trữ lƣợng 122 và 80 - 100m cấp tài nguyên 333 cần bố trí một số hào tuyến khống chế hết đới khoáng hóa.

- Công trình giếng

Các công trình giếng này đƣợc thi công trên các vùng có địa hình dốc không thể bố trí khoan, công trình giếng đƣợc kết hợp sử dụng lấy mẫu công nghệ và chỉ bố trí trong khối dự tính trữ lượng 122. Giếng có kích thước l,2x1 m, thi công độ sâu tối đa 25 - 30m.

- Công trình lò

Do địa hình phân cắt mạnh, thân quặng dốc và biến đồi mạnh. Trong trường hợp này để đánh giá quặng hóa dưới sâu cần sử dụng phối hợp công tình lò, giếng, khoan. Đồng thời công trình lò đƣợc sừ đụng để lấy mầu nghiên cứu công nghệ.

Đối với các thân quặng lớn cần bố trí 2 - 3 lò bằng xuyên vỉa trên một số tuyến, nằm kẹp giữa các tuyến khoan. Độ sâu tùy thuộc vị trí phản bố của thân quặng. Để bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế, theo tác giả không nên thi công lò sâu quá 200m. Vị trí và phương vị của lò được xác định bàng máy trắc địa. Thiết đồ lò vẽ 2 vách và nóc, các gương lò có lấy mầu đều vẽ thiết đò trên giấy kẻ ô ly, tỷ lệ 1:200 hoặc 1:100, tùy thuộc vào chiều dài và kích thước lò thăm dò.

- Công trình khoan

Công trình khoan đƣợc sử dụng nhằm mục đích nghiên cửu quặng hóa theo chiều sâu để xác định chiều dày thân quặng, đới khoáng hóa và lây mẫu nghiên cứu chất lƣợng quặng, nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT phục vụ công tác đánh giá chất lƣợng, tính trữ lƣợng và làm cơ sở thiết kế khai thác mỏ. Nếu thân quặng có thế nằm dốc

< 3 0 ° thì áp dụng kỳ thuật khoan đứng, còn các thân quặng có thế nằm dốc > 3 0 ° thì áp dụng kỹ thuật khoan xiên, độ nghiêng so với phương thẳng đứng là 15 - 25°.

* Công tác địa vật lý

- Mục đích: nhằm phát hiện các đới khoáng hóa chứa quặng đồng trong diện tích thăm dò và xác định hướng căm và khả năng duy trì của thân quặng, đới khoáng hóa theo chiều sâu, xác định đới dập vỡ, đứt gãỹ và ranh giới giữa các lớp đá vây quanh thân quặng.

- Lựa chọn phương pháp

Từ đặc trƣng tham số vật lý của đá và quặng, dựa trên đặc điểm và khả năng của từng phương pháp đo địa vật lý cần lựa chọn tổ hợp phương pháp địa vật lý sau:

+ Phương pháp đo mặt cắt phân cực kích thích đo theo thiết bị đối xứng AB = 90m, MN = 10m, d = 10m. Nhằm xác định vị trí các đới khoáng hóa phục vụ cho công tác kiểm tra bằng các công trình khai đào.

+ Phương pháp đo sâu điện trở

Xác định độ sâu, hình thái của các dị thường điện liên quan đến quặng đồng.

+ Lấy và đo mẫu tham số địa vật lý trong phòng xác định 2 chi tiêu tham số

gồm: độ phân cực và điện trở suất, mục đích làm cơ sở cho việc phân tích các tài liệu địa vật lý.

+ Mẫu tham số vật lý đƣợc lấv tại các vết lộ; trong công trình hào gặp quặng;

ở đới đá biến đổi cạnh mạch, đất đá thuộc hệ tầng chứa quặng.

+ Đo karota lỗ khoan: tại mỗi lỗ khoan tiến hành:

. Đo phổ gamma

. Đo điện trở suất của đất đá và quặng . Đo đường kính lỗ khoan .

