Các giải pháp công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vỏ phong hóa và ảnh hưởng của phong hóa tới trượt lở khu vực tỉnh bắc cạn (Trang 108 - 112)

CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN NHÂN GÂY TRƯỢT LỞ VỎ

4.5 Kiến nghị các giải pháp phòng chống trượt lở

4.5.2 Các giải pháp công trình

Những hiểu biết về điều kiện tự nhiên cũng cần được áp dụng trong thi công, khắc phục sự cố trượt lở và duy tu, bảo dưỡng đường, lựa chọn những phương pháp ít xâm hại đến môi trường nhất, chẳng hạn những biện pháp đào xúc, nổ mìn thích hợp, ảnh hưởng ít nhất đến môi trường đất, đá; những biện pháp gia cường thân thiện với môi trường như trồng cỏ v.v…

Trong khu vực nghiên cứu thì các biện các giải pháp xử lý, khắc phục hậu quả trượt lở cần thiết nhất

a, Trng c bo v b mt mái dc:

Cỏ, cây thân bụi và thân gỗ có ảnh hưởng to lớn tới việc làm thay đổi sự cân bằng nước tại các sườn dốc, mái dốc. Thực vật hỗ trợ cho quá trình điều tiết dòng mặt, làm trì hoãn hiện tượng ngấm nước mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tháo khô đất đá nhờ quá trình thoát hơi nước của cây, lớp phủ thực vật còn có tác dụng gia cố cơ học cho đất đá bằng hệ thống rễ của nó và bảo vệ đất đá khỏi bị rửa trôi do nước mưa. Chính vì vậy, biện pháp cải tạo đất bằng trồng cây, cỏ được sử dụng rộng rãi để chống trượt như một biện pháp để ngăn ngừa sự dịch chuyển của đất đá, hoặc là một trong những phương tiện làm ổn định trượt trong tổ hợp nhiều biện pháp chống trượt.

Một trong những biện pháp thân thiện với môi trường và ít tốn kém nhất là trồng cỏ Vetiver. Hiện nay cỏ Vetiver đã được trồng thử nghiệm trên hàng trăm km trên taluy đường Hồ Chí Minh, một số tuyến đường khác ở Quảng Ninh, Khánh Hòa v.v... Cỏ Vetiver đã phát huy rất tốt các tính năng của nó, giảm thiểu rất hiệu quả tai biến trượt lở và các tai biến kéo theo khác. Cỏ Vetiver có điểm mạnh sau:

+ Hạn chế xói mòn bề mặt nhờ bộ rễ sâu liên kết với nhau có tác dụng như tường chắn

+ Giúp phân tán đều lượng nước mặt, nước ngầm có sẵn trong mái dốc hoặc chảy vào mái dốc từ bên.

Tuy nhiên, trồng cỏ Vetiver có nhược điểm là không phát huy tính hiệu quả ngay mà phải sau ít nhất 3-4 tháng, khi bộ rễ đã hoàn thiện. Đối với các taluy sạt lở (đất đá phong hóa mạnh – hoàn toàn) nhưng chưa sạt lở nghiêm trọng và chỉ phát huy tác dụng tốt ở những taluy có độ dốc không lớn hơn 450 - 500.

Đối với các điểm trượt lở trong đá gốc do mặt trượt, thế nằm, hoặc đổ lở thì chúng không có tác dụng.

b, Tiêu thoát nước mái dc:

Mục đích làm giảm hoặc loại trừ hiện tượng tẩm ướt đất đá trên sườn dốc, mái dốc, vì sụ tẩm ướt đất đá ở hầu hết các khu vực trượt là một yếu tố tác động thường xuyên làm biến đổi trạng thái vật lys, độ bền và nhiều tính chất khác của đất đá. Là biện pháp rẻ nhất và rất hiệu quả nếu làm tốt. Tuy nhiên biện pháp này thường lại không được coi trọng và vì thế không được thi công cẩn thận. Các đơn vị thi công đường hầu như mới chỉ để ý đến tiêu thoát nước mặt, chưa có công nghệ tiêu thoát nước ngầm chính vì vậy các công trình làm tường chắn bằng đá xây, rọ đá hoặc bê tông, có hoặc không có cốt thép rất tốn kém lại không đem lại hiệu quả cao.

