4.1.1. Kết quả khảo sát hiện trạng nhà máy Jollibee Việt Nam 4.1.1.1. Công suất nhà máy
Đến thời điểm hiện tại, Jollibee đã có hơn 120 cửa hàng tại Việt Nam trải rộng trên toàn quốc, riêng Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 40% hệ thống cửa hàng trên toàn quốc. Sản phẩm đa dạng nhƣ: Gà giòn vui vẻ, mỳ Ý sốt bò bằm, gà sốt cay… là những món ăn đƣợc đa số khách hàng yêu thích. (Công ty Jollibee Việt Nam)
Vào năm 2011, Công ty đầu tư Nhà xưởng chế biến thực phẩm và kho lạnh Jollibee Việt Nam với công suất 120 tấn sản phẩm/năm tại Kho D5 (tổng kho Sacombank), KCN Tân Kim, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Diện tích nhà xưởng là 2.192m2.
Vào năm 2016, Công ty nâng công suất nhà xưởng chế biến thực phẩm và kho lạnh Jollibee Việt Nam từ 120 tấn sản phẩm/năm lên 3.880 tấn sản phẩm/năm để đáp ứng nhu cầu của thị trường về ngành thức ăn nhanh. Diện tích nhà xưởng là 6.160m2.
Dự kiến đến năm 2024, Công ty sẽ nâng công suất nhà máy lên trên 5.000 tấn sản phẩm/năm.
4.1.1.2. Dây chuyền sơ chế gà rán tại nhà máy Jollibee Việt Nam
Thịt gà tươi sống nguyên con hoặc đã cắt sẵn (thịt đã sơ chế sạch và đóng gói đã đƣợc cấp chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo quy định đƣợc công ty mua về từ các đại lý trong khu vực và các khu vực lân cận. Thịt gà đƣợc vận chuyển về nhà máy bằng xe đông lạnh. Nguyên liệu mua về đƣợc đƣa qua bộ phận tiếp nhận nguyên liệu và bảo quản thịt. Gà nguyên con đƣợc cắt thành miếng nhỏ và gà cắt sẵn đƣợc rửa sạch nhằm loại bỏ tạp chất dính trên thịt, sau đó thịt gà đƣợc rửa lại thêm một lần nữa cho sạch vi trùng và những tạp chất rơi vãi từ quá trình sơ chế. Tiếp đó, nguyên liệu đƣợc kiểm tra thành phần ký sinh trùng và cân khối lƣợng theo nhu cầu chế biến. Sau đó, sản phẩm đƣợc đóng gói bằng bao PE (Polyetylen) và đƣợc bảo quản trữ đông chờ xuất kho chuyển đến các cửa hàng Jollibee.
51
Hình 4.1: Quy trình sơ chế gà rán công nghiệp Jollibee.
Nguyên liệu gà nguyên con
(đã sơ chế)
Nguyên liệu gà cắt sẵn
Cắt (9-10 miếng) CTR
Cắt tỉa/ Phân loại
Rửa/Khử trùng
Ráo nước
Cân
Trộn
Đóng gói
Dò kim loại
Chất sọt
Cấp đông
Bảo quản đông Dd khử trùng
Hỗn hợp gia vị
Bao bì, nhãn
Nước thải;
CTR
Tiêu thụ
52
4.1.1.3. Kết quả khảo sát hiện trạng phát thải
Nước thải từ quá trình sơ chế gà (tẩm ướp): Mỡ động thực vật, vụn thịt, dịch máu, hóa chất tẩy rửa, hóa chất khử trùng, chất thải rắn,… do đó, thành phần và đặc tính của nước thải tẩm ướp gà gồm: BOD5, COD, tổng N, tổng P, Amoni, dầu mỡ động thực vật,… trung bình mức nước phát thải: 67-71m3/ ngày. Thành phần cơ bản của gia vị tẩm ƣớp: hành, tỏi, ớt, gừng, sữa, muối, hạt nêm,...
Kết quả khảo sát nước thải sơ chế gà rán lấy từ nhà máy Jollibee có nồng độ COD dao động từ khoảng 1.345 mgO2/l đến 1.425 mgO2/L, nồng độ BOD5
dao động từ 570 – 610 mgO2/L.
Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu thành phần nước thải sơ chế gà rán tại nhà máy Jollibee
Chỉ tiêu Đơn vị
Ngày QCVN
40:2011 Cột B
1 2 3 4 5 6 7
Lưu
lƣợng m3 68 67 70 67 71 69 68
pH - 6,52 6,75 6,63 6,71 6,74 6,57 6,82 5,5-9
COD mgO2/L 1.425 1.411 1.389 1.345 1.390 1.400 1.378 150
BOD5 mgO2/L 589 572 594 604 600 574 577 50
TN mg/L 140 128 120 135 115 120 125 40
TP mg/L 38 35 29 31 32 28 35 6
Dầu mỡ
thực vật mg/L 8 8,2 7,7 7,8 8,4 7,5 8,1 -
4.1.2. Công nghệ xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy Jollibee
Chủ Dự án đã đầu tư 01 trạm xử lý nước thải với công suất 75 m3/ngày (sinh hoạt: 5,4 m3 + sản xuất: 69,8 m3 để xử lý nước thải sản xuất đạt quy chuẩn của KCN Tân Kim mở rộng tại Long An. Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.
