Một số giải pháp công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường khu vực khai thác than áp dụng cho công ty cổ phần than đèo nai tkv (Trang 100 - 111)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BVMT CHO VÙNG THAN QUẢNG NINH, ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI –

3.2. Đề xuất định hướng và giải pháp chung BVMT cho vùng than Quảng Ninh

3.2.2. Một số giải pháp công cụ kinh tế

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng những công cụ kinh tế khác nhau (các loại phí, hệ thống kỹ quỹ và hoàn trả, các chính sách thuế môi trường và tài nguyên, quy định đền bù thiệt hại do ÔNMT v.v...) nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phí-hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Phần lớn những công cụ này đã kích thích những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu môi trường bằng các phương tiện có hiệu quả, chi phí- hiệu quả cao nhất.Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng những nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả”, và “người hưởng lợi phải trả”. Theo nguyên tắc này người gây ô nhiễm phải trả, thì mức ô nhiễm cao sẽ chịu phạt về tài chính cao hơn, còn mức ô nhiễm thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn, hoặc thậm chí còn được thưởng nữa.

Theo nguyên tắc người hưởng lợi phải trả thì người sử dụng phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho sự cung cấp nguồn lực đó, ví dụ trả tiền nước và các dịch vụ liên quan bao gồm cả các chi phí xử lý nước. Trong khi một số công cụ kinh tế ứng dụng các chi phí trực tiếp (ví dụ: phạt dựa trên khối lượng chất độc thải ra, hệ thống trả chi phí cho toàn bộ thứ chất thải rắn, phí cho phép thải khí tính theo khối lượng khí thải ra, tiền ký quỹ có thể được hoàn trả), các công cụ khác được sử dụng các chi phí gián tiếp như thuế đánh vào đầu ra…

Về lý thuyết, các công cụ kinh tế có khả năng kiểm soát ô nhiễm theo các cơ chế thị trường và do đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm bỏ các quy định pháp lý và giảm bớt sự tham gia của Chính phủ. Nhưng trong thực tế, chúng không loại trừ nhu cầu cần có các quy định, luật lệ, cưỡng chế thi hành, các hình thức tham gia khác của Chính phủ. Trong các nước công nghiệp hoá, không có một ví dụ nào cho thấy các công cụ kinh tế thay thế hoàn toàn cho việc điều chỉnh trực tiếp các hoạt động gây ô nhiễm. Trong phần lớn các trường hợp, các công cụ kinh tế bổ sung cho các quy định trực tiếp, theo đó sẽ đóng góp cho việc hoàn thànhcác mục tiêu chính sách.

Về tác động tới chất lượng môi trường, các kích thích kinh tế không tạo ra được các kết quả lớn. Tác động trực tiếp bởi các loại phí và các giấy phép là trung bình, hay hơi dương tính một chút. Tác dụng trực tiếp của các loại phí, dùng làm biện pháp kích thích, là nhỏ bé, mặc dù tác động môi trường gián tiếp, dành ra một số thu nhập nhờ các loại phí thu được để phục vụ cho các hành động kiểm soát ô nhiễm, là tích cực.

Hiện nay, ở nước ta có chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích việc đầu tư, sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm sử dụng năng lượng tiết kiệm, thân thiện với môi trường như thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi đối với loại sản phẩm ít gây hại đến môi trường. Các chính sách đó đã đạt được những kết quả nhất định, song cũng bộc lộ không ít hạn chế. Trong chính sách thuế hiện hành, mục tiêu BVMT chỉ là những mục tiêu lồng ghép, không phải mục tiêu chính. Vì vậy chưa khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và cũng chưa khuyến khích mua các sản phẩm, thiết bị môi trường liên quan đến hoạt động BVMT.

Các khoản phí BVMT hiện hành là công cụ kinh tế tác động trực tiếp đến đối tượng gây ô nhiễm (phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm), nhưng vì các loại phí có tính pháp lý thấp, mức thu thấp, nên tác dụng còn chưa mạnh.

Thuế môi trường được thu vào sản phẩm gây ô nhiễm khi sử dụng với mức thu được công thêm vào giá bán sản phẩm với mục đích nhằm hạn chế tiêu dùng hoặc tiêu dùng sản phẩm thay thế ít gây ÔNMT hơn, khuyến khích chuyển dịch sản xuất theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Hàng năm, kinh phí chi cho sự nghiệp BVMT rất hạn chế trong khi nhu cầu tài chính cho BVMT rất lớn. Chỉ tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm, đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, trồng rừng và tái trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, nhu cầu tài chính cho BVMT của nước ta hiện nay rất lớn. Do vậy để BVMT cho hoạt động khai thác than, cần áp dụng các công cụ kinh tế như sau:

a. Phí ô nhiễm môi trường

Hiện nay đối với hoạt động khai thác than, Chính phủ ban hành các Nghị định về phí trong công tác BVMT gồm: Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, Nghị định số 67/2003/NĐ- CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải, Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải.

