Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tổng thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 95 - 99)

3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập

3.2.1.7. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tổng thể

Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro toàn diện đầy đủ các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trờng và rủi ro tác nghiệp) theo hớng tập trung tại Trụ sở chính. Hệ thống này cần đợc thống nhất từ trụ sở chính đến các chi nhánh trong toàn hệ thống của NHNo Việt Nam. Trách nhiệm rõ ràng theo từng cấp quản lý:

+ Thành lập Hội đồng quản trị rủi ro, do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc một thành viên độc lập của HĐQT đứng đầu. Các thành viên khác của Hội

đồng quản trị rủi ro là thành viên của HĐQT, Ban điều hành và các phòng, ban của Trụ sở chính. Hội đồng quản trị rủi ro có cách nhìn khách quan, không bị

áp lực từ các nhu cầu điều hành kinh doanh hàng ngày của ngân hàng. Vì vậy, Hội đồng quản trị rủi ro sẽ hoạt động một độc lập với các hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro hàng ngày.

+ Xây dựng quy trình xác định, đo lờng giám sát và kiểm soát rủi ro.

+ Nắm rõ và xác định giới hạn cho tất cả các loại rủi ro.

+ Duy trì hệ thống quản trị rủi ro thận trọng, đầy đủ và phù hợp với định hớng chiến lợc chung của ngân hàng.

+ Đảm bảo mọi rủi ro đều đợc nhận thức rõ, bản chất và qui mô rủi ro mà ngân hàng chấp nhận trên thực tế phù hợp với chiến lợc rủi ro của HĐQT

đề ra.

Tất cả các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hởng đến mục tiêu chiến lợc của ngân hàng sẽ đợc xác định rõ ràng và thờng xuyên xem xét, đánh giá. Hệ thống xác định và đánh giá rủi ro sẽ cho phép xác định đợc những rủi ro mới, rủi ro tiềm tàng, rủi ro có thể kiểm soát đợc.

+ Tham mu cho Tổng giám đốc ban hành các quy trình, thủ tục quản lý rủi ro nhằm thực hiện các chính sách, chiến lợc quản lý rủi ro hàng ngày.

+ Phân loại tài sản có theo mức độ rủi ro, trích lập dự phòng đầy đủ và tham gia xử lý các rủi ro.

+ Thu nhập, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về rủi ro cho Ban

điều hành, Hội đồng quản lý rủi ro, các phòng, ban liên quan và các Chi nhánh.

+ Đảm bảo tuân thủ các giới hạn rủi ro, chỉ số an toàn hoạt động hệ thèng.

3.2.1.8. Phát triển hệ thống quản lý tài sản Nợ - tài sản Có chuyên nghiệp.

Hệ thống quản lý tài sản Nợ tài sản Có chuyên nghiệp (ALM) tập trung - xem xét sự mất cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng trên cơ sở thời hạn thanh toán của các loại tài sản này và sự thay đổi về giá trị của tài sản cũng nh quản lý hiệu quả các quy trình để giảm thiểu các rủi ro. Mục tiêu của chính sách ALM nhằm:

- Đảm bảo nguồn thu nhập từ lãi ổn định và thờng xuyên phát triển.

- Quản lý một cách có hiệu quả các rủi ro thị trờng có khả năng ảnh hởng

đến thu nhập, nguồn thu từ lãi, phí và nguồn vốn của ngân hàng. Nói cách khác, ALM nhằm ngăn ngừa và hạn chế những tác động các yếu tố thị trờng (lãi suất) làm giảm giá trị tài sản và thu nhập từ lãi của ngân hàng.

- Quản lý thanh khoản một cách có hiệu quả để đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phải thanh toán đến hạn.

- Tối đa hoá lợi nhuận.

Để thực hiện đợc các mục tiêu trên, HĐQT của ngân hàng sẽ thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ tài sản Có (ALCO) nằm trong cơ cấu tổ chức của - bộ máy điều hành và chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc.

- Trách nhiệm của ALCO:

+ Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý khả năng thanh toán và những rủi ro lãi suất, tỷ giá.

+ Xác định, thiết lập, trao đổi và kiểm soát các quy trình, thủ tục ALM nhằm quản lý và kiểm soát các rủi ro thị trờng và thanh khoản.

+ Triển khai và giám sát thực hiện những chiến lợc, chính sách tài sản Nợ, tài sản Có nhằm đạt đợc các mục tiêu đề ra.

+ Định giá sản phẩm và tài chính: Quyết định chính sách đầu t, định giá các khoản tín dụng, hoạch định chính sách huy động vốn và chính sách lãi suÊt.

+ Xác định và thiết lập các hạn mức rủi ro lãi suất, tiền tệ và thanh khoản có thể chấp nhận đợc với toàn hệ thống của ngân hàng và tiến hành rà soát các hạn mức đó hàng năm.

