Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC
3.3. Thực trạng quản lý thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.1. Lập dự toán thu thuế
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch lập dự toán của Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành rà soát các nguồn thu, đặc biệt chú trọng đến số thu của các doanh nghiệp trọng điểm, có số thu NSNN hàng năm ổn định.
Công tác lập dự toán được thực hiện theo 3 bước :
40
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn triển khai đến các Chi cục Thuế, các phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và triển khai đến từng cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý doanh nghiệp.
Bước 2:
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài nguyên - Môi trường để dự kiến số thu cân đối sát với khả năng trên địa bàn. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, pháp luật về thuế và chế độ thu ngân sách, yêu cầu các doanh nghiệp trọng điểm dự kiến số thuế phải nộp trong năm kế hoạch và đăng ký với cơ quan Thuế theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bước 3: Tổng hợp báo cáo Tổng cục Thuế về tình hình xây dựng dự toán và đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ thu trên địa bàn quản lý.
Phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế triển khai công tác lập dự toán theo các mẫu biểu và nhiệm vụ Tổng cục thuế giao, phân tích và tổng hợp số liệu báo cáo Tổng cục thuế.
Dưới đây là Bảng số liệu về tình hình lập dự toán và số thu thực tế giai đoạn 2016-2019 :
41
Bảng 3.4. Tổng hợp thu NSNN giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dự toán pháp
lệnh
Thực hiện
Dự toán pháp
lệnh
Thực hiện
Dự toán pháp
lệnh
Thực hiện
Dự toán pháp
lệnh
Thực hiện 1 Tổng thu NSNN 22.900.000 29.093.090 30.718.000 24.789.405 26.690.000 28.026.520 24.243.000 30.910.304 1.1 Thu thuế TNDN 4.561.000 6.856.080 6.211.000 4.314.885 4.939.000 6.795.440 5.642.000 5.407.065
a
Thuế TNDN DN Nhà nước trung ương
5.000 13.165 10.000 9.326 4.500 6.815 15.000 12.230
b
Thuế TNDN DN Nhà nước địa phương
14.000 25.863 19.000 17.981 14.500 20.552 15.000 15.508 c Thuế TNDN DN
có vốn ĐTNN 4.406.000 6.626.145 5.932.000 4.046.865 4.630.000 6.480.806 5.267.000 5.096.533 d Thuế TNDN DN
ngoài quốc doanh 136.000 190.907 250.000 240.713 290.000 287.267 345.000 282.794 (Nguồn : Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
42
Từ Bảng 3.4 ta có thể so sánh kết quả thực hiện thu NSNN của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc so với dự toán và so với cùng kỳ năm trước như sau :
Bảng 3.5. Kết quả so sánh thực hiện dự toán thu NSNN giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính : %
ST
T Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019
So với dự toán
So với cùng
kỳ
So với dự toán
So với cùng
kỳ
So với dự toán
So với cùng
kỳ
So với
dự toán
So với cùng
kỳ
1 Tổng thu
NSNN +27,04 +31 -19,3 -14,79 +5,01 +13,06 +27,5 +10,29 1.1 Thu thuế
TNDN +50,32 +56,3 -30,53 -37,06 +37,59 +57,49 -4,16 -20,43
a
Thuế TNDN DN Nhà nước trung
ương
+163,3 +19,7 -6,74 -29,16 +51,44 -26,92 -18,47 +79,46
b
Thuế TNDN DN Nhà nước địa phương
+84,74 +80,6 -5,36 -30,48 +41,74 +14,03 +3,39 -24,54
c
Thuế TNDN DN có vốn
ĐTNN
+50,39 +85,6 -31,78 -38,93 +39,97 +60,14 -3,24 -21,36
d
Thuế TNDN DN ngoài quốc doanh
+40,37 +70,6 -3,71 +26,09 -0,94 +19,34 -18,03 -1,56
Qua đó cho thấy, số thực hiện thu NSNN của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2016,2018 và 2019 đều cao hơn so với dự toán, công tác lập dự toán
43
sát với thực tế. Riêng năm 2017, tuy chỉ số phát triển kinh tế tăng, tuy nhiên, theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 11 tháng năm 2017 của tỉnh Vĩnh Phúc, có 04 ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước là : ngành sản xuất chế biến thực phẩm, ngành dệt, ngành sản xuất xe có động cơ, ngành cung cấp nước. Đây là những ngành sản xuất đóng góp số thu lớn cho NSNN tỉnh, đặc biệt là 2 công ty sản xuất ô tô, xe máy Công ty Ô Tô Toyota Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam.
Bảng 3.6. KQSXKD của các DN ĐTNN giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Số DN
có lãi
Tổng TNCT phát sinh
dương
Số thuế TNDN phải nộp
Số thuế TNDN đƣợc miễn,
giảm 2016 95 28.808.115 4.350.965 719.583 Trong đó: Honda và
Toyota 23.590.826 3.815.414
2017 115 29.126.563 4.520.689 1.021.458 Trong đó: Honda và
Toyota 22.187.567 3.830.913
2018 127 38.056.481 6.020.370 1.256.145 Trong đó: Honda và
Toyota 29.721.024 5.145.537
2019 143 39.247.362 5.953.303 1.485.047 Trong đó: Honda và
Toyota 29.807.111 4.954.995
Nhìn vào Bảng 3.6 ta thấy số thuế TNDN phát sinh của Công ty Toyota Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong số các DN ĐTNN, năm 2016 là 87,69 % ; năm 2017 là 84,74 % ; năm 2018 là 85,47 %, năm 2019 là 83,23 % . Bảng 3.4, số thực hiện thu thuế TNDN thực tế gồm : Số thuế TNDN phát sinh năm trước nộp trong năm hiện tại và số thuế TNDN phát sinh nộp trong năm hiện tại, số nợ thuế năm trước nộp trong năm hiện tại. (Công ty Toyota Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam đều có năm tài
44
chính là 1/4), cho thấy công tác lập dự toán đòi hỏi bám sát thực tế phát sinh của doanh nghiệp, từ đó phân tích, đánh giá biến động và lập dự toán phát sinh cho năm sau thì số liệu dự toán mới có ý nghĩa.