Kết quả áp dụng những nội dung nghiên cứu tại một số mỏ đá trên địa bàn xã Thường Tân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoan nổ mìn hợp lý trong đá trầm tích cát kết xen kẽ bột kết của các mỏ đá tại xã thường tân, huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 104 - 109)

10. Cấu trúc của luận văn

3.3. Kết quả áp dụng những nội dung nghiên cứu tại một số mỏ đá trên địa bàn xã Thường Tân

Hiện nay, trên địa bàn xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có 9 mỏ đá đang khai thác với sản lượng hằng năm khoảng 3 triệu mét khối.

Nhưng khu vực khai thác đá xây dựng trên địa bàn xã Thường Tân mới được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương quy hoạch là vùng trọng điểm khai thác vật liệu xây dựng. Cho nên các mỏ đá xây dựng khu vực này chủ yếu mới đi vào khai thác. Do vậy kết quả áp dụng những nội dung nghiên cứu của tác giả tại một số mỏ đá trên địa bàn xã Thường Tân cũng chưa nhiều và cụ thể như sau:

3.3.1. M đá xây dng công ty TNHH Long Sơn Các thông s khoan n mìn áp dng như sau:

- Đường kính lỗ khoan: D = 105 mm - Đường kháng chân tầng: W = 3,6 m

- Mạng lỗ khoan dạng ô vuông với: a = 4 m b = 4 m

- Chiều sâu lỗ khoan: Lk = 11m - chỉ tiêu thuốc nổ: q = 0,35 kg/m3 - Lượng thuốc nổ nạp trong 1 mét lỗ khoan: p = 7,0 ; kg/m - Lượng thuốc nổ nạp trong lỗ khoan:

+ Đối với hàng ngoài: Qt1 = 49 ; kg + Đối với các hàng trong: Qt2 = 56 ; kg - Chiều dài cột thuốc trong lỗ khoan:

+ Đối với hàng ngoài: lt1 = 6,3 ; m

+ Đối với các hàng trong: lt2 = 7,2 ; m

- Chiều dài cột bua:

+ Đối với hàng ngoài: lb1 = 4,7 ; m

Trong đó: chiều dài bua phần trên là: lbtr = 2,7; m .Chiều dài bua phân đoạn là:

lbpđ = 2 ; m

+ Đối với các hàng trong: lb2 = 3,8 ; m

Trong đó: chiều dài bua phần trên là: lbtr = 2,7 ; m . Chiều dài bua phân đoạn là:

lbpđ = 1,1 ; m

- Quy mô một bãi nổ: Q = 2.000 ; kg - Chọn chiều cao tầng khai thác là 10 mét, chiều sâu khoan thêm là 1 mét.

- Phải thường xuyên tháo khô mỏ để lỗ khoan khi khoan không bị nước nhằm tăng năng suất cho máy khoan khi làm việc.

- Đội ngũ công nhân phục vụ công tác khoan phải có tay nghề cao tổ chức công tác khoan lỗ mìn có khoa học và hợp lý.

- Chọn thuốc nổ nhũ tương chịu nước nạp phần dưới có nước, còn phần trên không có nước nạp thuốc nổ ANFO rẻ tiền hơn.

- Chọn kíp vi sai quốc phòng loại 20 số với sơ đồ nổ mìn vi sai qua hàng.

- Chọn kết cấu lượng thuốc và phân đoạn: thuốc nổ được ưu tiên nạp ở phần lỗ khoan trong đá cát kết, số thuốc còn lại nạp ở phần đá bột kết và phân đoạn bằng không khí ở phần lỗ khoan đá bột kết.

Kết quả : như vậy ta đã biết , giá thành khai thác đá ở mỏ lộ thiên được tính như sau :

C = C1+C2+C3+C4+C5+C6 ;

Trong đó : C1 ,C2 – chi phí khoan và nổ lần 1 cho 1 m3 đá,đ/m3; C1 = 3.000 đ/m3 ; C2 = 7.000 đ/m3

C3 – chi phí sử lý đá quá cỡ bằng búa thủy lực tính cho 1 m3 đá,đ/m3

C3 = 3.000 đ/m3

C4 = 5.800 đ/m3 ; chi phí xúc bốc, đ/m3 C5 = 7.500 đ/m3; chi phí vận tải, đ/m3

C6 – chi phí thải đá, đ/m3

C6 = 0 do đá vận chuyển được đổ trực tiêp vào hệ thống nghiền sàng C = 26.300 đ/ m3

Gía thành khai thác đá ở mỏ của công ty TNHH Long Sơn nhỏ hơn giá thành khai thác đá trong khu vực là: 30.000 đ/m3 – 26.300 đ/m3 = 3.700 đ/m3

3.3.2. M đá xây dng công ty CP Fi Cô Tân Uyên:

Các thông s khoan n mìn áp dng như sau:

- Đường kính lỗ khoan: D = 105 mm - Đường kháng chân tầng: W = 3,6 m - Mạng lỗ khoan dạng tam giác: a = 4 m b = 3,4 m - Chiều sâu lỗ khoan: Lk = 11 m - chỉ tiêu thuốc nổ: q = 0,35 kg/m3 - Lượng thuốc nổ nạp trong 1 mét lỗ khoan: p = 7,0 ; kg/m - Lượng thuốc nổ nạp trong lỗ khoan:

+ Đối với hàng ngoài: Qt1 = 49 ; kg + Đối với các hàng trong: Qt2 = 48 ; kg - Chiều dài cột thuốc trong lỗ khoan:

+ Đối với hàng ngoài: lt1 = 6,5 ; m

+ Đối với các hàng trong: lt2 = 6,3 ; m - Chiều dài cột bua:

+ Đối với hàng ngoài: lb1 = 4,5 ; m Trong đó : chiều dài bua phần trên là: lbtr = 2,7 ; m

Chiều dài lưu cột không khí là: lkk = 1,8, m

+ Đối với các hàng trong: lb2 = 4,7 ; m Trong đó: Chiều dài bua phần trên là: lbtr = 2,7 ; m .

