Chương 2 PHÂN TÍCH HO ẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH V À XÂY
2.4. Tác động ủa môi trường đến hoạt động của SVT Thái Dương c
2.4.2.2. Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ v à chính tr ị
* Luật pháp
Ngày 22/01/1991, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đã ban hành Quyết định số 17/NN-CNTY/QĐ về việc ban hành Quy chế quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên về Quản lý thuốc thú y tại Việt Nam, có giá trị làm nền tảng cho việc xây dựng nội dung chương Thuốc thú y trong Pháp lệnh thú y đầu tiên ban hành ngày 15/2/1993.
Hiện nay, để tăng cường biện pháp quản lý thuốc thú y, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật sau:
- Pháp lệnh thuốc thú y do Chính phủ ban hành ngày 12/5/2004 [17].
- Nghị định số 33/2005/ND-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ [35] quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. Trong đó, chương IV gồm các điều từ 52 đến 62 quy định về lãnh vực quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y.
- Quyết định số 10 ngày 10/02/2006 của Bộ Nông ng ệp vhi à Phát triển nông thôn [18] quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y.
- Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN này 6/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành [2] quy định kiểm tra chất lượng thuốc thú y. Để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y, đồng thời thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định về lộ trình thực hiện tốt từ nhà máy sản xuất thuốc thú y. Ngày
83
21.1.2008, Cục Thú y có CV số 87/TY-QLT, thông báo về thực hiện lộ trình GMP, theo đó, hạn cuối cùng để các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn GMP đối với dây chuyền sản xuất các loại thuốc tiêm hoặc thuốc uống dạng dung dịch là vào cuối năm 2008. Các dây chuyền sản xuất các loại thuốc bột cho uống hoặc trộn thức ăn bắt buộc phải đạt GMP vào cuối năm 2010. Khi hết hạn này mà không có chứng chỉ GMP, các sản phẩm đ được phép sản xuất chỉ được lưu hành đến hết ngã ày 31.12.2010. Dây chuyền sản xuất thuốc bột pha tiêm và các dạng thuốc khác có hạn cuối cùng vào năm 2012, nếu không đạt được tiêu chuẩn GMP, các sản phẩm đã được phép sản xuất chỉ được lưu hành đến ết 31.12.2012. Các sản phẩm thuốc tih êm hoặc uống dạng dung dịch của các doanh nghiệp đến 31.12.2008 không có chứng chỉ GMP theo quy định chỉ được lưu hành đến 31.12.2009 [6]. Như vậy, nếu không đạt được chứng chỉ GMP đúng hạn, các DN sản xuất thuốc thú y ẽ phải ngưng hoạt s động sản xuất.
Bảng 2.15 Kết quả điều tra hệ thống quản lý chất lượng của các các cơ sở sản xuất thuốc thú y
Stt Hệ thống quản lý chất lượng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 GMP 27 30,68
2 ISO 18 20.45
3 Chưa đạt GMP, ISO 43 48.86
Tỷ lệ %
GMP ISO
Chưa đạt GMP, ISO
Hình 2.7: Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của các sơ sở sản xuất thuốc thú y Trong số 88 cơ sở sản xuất trong nước, có 2 cơ sở đạt ti7 êu chuẩn GMP
84
(chiếm 30,68%), 18 cơ sở đạt tiêu chuẩn ISO (chiếm 20,45%), còn lại 43 cơ sở (chiếm 48,86%) chưa thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO hay GMP. Điều đáng chú ý là trong số 27 cơ sở sản xuất đạt GMP thì 74% các cơ sở đó đều ở miền Nam, như vậy chúng ta có thể thấy mặt bằng chất lượng thuốc thú y miền Nam nhìn chung cao hơn các cơ sở sản xuất th ốc thú y miền Bắc.u
Số liệu trên cho thấy thị trường thuốc thú y nước ta còn khá phức tạp, sản xuất còn mang tính chất tự phát, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng còn chưa được áp dụng đồng bộ, do đó khó tránh khỏi những bất cập trong công tác quản lý chất lượng, trong việc xây dựng một thị trường thuốc thú y cạnh tranh lành mạnh v ợi ì l ích người tiêu dùng. Tuy sự bùng phát các cơ sở sản xuất thuốc thú y đ đáp ứng ã một phần không nhỏ nhu cầu người tiêu dùng khi ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá nhanh, nhưng đ đến lúc nhà nước cần thiết lập các hệ thống quản lý chất ã lượng cần thiết để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm thuốc thú y.
Trong thời gian tới, do Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, các hàng rào thuế quan sẽ dỡ bỏ, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ đối với trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, các nước ASEAN thành lập AFTA với chương trình ưu đãi thuế quan chung CFPT nhằm thúc đẩy quan hệ mậu dịch giữa các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam cũng ạo t nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập này.
* Xu hướng chính trị đối ngoại
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có môi trường chính trị ổn định cao.
Đây là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp an tâm đầu tư và phát triển mở rộng qui mô sản xuất.
Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới theo xu hướng hòa bình, hợp tác và tôn trọng quyền tự quyết của nhau. Đây là cơ hội để doanh nghiệp trong nước mở rộng quan hệ thương mại các nước, học hỏi kinh nghiệm quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ…
85