Chi phí đầu tƣ hệ thống XLNT: 2.775.000.000 đồng/ 75m3 suất đầu tƣ 37 triệu VNĐ / m3
Chi phí duy tu bảo dƣỡng: 30.000.000 VNĐ / năm.
53
Chi phí thay thế thiết bị (sau 05 năm : 1.110.000.000 VNĐ (40% giá trị đầu tƣ .
Chi phí xây dựng cụm bể (sau 10 – 12 năm : 1.665.000.000 VNĐ (60%
giá trị đầu tƣ .
Chi phí vận hành hệ thống XLNT là 1.545.000 đồng/ 75m3 (tương ứng 20.600 VNĐ /m3 nước thải). Nếu tính cả chi phí thuê đất và chi phí lãi vay thì chi phí xử lý sẽ là 42.800VNĐ/m3. (Bảng 4.24 Chương 4
Hình 4.2: Công nghệ xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy Jollibee.
Nước thải
Hố bơm
Bể điều hoà
Thiết bị phản ứng
Bể tạo bông
Bể tuyển nổi DAF
Bể trung gian
Bể Mix SBR
Bể SBR 1, 2
Bể khử trùng Máy thổi khí
Máy tách rác
Chất thải rắn Giỏ lọc rác
PAC
A. Polymer
Dd Soda
Máy khuấy
Máy thổi khí
Dd Chlorine
Bơm
Bơm
Bơm
Bơm
Bể chứa bùn
Máy ép bùn dd
Tuần hoàn
nước Nước
tách pha Bồn tạo áp Bơm cao áp
Van điều áp
Nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT,
Cột B
Bơm
Bơm
Bùn thải
54 Tóm lại:
Nước thải phát sinh từ nhà máy sơ chế gà rán Jollibee có lưu lượng phát thải không lớn (70m3/ ngày đêm . Có các thành phần ô nhiễm nhƣ COD, BOD5, TSS, Nitrogen, phosphorus, dầu mỡ động thực vật…Nước thải phát sinh chủ yếu do quá trình rửa thịt gà, rửa các thiết bị phối trộn hỗn hợp gia vị và rửa các thiết bị chứa gà để tẩm ƣớp.
Công nghệ xử lý nước thải hiện hữu là công nghệ A/O: là quá trình xử lý nitrogen, chất hữu cơ tổng hợp, trong đó, các quá trình Nitrification, Denitrification xảy ra liên tục trong các bể Anoxic, Aerotank (Oxic), quá trình Denitrification (khử N) sử dụng nguồn hydrocacbon của nước thải, không cần bổ sung nguồn hydrocacbon bên ngoài, hạn chế sử phát triển các vi khuẩn dạng sợi (Filamentous thường gây nên hiện tượng đánh bóng, khó lắng trong pha lắng. Quá trình Denitrification xảy ra, nâng cao pH, độ kiềm của nước thải, tạo ra oxy giúp cho quá trình Nitrification xảy ra tiếp theo thuận lợi, tuy nhiên cần cung cấp khí cho quá trình xử lý nitrogen.
Nhận định công nghệ:
1. Cụm xử lý keo tụ, tạo bông, tuyển nổi: 1/ Ưu điểm: Ổn định nồng độ đầu vào cụm sinh học; Tách mỡ, cặn, bột, hạt ớt; Giảm COD, BOD5, TN; Giảm TSS; Giảm TP. 2/ Hạn chế: Tiêu tốn năng lƣợng điện vận hành hệ bơm tạo áp; Tiêu tốn hóa chất vận hành: PAC; Polymer; Sinh lƣợng bùn hóa lý từ tạp chất hóa chất.
2. Cụm xử lý sinh học thiếu khí + hiếu khí dạng mẻ: 1/ Ưu điểm: Vận hành ổn định; Kiểm soát đƣợc quá trình xử lý COD, T-N, T-P; Chất lượng nước sau xử lý ổn định; Quy trình tuần hoàn khép kín; Có thể điều chỉnh theo lưu lượng nước vào, ra từng giai đoạn hoạt động của nhà máy; Cụm SBR gồm 02 module, hoạt động an toàn. 2/ Hạn chế:
Diện tích xây dựng hệ thống lớn; Thiếu bể kị khí nên bùn sinh học phát sinh nhiều bùn thải nhiều; Tốn năng lƣợng thổi khí nhiều hơn so với công nghệ truyền thống; Do bể đã định hình sẵn, nên khó chuyển đổi công nghệ khi nâng công suất hoạt động; Hiệu suất xử lý phosphorus thấp hơn công nghệ truyền thống.
Hệ thống xử lý nước thải phức tạp, trong quá trình vận hành phải sử dụng nhiều loại hóa chất (PAC, Polymer, Soda,....) tiêu tốn nhiều điện năng và phát sinh ra bùn thải. Do vậy việc nghiên cứu giải pháp xử lý loại nước thải này theo hướng sinh thái là điều cần thiết.
55