c,Làm tường chn:

Tường chắn làm việc bằng trọng lượng của chính nó. Người ta xây dựng tường chắn ở chân các sườn quá dốc, nơi mà việc bố trí các công trình chống trượt khác bị hạn chế do không gian hẹp, hoặc cần giảm khối lượng công tác đào để làm thoải sườn dốc và mái dốc. Tường chắn cũng được ưu tiên cho những nơi mà khi thi công các biện pháp chống trượt cần tạo hình tượng kiến trúc cảnh quan chung cho khu vực. Biện pháp phổ biến nhất hiện nay là làm tường chắn bằng đá xây, rọ đá hoặc bê tông, có hoặc không có cốt thép. Tùy theo từng mái taluy mà có các dạng tường chắn thích hợp. Trong vùng nghiên cứu có hơn 100 điểm trượt vừa và nhỏ (theo thống kê từ tài liệu thực tế) nếu được thi công tường chắn ngay từ đầu có thể hạn ngăn chặn không xảy ra.Tuy nhiên, có thể thấy là biện pháp này vừa tốn kém vừa rất không hiệu quả như đèo Gió (Ngân Sơn), TX. Bắc Kạn... Nhiều trường hợp trượt xô đổ cả tường chắn hoặc tường chắn vẫn nguyên vẹn nhưng trượt lại tràn qua tường chắn xuống đường, các tường chắn này xây lên chỉ xây để chờ trượt xảy ra v.v... Sau đây là một số nguyên nhân cũng như nhược điểm của biện pháp này:

+ Tường chắn thường không có chân móng, không có khóa chống trượt;

+ Thường là kiểu tường chắn trọng lực, tức là chỉ dựa trên chính trọng lượng của tường chắn để chống lại lực đẩy của khối trượt;

+ Đặc biệt, chúng thường không phát huy tác dụng ngay mà phải chờ đến khi trượt xảy ra. Đây có lẽ là nhược điểm lớn nhất;

+ Rất nhiều trường hợp tường chắn không làm các lỗ thoát nước, hoặc chính các tường chắn lại cản trở mái dốc tiêu thoát nước.

Tóm lại các biện pháp khắc phục xử lý trượt lở không thể diễn ra một cách độc lập mà phải kết hợp giữa nhiều biện pháp khác nhau để chúng có thể phát huy những ưu điểm và khắc phục những yếu điểm của nhau.

d, Bt thoi, h thp độ cao mái dc bng cách git cp, to cơ:

Mục đích làm giảm trọng lực và các lực khác của đất đá tác dụng lên sườn dốc, mái dốc qua đó làm giảm khả năng dịch chuyển trượt của đất đá.Kinh nghiệm gia cường các mái dốc trên thế giới cho thấy hạ thấp độ cao mái dốc chỉ bắt đầu đạt hiệu quả rõ rệt khi độ cao mái dốc đã giảm đi đáng kể, tới 40%. Bạt thoải mái dốc có thể rất tốt, nhưng ngược lại cũng có thể nguy hiểm khi trọng lượng của khối trượt tiềm năng giảm xuống đáng kể còn áp lực nước lỗ rỗng gây trượt vẫn duy trì.

e, Thiết kế li tuyến đường:

Một số điểm sạt lở như khu vực đã được khắc phục xử lý như xây kè, làm máng thoát nước, ốp mái, giảm độ dốc taluy, trồng cỏ… những vẫn không đem lại hiệu quả, gây tốn kém cho nhà nước về tiền của và công sức.

Những điểm trượt như vậy thường liên quan đến yếu tố địa chất nhiều hơn là nhân sinh, do vậy thì giải pháp thi công hiệu quả nhất là làm đường tránh ra khỏi những đoạn xung yếu, địa chất nền yếu nhằm đem lại sự ổn định cho tuyến đường giao thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vỏ phong hóa và ảnh hưởng của phong hóa tới trượt lở khu vực tỉnh bắc cạn (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)