Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiêu ứu đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 74 - 77)

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH NGHỆ AN

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Nghệ An

3.2.4. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Bởi vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

So với vùng kinh tế trọng điểm Bắc trung Bộ và so với cả nước, Nghệ An có tỷ trọng lao động qua đào tạo còn khá thấp (58,2% trong tổng lực lượng lao động).

Đây là một hạn chế lớn của tỉnh trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và hộ nhập kinh tế quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội thì từ nay đến năm 2015, tỉnh phải nâng tỷ trọng lao động lên đào tạo lên 63,2%, đến năm 2020 đạt khoảng 64 – 67%. Để thực hiện được mục tiêu này cần triển khai các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực sau đây:

Đào tạo nguồn nhân lực: Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giao dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước.

Có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quả lý và cán bộ tham mưu theo nhiều kênh: Gửi đến các khóa học do các bộ ngành Trung ương liên quan tổ chức, xin nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác quốc tế để cử ra nước ngoài đào tạo…

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ- du lịch, nông nghiệp… phù hợp với xu thế phát triển khoa học – công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động của các ngành công nghiệp hiện đại trong vùng. Để thực hiện yêu cầu này, tỉnh cần tận dụng tiềm năng của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI trên địa bàn, kêu gọi hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong 10 – 15 năm tới.

Phát triển thêm nhiều trường đại học trong nước và quốc tế. Hiện tại đã có đại học Vinh là trung tâm đào tạo của tỉnh và vùng lân cận, ngoài ra còn có đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, đại học Y, đại học Vạn Xuân và mới đây nhất là đại học Công Nghiệp Vinh.

Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực: Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu vực sản xuất, cần phải tạo cơ sở cho việc thu hút một phần lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực kinh tế khác, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Từng bước hình thành một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành đã được định ra trong đính hượng là: đến năm 2015 lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 40%, công nghiệp – xây dựng chiếm 30% và dịch vụ chiếm 30%.

Giải pháp thu hút nguồn nhân lực và thu hút nhân tài. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có vai trò quyết định không những trong việc thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo cho mỗi cá nhân trong cộng đồng phát huy hết khả năng trí tuệ của mình đóng góp cho xã hội, qua đó có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng sống cho bản thân. Với quan điểm trên, tỉnh cần có những chính sách và cơ chế cụ thể để thu hút nguồn nhân lực.

Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức – bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức của mình trong công việc.

Rà soát kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ có sao cho hài hòa giữa các ngành, giữa giai đoạn trước mắt với giai đoạn lâu dài.

Tổ chức tốt hơn nữa công tác mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch tìm hiểu và giới thiệu việc làm.

Xây dựng cơ chế - chính sách cả về vật chất lẫn tinh thần để thu hút, trọng dụng nhân tài, kết hợp với các trường đại học nuôi dưỡng những tài năng trẻ về xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

KẾT LUẬN

Chỉ số PCI là một công cụ hữu ích để lãnh đạo tỉnh có thể nhìn nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của tỉnh mình. Căn cứ vào chỉ số PCI mà lãnh đạo tỉnh có thể cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó nâng cao kết quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những cải cách nhằm gỡ bỏ rào cản gia nhập thị trường, tăng cường tính minh bạch và khuyến khích các cấp lãnh đạo chính quyền năng động, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận và sử dụng đất đai, xây dựng hệ thống thiết chế pháp lý linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư sẽ đặc biệt có ý nghĩa.

Để nâng cao điểm số cũng như thứ bậc xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Nghệ An cần có những việc làm cụ thể, thiết thực. Lãnh đạo tỉnh đưa ra những chính sách, quyết định, cơ chế… đồng bộ, sẽ góp phần làm cho môi trường kinh doanh được nâng cao, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh thì cần tuân thủ những quy định, đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn còn vướng mắc trong việc hướng dẫn thực thi các quy định của lãnh đạo cấp trên. Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện những khuyết thiếu trong cải cách hành chính, cung cấp thông tin minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Xét cho cùng thì để có thể nâng năng lực cạnh tranh của tỉnh và mục tiêu sau xa là nâng cao chất lượng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cần có sự nhất trí đồng lòng của bộ máy chính quyền trên tinh thần đổi mới, hội nhập. Hi vọng, cùng với sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh có thể đưa Nghệ An trở thành tỉnh phát triển hơn nữa trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiêu ứu đề xuất giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉnh nghệ an (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)