Phí BVMT đối với khai thác than

Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được Chính phủ quy định tại Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008. Theo Nghị định trên thì việc quản lý sử dụng phí BVMT đối với khai thác than như sau:

Phí BVMT đối với khai thác than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác than, theo các nội dung cụ thể sau đây:

+ Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác than;

+ Khắc phục suy thoái, ÔNMT do hoạt động khai thác than gây ra;

+ Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác than.

Mức thu phí BVMT đối với khai thác than được quy định như sau:

Đối với than đá: 6.000 đ/tấn Đối với than bùn: 2.000 đ/tấn Đối với than khác: 4.000 đ/tấn

Như vậy, với kết quả sản xuất, kinh doanh thực hiện từ năm 2005 đến hết năm 2009 và kế hoạch năm 2010 của ngành than tại Quảng Ninh thì phí BVMT đối với khai thác than như sau (tính trung bình đối với loại than khác là 4.000 đ/tấn):

Bảng 4: Phí BVMT đối với khai thác than ở Quảng Ninh

TT Năm thực hiện Sản lượng

(triệu tấn)

Phí thu được (tỷ đồng)

1 2005 30,200 120,800

2 2006 37,700 150,800

3 2007 41,700 166,800

4 2008 35,400 141,600

5 2009 43,900 175,600

6 Kế hoạch năm 2010 43,000 172,000

Như vậy, hàng năm thu ngân sách địa phương thông qua phí BVMT đối với khai thác than được chi cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương khoảng 120 – 175 tỷ đồng.

Để đảm bảo nguồn thu được thực hiện theo đúng Nghị định, cơ quan Thuế và cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

a) Đối với cơ quan Thuế:

Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác than thực hiện kê khai, nộp phí theo đúng quy định.

Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí BVMT đối với khai thác than, trường hợp đối tượng nộp phí chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán thì cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương, căn cứ vào tình hình khai thác than của từng doanh nghiệp để ấn định số lượng than khai thác và xác định số phí phải nộp theo quy định;

Xử lý vi phạm hành chính về phí BVMT đối với khai thác than theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật;

Lưu giữ và sử dựng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác than cung cấp theo chế độ quy định.

b) Đối với cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp

thông tin, tài liệu về đối tượng được phép khai thác than tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc quản lý đối tượng nộp phí theo quy định.

Phí BVMT đối với nước thải

Phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ- CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải, Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải.

Phí BVMT đối với nước thải trong khai thác than là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:

Để lại 20% trên tổng số tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Trong đó:

+ 5% trên tổng số tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại điểm 4 mục C phần III của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

+ 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. Nội dung chi phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

Toàn bộ số tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được trích theo qui định trên đây, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ qui định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.

Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách như sau:

+ Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam.

+ Ngân sách địa phương hưởng 50% để sử dụng cho việc BVMT trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.

Mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm được quy định như sau:

Bảng 5: Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

Chất gây ô nhiễm có trong nước thải Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)

STT

Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa

1 Nhu cầu ô xy hoá học ACOD 100 300

2 Chất rắn lơ lửng ATSS 200 400

3 Thuỷ ngân AHg 10.000.000 20.000.000

4 Chì APb 300.000 500.000

5 Arsenic AAs 600.000 1.000.000

6 Cadmium ACd 600.000 1.000.000

Tại Quảng Ninh đối với nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than thì tổng lượng nước thải mỏ hàng năm trung bình khoảng 30 triệu m3. Tuy nhiên, lượng nước thải này chưa tính đến nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ.

Qua kết quả quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng ninh, hàm lượng COD (nhu cầu ô xi hóa học) là 200mg/l; chất rắn lơ lửng (TSS) trung bình là 300mg/l; Thủy ngân (Hg) là 0,002mg/l; Chì (Pb) là 0,02mg/l; Arsenic (As) là 0,005mg/l; Cadimium (Cd) là 0,005mg/l.

Với tổng lượng nước thải mỏ là 30 triệu m3 thì tổng số tiến nộp phí nước thải mỏ của toàn tỉnh là:

30x106 x (300 x 200x10-3+400 x 300x10-3+20000000 x 0,002x10-3 +500000 x 0,02x10-3+1000000 x 0,005x10-3+1000000 x 0,005x10-3)

= 7,2 tỷ đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp, tổ chức việc thu, nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước và quyết toán số tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí.

Với số thu như trên Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh sẽ giữ lại 20% = 1,44 tỷ đồng phục vụ cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi.

Còn lại 5,76 tỷ đồng dùng để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam (2,88 tỷ đồng) và địa phương dùng để sử dụng cho việc BVMT trên địa bàn (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương (2,88 tỷ đồng).

Thuế ô nhiễm môi trường

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hoá, mức độ ÔNMT tại Việt Nam ngày càng tăng. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và duy trì tăng trưởng bền vững, việc giải quyết vấn đề ÔNMT ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với nước ta mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.

Do xuất phát điểm từ nền kinh tế thấp chúng ta đã chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế, chưa có điều kiện để đầu tư cải tạo môi trường. Vì vậy, ÔNMT ở nhiều vùng đã đến mức báo động.

