Lựa chọn mặt cắt tính toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vỏ phong hóa và ảnh hưởng của phong hóa tới trượt lở khu vực tỉnh bắc cạn (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN NHÂN GÂY TRƯỢT LỞ VỎ

4.4. Đánh giá ổn định sườn dốc hình thành từ vỏ phong hóa bằng phần mềm

4.4.1 Lựa chọn mặt cắt tính toán

Từ cơ sở khảo sát thực địa và tài liệu trượt lở liên quan có thể thấy tại khu vực nghiên cứu trượt lở đa số xảy ra trong vỏ phong hóa của nhóm đá trầm tích lục nguyên giàu khoáng vật alumosilicat, còn lại là rải rác chủ yếu trong vỏ phong hóa của nhóm đá magma xâm nhập, axit trung tính- kiềm á kiềm và nhóm đá phun trào axit- trung tính xen trầm tích phun trào.

* Mt ct 1: Điểm trượt lở PH.3085 ở Thị trấn Bằng Lũng, Chợ Đồn,, Bắc Kạn.

Điểm trượt nằm trong VPH của nhóm đá trầm tích lục nguyên giàu khoáng vật alumosilicat.

- Vách taluy cao ≈ 12m, dốc 60-65° đang xảy ra trượt lở. Khối trượt cao: 12m, dốc 65°, khối trượt kéo dài 25m, sâu 2m, đang có nguy cơ xảy ra trượt lở tiếp.

- Thành phần thạch học: Đất đá cấu thành sườn dốc chủ yếu đá phiến sét, cát bột kết, cát kết của hệ tầng Phú Ngữ bị phong hóa, dập vỡ khá mạnh. Theo quan sát có thể thấy đất ở đây chia thành 4 đới phong hóa (trừ lớp thổ nhưỡng) lần lượt từ trên xuống dưới bao gồm:

+ Đới th nhưỡng (IA): Gồm các thành tạo bở rời, màu nâu vàng, nâu xám.

Bề dày khoảng 0,2 - 0,5m.

+ Lp 1:đới phong hóa mnh không gi cu trúc(1B): Là đới giàu sét, có chứa dưới 10% mảnh đá phong hóa yếu. Sản phẩm phong hoá có màu nâu phớt vàng kiến trúc sét bột, sét bột cát; cấu tạo bở rời, đã xoá nhoà dấu vết của cấu tạo, kiến đá gốc.

+Lp 2:đới phong hóa mnh gi cu trúc (IC): Là đới tương đối giàu sét, có chứa 10 - 50% đá phong hóa yếu. Sản phẩm phong hoá màu vàng, vàng nhạt, liên kết yếu, còn giữ lại cấu trúc của đá đá gốc.

+ Lp 3:đới phong hóa trung bình (IIA): Là đới tương đối nghèo sét; có màu xám, xám trắng, xám phớt vàng, vàng nhạt, chứa 50 - 90% tàn dư đá gốc.

+ Lp 4: đới phong hoá yếu (IIB): Là đới có thành phần vật chất tương tự đá gốc, nhưng có cấu tạo nứt nẻ và mềm yếu hơn.

Chỉ tiêu cơ lý của các đới được trình bày trong bảng 4.4

Bng 4.4. Kết qu thí nghim tính cht cơ lý ti PH.3085

TT Lp Tính cht cơ Trng thái

đất đá γγγγ(kN/m3 ) C (kPa) φ(độ)

1 lớp 1 16,1 15 11

Tự nhiên

2 lớp 2 16,5 19 22

3 lớp 3 17,1 20 16

4 lớp 1 20 12 10

Bão hòa

5 lớp 2 21 14 15

6 lớp 3 21,5 13 12

(Tiếp theo bng 4.4)

* Mt ct 2: Điểm trượt lở PH.1135 ở bản Nà Vài, xã Lãng Ngăm, huyện Ngân Sơn.Điểm trượt cũng nằm trong VPH của nhóm đá trầm tích lục nguyên giàu khoáng vật alumosilicat

Taluy dương cao 20m, dốc 500khối trượtkéo dài 17m, sâu 4m. Khối lượng: 40x100x7x3.14/6 = 14.653m3. Sạt lở xảy ra ở ranh giới đới phong hóa trung bình với đới phong hóa yếu của đá phiến sét, cát bột kết thuộc phân hệ tầng dưới hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1pn1). Trên taluy dương xuất hiện nhiều rãnh xói lớn liên tiếp nhau, dọc từ trên đỉnh taluy xuống chân, các rãnh xói rộng từ 1-2m, chúng liên kết với nhau tạo ra trượt lở liên tiếp trên đoạn dài ≈ 100m, nguy cơ trượt lở có thể trên phạm vi rộng hơn. Mặt cắt vỏ phong hóa gồm 3 lớp được trình bày tại bảng 4.5

Bng 4.5 Kết qu thí nghim tính cht cơ lý ti PH.1135

TT Lp Tính cht cơ Trng thái

đất đá γγγγ(kN/m3 ) C (KPa) φ(độ)

1 lớp 1 16,5 17 21,2

Tự nhiên

2 lớp 2 17,4 19,2 22

3 lớp 3 19 19,9 22,1

4 lớp 1 18,2 12,5 18

Bão hòa

5 lớp 2 19,1 18,4 19

6 lớp 3 20,3 19 21

* Mt ct 3: Điểm trượt lở PH.1048, taluy dương cao 25m, góc dốc 15˚, khối trượt dài 40m, sâu 4m, điểm trượt nằm trong VPH của nhóm đá magma xâm nhập axit- trung tính, kiềm- á kiềm. Thành phần đất đá tại điểm trượt cũng chia làm 3 lớp đại diện cho 3 đới phong hóa trừ đới thổ nhưỡng.Chỉ tiêu cơ lý được thống kê tại bảng 4.6

Bng 4.6 Kết qu thí nghim tính cht cơ lý ti PH.1048

TT Lp Tính cht cơ Trng thái

đất đá γγγγ(kN/m3 ) C (kPa) φ(độ)

1 lớp 1 18,8 30 17

Tự nhiên

2 lớp 2 19,2 27 20

3 lớp 3 19,6 28,8 19,5

4 lớp 1 20,1 21 11,4

Bão hòa

5 lớp 2 21,5 23 18

6 lớp 3 21,7 26 16,2

* Mt ct 4 : Điểm trượt lở BK.1091, taluy dương cao 22m, dốc 35˚, dài 35 m, sâu 3m điểm trượt nằm trong VPH của nhóm đá phun trào axit- trung tính xen trầm tích phun trào.

Bng 4.7 Kết qu thí nghim tính cht cơ lý ti BK.1091

TT Lp Tính cht cơ Trng thái

đất đá γγγγ(kN/m3 ) C (kPa) φ(độ)

1 lớp 1 18,4 25 23

Tự nhiên

2 lớp 2 19,2 23 20

3 lớp 3 20,1 29,1 21

4 lớp 1 20,4 27,4 18,6

Bão hòa

5 lớp 2 20,3 22,3 16

6 lớp 3 22,6 24 18,2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vỏ phong hóa và ảnh hưởng của phong hóa tới trượt lở khu vực tỉnh bắc cạn (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)