10. Cấu trúc của luận văn
1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp khoan và nổ mìn khai thác đá trên địa bàn tỉnh Bình Dương và tại xã Thường Tân
1.3.6. Những tác động của công tác khoan nổ tại các mỏ đá trên địa bàn xã Thường Tân
1.3.6.1. Tác động của công tác khoan
Khu vực khai thác đá thuộc xã Thường Tân chủ yếu dùng máy khoan BMK - 5 nên trong quá trình khoan sản sinh ra một luợng bụi tương đối lớn . Đồng thời gây tiếng ồn rất lớn cho khu vực xung quanh các mỏ (hình 1.8) .
Hình 1.8. Máy khoan BMK-5 và ảnh hưởng của nó đến môi trường khai thác
1.3.6.2. Tác động của công tác nổ mìn
- Khu vực phát sinh các tác động có hại là khu vực bãi mìn tại moong khai thác.
- Thời gian phát sinh và phát tán bụi cho từng đợt nổ là khoảng 5-10 phút.
- Chấn động gây ra xuất phát từ các vụ nổ mìn phá đá.
+ Nguồn phát sinh: do hoạt động nổ mìn phá đá trong khai thác.
+ Khu vực phát sinh : từ khu vưc nổ mìn trong khai trường.
+ Thời gian : theo từng đợt, thời gian xuất hiện không liên tục, các đợt sóng dao động xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn khỏang 0,5 giây.
Theo kết quả đo chấn động rung nổ mìn thực tế vào ngày 15/5/2010 tại mỏ công ty TNHH Long Sơn tỉnh có công suất 400.000 m/năm, cấu tạo địa chất đặc trưng cho khu vực cho thấy thời gian xuất hiện sống dao động rất ngắn, khoảng 0,5 giây. Gia tốc rung ghi nhận được có giá trị trung bình > 75dB cao hơn TCVN 6269-2001 về an toàn rung động trong môi trường qui định mức rung tối đa không vượt quá 75dB ( 0,055m/s ) và giảm rất nhanh ở khoảng cách 300m (hình 1.9)
ẢNH
Hình 1.9. Tham gia đo chấn động và sóng va đập không khí tại thường Tân 1.3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác khoan nổ mìn tại các mỏ đá trên địa bàn xã Thường Tân
Hiệu quả kinh tế nhất được xác định mức độ đập vỡ đá hợp lý nhất khi nổ mìn :
Mức độ đập vỡ đá bằng nổ mìn ở đây được đặc trưng bởi kích thước trung bình của cỡ hạt đống đá nổ mìn so với hàm nhai của hệ thống đập nghiền.
Mức độ đập vỡ hợp lí là cơ sở để tính chỉ tiêu thuốc nổ và các thông số hợp lí khác khi nổ mìn. Với mức độ đập vỡ hợp lí sẽ đảm bảo tổng chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm theo tất cả các khâu khai thác và đập vỡ cơ học là nhỏ nhất . Như ta đã biết , giá thành khai thác đá ở mỏ lộ thiên được tính như sau :
C = C1+C2+C3+C4+C5+C6 , đồng (1-6) Trong đó : C1 ,C2 – chi phí khoan và nổ lần 1 cho 1 m3 đá,đ/m3;
C3 – chi phí sử lý đá quá cỡ bằng búa thủy lực tính cho 1 m3 đá,đ/m3 C4 – chi phí xúc bốc , đ/m3
C5 – chi phí vận tải , đ/m3 C6 – chi phí thải đá , đ/m3
Các chi phí trên đều liên quan đến kích thước trung bình của cỡ hạt đống đá nổ mìn. Kích thước này hợp lí khi đảm bảo C→min.
Vì lý do công tác khoan nổ mìn ở các mỏ đá trên địa bàn xã Thường Tân chưa mang lại hiệu quả cao. Cụ thể là các mỏ chỉ sử dụng loại máy khoan đập xoay BMK5 và hệ số độ cứng đất đá xây dựng ở đây luôn thay đổi theo lớp nên gây khó khăn cho công tác khoan.
Ngoài ra do tỷ lệ đá quá cỡ cần xử lí trung bình vào khoảng 35- 45% nên thực tế tại các mỏ thì giá thành khai thác 1 m3 đá sau khi khoan nổ (C) còn cao, cụ thể là: C = 28.000 đ/m3 - 34.000 đ/m3 đá.
* Tóm lại trong chương 1, qua việc nghiên cứu về tình hình công tác khoan nổ mìn ở Việt Nam và trên địa bàn xã Thường Tân, chúng ta nhận thấy rằng công tác khoan nổ mìn vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại các mỏ trên địa bàn xã Thường Tân. Trong điều kiện đá cát kết xen kẽ bột kết, thiết bị khoan chưa hiện đại và việc tính toán các thông số nổ mìn tại các mỏ chưa hợp lý, dẫn đến hiệu quả khoan nổ mìn chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp khoan nổ mìn hợp lý trong đá trầm tích cát kết xen kẽ bột kết của các mỏ đá tại xã Thường Tân, huyên Tân Uyên, tỉnh Bình Dương là vấn đề cấp thiết. Những kết quả nghiên cứu và đề xuất của tác giả ở nội dung của các chương tiếp theo sẽ giải quyết được vấn đề này.
Chương 2