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để BVMT như: Miễn giảm thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường; tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia BVMT; thực hiện các Chương trình quốc gia và quốc tế về BVMT, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thoả đáng để xử lý vấn đề môi trường.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích BVMT thì Nhà nước cũng có các chính sách để hạn chế các hoạt động gây ÔNMT như: Xử phạt các vi phạm về ÔNMT;

thu phí BVMT (phí xăng dầu, phí vệ sinh, phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với chất thải rắn,...). Tuy đã có nhiều chính sách nhằm BVMT nhưng vẫn chưa

làm giảm đáng kể mức độ ÔNMT. Do đó, Nhà nước cần có thêm những công cụ hữu hiệu hơn, trong đó, có thuế môi trường.

Hiện nay Chính phủ đang trình dự thảo Luật thuế môi trường, dự kiện sẽ được Quốc Hội thông qua vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII tháng 10/2010.

Theo Luật thuế môi trường thì đối với than: Mức thuế tối thiểu bằng mức phí BVMT đối với khai thác khoáng sản hiện hành là 6.000 đồng/tấn (tương đương khoảng 1% giá bán). Mức thuế tối đa là 30.000 đồng/tấn (tương đương khoản 5%

giá bán). Việc sử dụng than quá mức sẽ gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng.

Mặt khác trong một số năm tới nước ta sẽ phải nhập khẩu than cho phát triển kinh tế.

Do đó việc thu thuế môi trường đối với than nhằm khuyến khích sử dụng tiết kiệm và giảm ÔNMT là cần thiết với mức thu chiếm khoảng từ 1% đến 5% là phù hợp nhằm dự phòng trượt giá khi phải sử dụng than nhập khẩu.

Nhà nước đang quản lý giá bán than cho các ngành sản xuất điện, xi măng, giấy, phân bón. Giá bán than trong nước hiện còn thấp hơn giá bán than trên thị trường thế giới. Giá than đang dần được điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Chính phủ đang cho phép TKV điều chỉnh tăng giá bán than cho các ngành sản xuất điện, xi măng, giấy, phân bón. Do đó, cần thiết phải điều tiết thuế môi trường đối với than để giá bán than trong nước tiếp cận dần với gia than thế giới. Khi đó, các ngành sản xuất sử dụng nhiều than phải tính toán sử dụng tiết kiệm hơn. Dự kiến khi thi hành Luật, với mức thu tương đương 1% giá bán thì ảnh hưởng không nhiều đến sản xuất kinh doanh của ngành than. Vì hiện giá than đang thực hiện lộ trình tiếp cận dần với giá quốc tế. Giá cả sản phẩm có sử dụng đầu vào là than tăng không tới 1% cũng có tác động không đáng kể đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Luật thuế môi trường là một trong những sắc thuế với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ÔNMT trong đó có hoạt động khai thác than nhằm BVMT sinh thái, nhằm góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, tạo thêm nguồn lực để khôi phục môi trường sinh thái.

Bảng 6: Thuế thu được theo sản lượng than hàng năm Thuế thu được

(tỷ đồng) TT Năm thực hiện Sản lượng

(triệu tấn) Mức thu 6.000 đ/tấn

Mức thu 30.000 đ/tấn

1 2005 30,200 181,2 906

2 2006 37,700 226,2 1.131

3 2007 41,700 250,2 1.251

4 2008 35,400 212,4 1.062

5 2009 43,900 263,4 1.317

6 Kế hoạch năm 2010 43,000 258 1.290

Hàng năm, kinh phí chi cho sự nghiệp BVMT rất hạn chế trong khi nhu cầu tài chính cho BVMT rất lớn. Chỉ tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở vùng khai thác than đã cần đã cần hàng nghìn tỷ đồng/năm. Nếu tính cả nhu cầu đầu tư phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, trồng rừng và tái trồng rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, nhu cầu tài chính cho BVMT của nước ta hiện nay rất lớn.

Với nguồn thu như trên qua Thuế môi trường, ngân sách Nhà nước có một nguồn thu đáng kể nhằm mục đích BVMT nói chung và cải thiện môi trường vùng than nói riêng.

Ký quỹ cải tạo phục mồi môi trường

Ký quỹ là một công cụ kinh tế được sử dụng trong công tác quản lý tài nguyên môi trường ở nhiều nước trên thế giới. Ký quỹ là đặt trước một khoản tiền nhất định tại một nơi quy định cho mục tiêu xác định ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Khoản tiền này bị phong tỏa cho đến khi hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đã xác định. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là quy định pháp luật về BVMT theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên có nhiều công cụ kinh tế được sử dụng đồng thời như thuế tài nguyên, phí BVMT, ký quỹ... Việc đóng thuế, phí khi khai thác tài nguyên thiên nhiên là thực hiện nghĩa vụ trong quá trình khai thác; còn ký

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường khu vực khai thác than áp dụng cho công ty cổ phần than đèo nai tkv (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)