. Đo độ lệch phương vị lỗ khoan

* Lấy mẫu

- Mẫu quan sát và lát mỏng: lấy trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất thạch học và trong các công tình thăm dò gặp đá gốc chƣa bị phong hóa hoặc phong hóa yếu. Lấy trong tất cả các loại đá đặc trƣng về mầu sắc, cấu tạo và kiến trúc, mức độ biến đổi nhằm phục vụ cho công tác lập bản đồ địa chất thạch học cấu trúc làm cơ sỏ khoanh nối thân quặng và chính xác hóa vị trí công trình thăm dò và khai thác mỏ. Mẫu quan sát kích thước (6x9x12)cm, lấy ở các vết lộ đá gốc. Mẫu lát mỏng lấy ở đá gốc còn tươi, kích thước (2x3x4)cm.

+ Mẫu rãnh: mục đích chính là đánh giá chất lƣợng quặng đồng. Vì vậy, mẫu lấy phân tích hóa, nung luyện và một số mẫu phân tích hấp thụ nguyên tử, quang phổ. Mầu lấy ở công trình khai đào, vết lộ tự nhiên, dài 0,5 - 1,0 m, tuỳ thuộc vào chiều dày thân quặng. Rãnh mẫu sâu 5 - 1 0 cm, rộng 10 - 15 cm. Sử dụng phƣong pháp thủ công tạo rãnh lấy mẫu. Trọng lượng mẫu 10 - 15kg. Trường hợp thân quặng mỏng nhƣng hàm lƣợng giàu (dự đoán theo kinh nghiệm) có thể lấy mẫu dài 0,3 m - 0,5m.

+ Mẫu lõi khoan lấy theo phương pháp chia đôi lõi khoan, một nửa lưu thùng mẫu, một nửa đƣợc gia công gửi phân tích. Chiều dài mầu thay đổi tuỳ thuộc vào sự biến đổi về chiều dày của thân quặng và đới biến đổi có biểu hiện khoáng hoá.

Mạch quặng lấy riêng, đá biến đổi ở vách và trụ có biểu hiện khoáng hoá lấy riêng, chiều dài mẫu 0,5 m đến 1,0 m.

Mẫu khoáng tướng: lấy ở điểm gặp quặng gốc tươi nhằm mục đích xác định tổ

hợp cộng sinh khoáng vật, thứ tự sinh thành, cấu tạo và kiến trúc quặng v.v.... Tại mỗi vị trí lấy 2- 3 mẫu trong mạch và phần rìa tiếp xúc có biểu hiện khoáng hóa kích thước 2x3x3cm. Lấy đại diện cho các thân quặng có mặt trong diện tích thăm dò.

- Mẫu thể trọng nhỏ và độ ẩm: lấy tại vị trí đã lấy mẫu phân tích hóa cơ bản.

Chỉ lấy ở các thân quặng tính trừ lƣợng cấp 122, phân bổ đều theo loại quặng.

- Mẫu thể trọng lớn: Mầu lấy trong công trình thăm dò, thể tích là lm3. Mẫu lấy và cân tại thực địa. Ngoài việc xác định trọng lƣợng mẫu, còn xác định hệ số nở rời. Mẫu lấy bằng cách đào giếng hoặc trong đoạn hào gặp quặng và lấy vào đoạn quặng đã xác định.

- Mẫu giã đãi: mẫu giã đãi lấy trong các mạch quặng, thân quặng nhằm phân tích toàn diện các khoáng vật nặng. Các mẫu gặp đƣợc tách riêng để xác định hàm lƣợng của chúng.