+ Phân tích và xác định sự kết hợp tối u chiến lợc tài sản Có và tài sản Nợ, đồng thời đề ra kế hoạch thực hiện.

+ Duy trì đủ mức vốn do HĐQT xác định.

+ Thực hiện và giám sát kế hoạch tài chính và lợi nhuận của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Kiểm soát các diễn biến thị trờng và đảm bảo kế hoạch ứng phó kịp thời với trờng hợp khủng hoảng thanh khoản; định kỳ báo cáo HĐQT và Hội

đồng quản lý rủi ro theo quy định.

+ Cơ cấu và sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban có liên quan theo hớng tập trung các nhiệm vụ quản lý tài sản Nợ - tài sản Có vào

một đầu mối, tránh phân tán, trùng lặp chức năng giữa các phòng, ban có liên quan.

3.2.1.9. áp dụng các nguyên tắc, thông lệ chuẩn mực về quản trị kinh doanh ngân hàng.

Một trong những điều kiện để nâng cao chất lợng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thơng mại nói chung, của NHNo Việt Nam nói riêng là đòi hỏi phải có các nguyên tắc, chuẩn mực. Do vậy, trong thời gian tới, NHNo Việt Nam cÇn:

- áp dụng các thông lệ tốt nhất về quản trị điều hành kinh doanh có hiệu quả

thay thế cho những thông lệ và điều hành kém hiệu quả nh hiện nay, đồng thời đa ra thông điệp chung toàn hệ thống NHNo Việt Nam cam kết không ngừng cải thiện chất lợng dịch vụ ngân hàng. Nh vậy, NHNo Việt Nam cần thực hiện:

+ Quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2000.-

+ Thực hiện chơng trình quản lý chất lợng toàn diện, tức là quản lý một loạt các thông lệ hoạt động mà chủ yếu nhấn mạnh vào việc không ngừng cải thiện chất lợng hoạt động ở tất cả các khâu, các qui trình, các hoạt động:

tín dụng, thanh toán, đầu t, giao dịch, marketing, ngân quỹ, ngoại tệ, quản lý nhân lực và công nghệ, kế toán, kiểm toán nội bộ, hành chính... để bảo đảm chính xác trong việc thực hiện các hoạt động ở mọi cấp và cuối cùng là đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Quản lý chất lợng toàn diện nhằm mục tiêu tạo ra dịch vụ có chất lợng tốt nhất cho khách hàng

+ Đối với hoạt động tín dụng: Ban hành đồng bộ và đầy đủ các chính sách tín dụng, qui trình cấp tín dụng, thẩm định điều kiện cấp tín dụng, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, quản lý nợ và xử lý nợ xấu, bảo đảm tiền vay và thu hồi nợ... Tất cả đợc tập trung trong cuốn sổ tay tín dụng.

+ Đối với hoạt động thanh toán và tài trợ thơng mại: Vận dụng đầy đủ các nguyên tắc và thực hành thanh toán quốc tế. Chuẩn hoá các qui trình và thủ tục thanh toán, chuyển tiền bao gồm cả chứng từ thanh toán, luân chuyển chứng từ, ghi chép kế toán, tra soát.

+ Đối với hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Vận dụng các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nội bộ của Viện kiểm toán viên quốc tế và Hội đồng chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Xây dựng đồng bộ các quy trình, thủ tục, phơng pháp, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm, các chuẩn mực, chỉ tiêu, thông tin chỉ dẫn kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Tiến tới xây dựng sổ tay kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

+ Quản trị rủi ro: Chuẩn hoá các chính sách quản trị rủi ro, qui trình, thủ tục và các tiêu chí và hạn chế đối với các loại rủi ro. Tiến tới xây dựng Sổ tay quản lý rủi ro.

+ Quản trị nhân lực: Thực hiện quản lý lao động theo hệ thống mục tiêu (định lợng) và xây dựng hệ thống khuyến khích, chính sách thu nhập theo kết quả, năng suất lao động.

+ Tạo môi trờng thể chế nội bộ minh bạch và lành mạnh, hiệu quả.

Xây dựng mối liên kết hỗ trợ giữa các đơn vị, phòng, ban để tạo ra sức cạnh tranh bên trong lớn hơn trong qúa trình triển khai các chính sách và ý đồ chiến lợc kinh doanh.

- Hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể và tạo điều kiện cho việc ứng dụng và phát triển các nghiệp vụ kinh doanh và các kỹ năng quản lý tiên tiến. Thực hiện mô hình tổ chức chuẩn mực gồm 3 khối chức năng tách bạch: Khởi tạo kinh doanh và giao dịch Quản lý rủi ro - - Tác nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)