Chiều dài lưu cột không khí đoạn là: lkk = 2,0 m

- Quy mô một bãi nổ: Q = 2.000 ; kg - Chọn chiều cao tầng khai thác là 10 mét, chiều sâu khoan thêm là 1 mét.

- Phải thường xuyên tháo khô mỏ để lỗ khoan khi khoan không bị nước nhằm tăng năng suất cho máy khoan khi làm việc.

- Đội ngũ công nhân phục vụ công tác khoan phải có tay nghề cao tổ chức công tác khoan lỗ mìn có khoa học và hợp lý.

- Chọn thuốc nổ nhũ tương chịu nước nạp phần dưới có nước, còn phần trên

không có nước nạp thuốc nổ ANFO rẻ tiền hơn.

- Chọn kíp vi sai quốc phòng loại 20 số với sơ đồ nổ mìn vi sai qua hàng.

- chọn kết cấu lượng thuốc là với vật liệu bua mới, và lưu cột không khí

Kết quả: như vậy ta đã biết, giá thành khai thác đá ở mỏ lộ thiên được tính như sau :

C = C1+C2+C3+C4+C5+C6

Trong đó : C1 ,C2 – chi phí khoan và nổ lần 1 cho 1 m3 đá,đ/m3; C1 = 3.000 đ/m3; C2 = 7.000 đ/m3

C3 – chi phí sử lý đá quá cỡ bằng búa thủy lực tính cho 1 m3 đá,đ/m3

C3 = 2.500 đ/m3

C4 = 6.000 đ/m3; chi phí xúc bốc, đ/m3 C5 = 7.500 đ/m3; chi phí vận tải, đ/m3 C6 – chi phí thải đá, đ/m3

C6 = 0 do đá vận chuyển được đổ trực tiếp vào hệ thống nghiền sàng C = 26.000 đ/ m3

Giá thành khai thác đá ở mỏ của công ty CP Fi Cô Tân Uyên nhỏ hơn giá thành khai thác đá trong khu vực là:

C = 31.000 đ/m3 – 26.000 đ/m3 = 5.000 đ/m3.

* Tóm lại, Trên cơ sở lý thuyết và hực tiễn, tác giả đã nghiên cứu, tính toán và lựa chọn cũng như đề xuất được:

- Thiết bị khoan phụ hợp với điều kiện địa hình, địa chất của các mỏ trên địa bàn xã Thường Tân.

- Loại thuốc nổ và phụ kiện nổ hợp lý cho từng mỏ tên địa bàn nghiên cứu.

- Các thông số nổ mìn hợp lý cho từng mạng nổ khác nhau.

- Cấu trúc lượng thuốc trong lỗ khoan hợp lý cho từng tường hợp đất đá cụ thể trên tầng đá khác nhau.

- Sơ đồ nổ vi sai hợp lý cho hiện tại và trong thời gian tiếp theo.

- Chiều cao bua hợp lý và vật liệu làm bua là đá mi kết hợp sét.

KT LUN VÀ KIN NGH Kết lun

Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cu, đề xut gii pháp khoan n mìn hp lý trong đá trm tích cát kết xen k bt kết ca các m đá ti xã Thường Tân, huyn Tân Uyên, tnh Bình Dương.” đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Nội dung luận văn đã trình bày được những vấn đề mới trong nghiên cứu về công tác khoan nổ mìn nhằm nâng cao hiệu khai thác, giảm tác động tới môi trường và các công trình lân cận, đảm bảo chất lượng nguyên liệu, kéo dài tuổi thọ của mỏ, an toàn lao động… tại các mỏ đá xây dựng nói riêng và ở một số mỏ khai thác đá lộ thiên nói chung. Kết quả nghiên cứu cụ thể trong luận văn là:

1. Tổng quan được tương đối chi tiết về tình hình công tác khoan nổ mìn ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương nói riêng, đồng thời nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác khoan nổ mìn khai thác đá xây dựng là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, tính toán lựa chọn các giải pháp khoan nổ mìn hợp lý trong công tác khai thác đá tại khu vực nghiên cứu.

2. Xây dựng được mối quan hệ giữa các thông số của mạng lỗ khoan, lựa chọn được thiết bị khoan, vật liệu nổ công nghiệp, các sơ đồ nổ, cấu trúc lượng thuốc nổ nạp trong lỗ khoan, bua mìn phù hợp với tính chất của đất đá cần phá nổ trên tầng mỏ, làm cơ sở để thiết kế khoan nổ mìn một cách khoa học và hợp lý cho khu vực nghên cứu. Đây là kết quả nghiên cứu mới, khi áp dụng sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế trong công tác khoan nổ mìn và giảm thiểu được những tác động có hại đến môi trường khi tiến hành khai thác các mỏ nằm trên địa bàn xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

3. Hiện tại, một số mỏ đã bắt đầu ứng dụng một cách có hiệu quả nhờ kết quả nghiên cứu của luận văn.

Kiến ngh:.

Tác giả mong muốn những kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ được ứng dụng sâu rộng vào thực tế tại các mỏ đá trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số mỏ đá ở các tỉnh khác có điều kiện địa chất tương tự, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong công tác khoan nổ mìn và giảm thiểu những tác động có hại đến môi trường khi khai thác lộ thiên ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoan nổ mìn hợp lý trong đá trầm tích cát kết xen kẽ bột kết của các mỏ đá tại xã thường tân, huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)