- Mẫu công nghệ: lấy tại thân quặng có thành phần vật chất và đặc điểm thân quặng đại diện, có quy mô lớn. Mẫu công nghệ lấy sau khi có kết quả phân tích cơ bản, trọng lƣợng và vị trí lấy mẫu tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của giai đoạn thăm dò. Trọng lƣợng mẫu không nên nhiều hơn l000kg. Yêu cầu nghiên cứu xác định khả năng thu hồi Cu và các khoáng sản đi kèm trong các thân quặng. Đƣa ra dây truyền làm giàu và thu hồi Cu và các khoáng sản đi cùng hợp lý, hiệu quả, ít hoặc không ảnh hưởng tới môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài luận văn “Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò quặng đồng khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia, Lai Châu” đƣợc thành lập trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu điều tra địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, 1: 10.000, tài liệu địa vật lý, địa hóa...đã tiến hành trên địa phận khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia, Lai Châu. Từ những số liệu trình bày trong luận văn, cho phép học viên rút ra một số kết luận sau:

- Khu vực Nậm Ngã - Nậm là khu vực có cấu trúc địa chất khá phức tạp, các mạch thạch anh sulfur đồng hầu hết có phương kéo dài đông bắc-tây nam, thứ yếu là tây bắc-đông nam, nằm trùng với các đới phá hủy kiến tạo, các thân, mạch có thế nằm xuyên cắt các đá hệ tầng Viên Nam, là bazan olivin có cấu tạo hạnh nhân bị biến đổi epidot, prenit, calcit hoá và các mạch nhiệt dịch prenit, calcit, thạch anh xuyên cắt. Đá vây quanh quặng là bazan olivin có cấu tạo hạnh nhân bị biến đổi ít hơn. Các hoạt động đứt gãy khá mạnh mẽ .

- Quặng hoá đồng khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia có thành phần vật chất khá đơn giản với các khoáng vật chủ yếu là chalcopyrit, ít hơn có pyrit, vàng, galena, sphalerit... Quặng thuộc loại trung bình đến giầu với hàm lƣợng Cu biến đổi trong phạm vi rộng từ 0,30 đến 26,25%.

- Quặng hoá Cu khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia có nguồn gốc nhiệt dịch với hai thời kỳ gồm 4 giai đoạn tạo quặng, trong đó giai đoạn 3 là giai đoạn tạo quặng chính. Với những đặc điểm đã đề cập trong luận văn cho phép xếp quặng hoá đồng ở Nậm Ngã - Nậm Tia vào kiểu quặng hóa đồng sulfua và đồng tự sinh.

- Trên cơ sở sử dụng phương pháp toán thống kê, kết hợp phuơng pháp dự báo sinh khoáng định lƣợng cho phép dự báo khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia có tiềm năng tài nguyên quặng đồng đạt có 579.667 tấn kim loại đồng. Trong đó tài nguyên đã xác định (cấp 333) là 251.836 tấn Cu. Kết quả cho thấy khu vực Nậm Ngã - Nậm Tia ngoài đồng, còn có triển vọng từng loại hình khoáng sản khác nhau nhƣ: vàng, chì - kẽm, antimon…

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, cho phép học viên đƣa ra một số kiến nghị sau :

- Vùng nghiên cứu có tiềm năng về khoáng sản đồng, ngoài đồng còn có Au, Pb-Zn, Sb và Cd. Vì vậy, cần có công trình nghiên cứu đồng bộ và toàn diện để đánh giá triển vọng quặng đồng và khoáng sản có mặt trong vùng, đặc biệt chú ý đánh giá cả phần quặng ẩn, quặng chôn vùi.

- Trong các thân quặng đã phát hiện, ngoài đồng còn có Au, Pb-Zn, Sb và Cd vì vậy trong quá trình điều tra đánh giá thăm dò tiếp đồng cần chú ý đánh giá các khoáng sản đi kèm.

Tuy luận, văn về cơ bản đã đạt mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, song do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế và thời gian hoàn thành luận văn có hạn. Vì vậy, luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế có những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết triệt để.

Những vấn đề này tác giả hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong quá trình công tác sau khi bảo vệ thành công luận văn.

Với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn, một lần nữa học viên luận văn xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Lương Quang Khang, các thầy cô trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Địa chất, Khoa Đại học và Sau đại học, trường Đại học Mỏ - Địa chất, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp đã quan tâm và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tài nguyên và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò quặng đồng khu vự nậm ngã nậm tia, lai châu (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)