Dự báo sự biến đổi về độ pH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường của thị xã uông bí theo chiến lược phát triển nghành than đến năm 2025 (Trang 83 - 87)

3.5. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước

3.5.3. Dự báo sự biến đổi về độ pH

Trong những năm tới sản l−ợng của các mỏ đều tăng để đáp ứng đ−ợc sản l−ợng theo quy hoạch thì các mỏ phải mở rộng quy mô sản xuất vì vậy nồng độ pH trung bình sẽ ở mức từ 3.5– 5,5.

Nước thải từ các hoạt động sản xuất than có chung các đặc trưng mang tính axít với hàm l−ợng chất rắn lơ lửng cao và một số kim loại cao hơn TCCP.

Khi các hoạt động khai thác mỏ chấm dứt, nguồn nước thải này cũng không còn, vì vậy không có tính tiềm tàng.

3. 6. Dự báo ảnh hưởng của khai thác than đến các yếu tố khác

Đến năm 2025 sẽ vẫn tiếp tục diễn ra biến động địa hình (cả địa hình

âm và dương) với cường độ cao. Diện tích các khu mỏ, phần bồi lấp bởi đất đá

thải tăng lên. Sau năm 2025 nếu ph−ơng thức khai thác than chủ yếu là hầm lò thì mức độ biến động địa hình sẽ giảm đi đáng kể. Biến động địa hình lúc này chủ yếu là biến động dương. Quá trình bồi lấp làm thay đổi địa hình, mạng lưới sông, suối vẫn tiếp tục nhưng với cường độ giảm dần.

Sự phát tán chất ô nhiễm đến vùng lân cận phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khí tượng (hướng, tóc độ, tần suất gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,...),

đặc trưng địa hình, thảm thực vật, hệ thống sông, suối, mật độ và kích thước các hồ chứa nước, mật độ và diện tích các thành tạo nhân sinh... Ngoài ra các biện pháp ô nhiễm và cơ chế quản lý môi tr−ờng và vùng có khoáng sản có

ảnh hưởng rất lớn đối với cả nguồn gây ô nhiễm lẫn điều kiện phát 4án chất ô nhiễm. Các yếu tố tác động tới nguồn và điều kiện phát tán chất ô nhiễm diễn biến khá phức tạp theo thời gian. Trong khi đó, các yếu tố khác nh− sản l−ợng khai thác than nói chung, khai thác bằng công nghệ hầm lò, bơm thoát n−ớc mỏ, mật độ và diện tích các công trình nhân sinh sẽ tăng liên tục đến khi mỏ ngừng hoạt động. Các yếu tố còn lại có hai khả năng biến động trong thời gian tới. Nếu không có sự đổi mới triệt để và cách mạng trong công nghệ khai thác, quản lý môi trường và vùng đất có khoáng sản, các đặc trưng địa hình, thảm

thực vật, hệ thống sông, suối, hồ... sẽ tiếp tục phát tán các chất ô nhiễm.

Những yếu tố này sẽ phát triển theo h−ớng hạn chế nguồn và điều kiện phát thải chất ô nhiễm nếu có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện về cơ chế quản lý,

đất đai vùng mỏ và công nghệ khai thác, đổ thải và bảo vệ môi trường.

Vì những yếu tố chi phối nguồn và phát thải chất ô nhiễm thay đổi phức tạp theo thời gian mà số liệu định l−ợng lại không có nên việc dự báo mức độ và quy mô ô nhiễm môi trường khí và nước chỉ dừng ở mức định tính là chủ yếu.

Trong điều kiện không có thay đổi mang tính cách mạng trong quản lý

đất đai và môi trường vùng mỏ cũng như công nghệ khai thác khoáng sản, công nghệ đổ thải và kỹ thuật làm sạch môi trường thì mức độ, quy mô ô nhiễm môi tr−ờng khí, môi tr−ờng n−ớc tiếp tục tăng mạnh theo thời gian mỏ hoạt động và sản lượng khai thác than. Trữ lượng nước cũng suy giảm nhanh theo tiến trình đó. Trong điều kiện ng−ợc lại về quản lý và công nghệ thì quy mô, mức độ ô nhiễm do khí sẽ tăng chậm còn ô nhiễm do bụi sẽ giảm mạnh, ô nhiễm n−ớc sẽ ở mức cao hơn hiện nay không nhiều còn trữ l−ợng n−ớc tiếp tục giảm theo thời gian mỏ hoạt động và khai thác khoáng sản.

Dự báo trong thời gian đến năm 2025, các tai biến môi trường liên quan

đến khai thác than sẽ tăng lên.

3.7. Kết luận:

- Bụi và khí thải, tiếng ồn phát sinh trong hoạt động khai thác, gia công chế biến than có ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, tuy nhiên các năm tiếp theo nhờ áp dụng các thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại, nhờ áp dụng rộng rãi các phương pháp chống bụi, nên lượng bụi, khí thải, tiếng ồn sẽ không tăng lớn như sản lượng khai thác tăng, vẫn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép

- Tại một số mỏ thuộc thị xã Uông Bí, nước thải công nghiệp từ quá trình sản xuất than có giá trị PH không đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Đây là nguồn gây ô nhiễm về tính axít nếu không xử lý trước khi thải ra môi trường.

Ch−ơng 4

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN

Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ

Trong cơ chế thị trường, ngành công nghiệp mỏ nước ta đang đứng trước những khó khăn và thử thách to lớn: phải tự chứng minh sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp mỏ. Để thực hiện được điều này, phải khẳng định rằng lực lượng khoa học kỹ thuật gánh một trách nhiệm nặng nề trong sự nghiệp đổi mới này.

Trong quá trình khai thác các mỏ than hầm lò, cũng như sản phẩm thải của các nhà máy tuyển đều tác động đến môi trường tự nhiên. Trong nhưng năm tới cần nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường (ô nhiễm bụi, nước mỏ, vấn đề trôi lấp bãi thải, phá rừng phòng chống sự cố trong khai thác, vận chuyển và tuyển khoáng). Cần có quy hoạch tổng thể về bảo vệ môi trường của thị xã Uông Bí. Thiết lập các trạm kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Song song với các nội dung nghiên cứu triển khai, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, một phần quan trọng không thể thiếu được đó là các vấn đề về quản lý. Các vấn đề về quản lý công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, các quy chế về đầu tư cho khoa học – công nghệ và ứng dụng công nghệ mới cũng như vấn đề cơ chế hoạt động của các cơ sở nghiên cứu phải đảm bảo khuyến khích được cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật bám sát sản xuất, khuyến khích các cơ sở mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Trên cơ sở các đánh giá về tác động môi trường do quá trình khai thác than gây ra cũng như những hậu quả về môi trường do lịch sử để lại. Dự án nghiên cứu dự báo cỏc tác động môi trường của hoạt động sản xuất than ở thị xó Uụng Bớ theo chiến lược phỏt triển nghành than đến giai đoạn 2025, xác

định việc bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng có tính chất sống còn

trong chiến l−ợc phát triển bền vững ngành công nghiệp Than nói chung và Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam nói riêng. Các giải pháp bảo vệ môi trường mang tính chiến lược được thể hiện theo các định hướng cơ

bản sau:

- áp dụng các biện pháp chủ động phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm (đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, quy hoạch công tác đổ thải, vận tải và cảng xuất than, thoát n−ớc .v.v. ).

- Tiếp nhận chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến của thế giới trong xử lý n−ớc thải mỏ (hệ thống xử lý và tái sử dụng nguồn n−ớc thải, công nghệ lọc ép bùn n−ớc nhà máy tuyển .v.v).

- áp dụng và chuyển giao kỹ thuật, chủ động phòng ngừa các rủi ro, tai nạn, phòng chống hiểm hoạ trong quá trình khai thác:

+ Đ−a hệ thống cảnh báo khí mê tan vào 100% các mỏ hầm lò.

+ Đưa quy trình khoan dẫn trước cho lò chợ để tháo khớ, tháo túi nước cho khai thác hầm lò.

- Bảo vệ rừng khôi phục thảm thực vật, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan thân thiện với môi tr−ờng

Trong hoạt động phát triển khoáng sản nh− hiện nay, mục tiêu chiến l−ợc là đảm bảo sự pháp triển bền vững các nguồn tài nguyên trong hệ thống quản lý môi trường đồng bộ.

Ngày nay, việc quản lý hoạt động khoáng sản không chỉ đơn thuần là công tác quản lý khai thác mà đồng thời phải đảm bảo hiệu quả bảo vệ môi trường. Sự ô nhiễm và lãng phí từ hoạt động khai thác mỏ đã hạn chế sự tăng trưởng nhiều hơn giá trị của khoáng sản. Vì vậy việc đự báo tác động môi tr−ờng khai thác khoáng sản mang ý nghĩa thiết thực nhằm giảm thiểu và nâng cao hiệu quả môi tr−ờng.

Mọi chính sách có liên quan đến công tác quản lý môi trường trong hoạt

động phát triển khoáng sản cần đ−ợc yêu tiên cao nhất và cần phải dựa theo

tiêu chuẩn môi tr−ờng, là một trong những công cụ quản lý hiện nay. Tr−ớc hết bắt đầu quản lý quy hoạch hoạt động khoáng sản, là cho tài nguyên khoáng sản có giá trị cao nhất, giảm đến mức tối thiểu sự lãng phí và ô nhiễm môi tr−ờng sinh thái. Việc quy hoạch thăm dò mỏ nên thực hiện công khai,

đảm bảo được thế cân bằng giữa lợi ích môi trường sinh thái với nguồn tài nguyên phát triển kinh tế[ 4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường của thị xã uông bí theo chiến lược phát triển nghành than đến năm 2025 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)