Chương 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN
3.1.1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Xã Xuân Hoá
- Giao thông: Xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) Ông Chưu trên địa bàn xã dài 1km.
- Điện: Xây dựng hệ thống lưới điện hạ thế đến UBND xã.
- Nhà văn hóa: Xây dựng 2 nhà văn hóa thôn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Nước sinh hoạt: Cấp nước sinh hoạt cho 50 hộ, xây dựng ngầm tràn 10m trên địa bàn xã.
Xã Hồng Hoá - Giao thông:
+ Làm mới đường giao thông nông thôn thôn Vè trên địa bàn xã dài 1km + Đường GTNT Rục - Trấu dài 500m
- Trường học:
+ Cải tạo, nâng cấp trường THCS xã với diện tích 475 m2 + Cải tạo, nâng cấp trường mần non xã với diện tích 150 m2 - Trạm y tế: Nâng cấp trạm y tế xã
Xã Trọng Hoá - Giao thông:
+Làm mới đường vào bản La Trọng trên địa bàn xã dài 1,2km + Đường nội vùng bản Ó dài 1km.
- Điện:
+ Xây dựng thệ thống lưới điện sinh hoạt bản Ông Tú + Đường điện trung hạ thế vào bản Lé
+ Điện sinh hoạt bản Khe Cháy
+ Xây dựng hệ thống lưới điện bản Hưng
- Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng:
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chương trình 135 giai đoạn II 100% là vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước (NSNN). Vốn huy động của ngân sách địa phương (NSĐP) và đóng góp của địa phương là không có. Dự án xây dựng CSHT là 1 trong 4 dự án thành phần của CT 135 giai đoạn II, có nguồn vốn đầu tư lớn nhất.
- Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai và nguyên tắc xã có công trình dân có việc làm xoá đói giảm nghèo
+ Thực hiện nguyên tác dân chủ công khai
Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn đặc thù của chương trình 135 là của dân, do dân và vì dân quản lý sử dụng, do dân quyết định đầu tư và xây dựng. Nhìn chung các địa phương đã quán triệt và thực hiện khá tốt nguyên tắc dân chủ công khai
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
làm công trình gì? Làm ở đâu? Khi nào làm? Làm như thế nào?...được đưa ra bàn bạc dân chủ công khai. Hầu hết các công trình đã hoàn thành đều xuất phát từ từ việc phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc các xã ĐBKK
Dân chủ công khai bàn bạc, xuất phát từ quyền lợi của người dân đã phát huy hiệu quả cao.
Tuy nhiên còn một số xã chưa coi trọng nguyên tắc dân chủ công khai, thực hiện theo ý kiến chủ quan hoặc hình thức chủ nghiã chưa tôn trọng ý kiến của dân dẫn đến phải rà soát lại quy hoạch.... hay công trình đã xây dựng không hiệu quả.
+Thực hiện nguyên tắc xã có công trình dân có việc làm xoá đói giảm nghèo.
Việc thực hiện nguyên tắc trên đã được UBND các cấp ban hành những quy định để thực hiện: Ưu tiên nhà thầu sử dụng nhân lực tại chỗ, các tổ chức tư vấn phải tách rõ việc giao cho dân làm....Tuy nhiên kết quả thực hiện còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ thực hiện được một số xã như Hồng Hoá, Xuân Hóa.
Cùng với kết quả giai đoạn I, chương trình135 giai đoạn II đã tạo ra CSHT thiết yếu khá đồng bộ ở các xã ĐBKK ở huyện Minh Hoá. Đặc biệt đã nhanh chóng cải thiện hệ thống trường lớp cho khu trung tâm và những khu vực lẻ thuộc các bản vùng sâu (kể cả trang thiết bị bên trong) góp phần tích cực cải thiện điều kiện dạy và học ở các xã ĐBKK.
Qua bảng 3 cho ta thấy tình hình thực hiện dự án xây dựng CSHT ở 3 xã:
- Đường giao thông: Hệ thống giao thông là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển KTXH của các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người... vì đó là điều kiện để đưa người nghèo tiếp cận với thị trường, tiếp cận với văn minh bên ngoài. Tuy nhiên như phần trên đã trình bày: hệ thống hạ tầng giao thông các xã ĐKKK trước khi có chương trình 135 ở tình trạng thiếu và yếu nghiêm trọng.
Chính vì thế chương trình 135 đã tập trung một khối lượng vốn đầu tư lớn cho việc phát triển hạ tầng giao thông ở 3 xã Xuân Hoá, Hồng Hoá, Trọng Hoá khoảng 4.846 triệu đồng, chiếm 37,32% vốn đầu tư xây dựng CSHT. Trong đó xã Hồng Hoá có nhu cầu về xây dựng đường giao thông là lớn nhất đã hoàn thành được 2,8 km đường giao thông với tổng mức đầu tư thực hiện 2.070 chiếm 42,71% trong 3 xã.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Về cấp điện: Đối với những xã nghèo ở vị trí có khả năng nối lưới, chương trình đã đầu tư để xây dựng mới đường dây tải điện để nối điện lưới quốc gia theo cơ chế: Nhà nước hỗ trợ đầu tư đường dây điện cao thế, máy biến áp trung thế và công tơ tổng. Phần còn lại huy động nhân dân cùng góp vốn xây dựng đường hạ thế và kéo điện tới từng thôn, bản.Đối với những xã không có khả năng nối lưới, chương trình đã hỗ trợ vốn để nhân dân tự làm các công trình cấp điện tại chỗ như thuỷ điện nhỏ, máy phát điện.Đối với các hộ gia đình thuộc diện ĐBKK, chương trình hỗ trợ một phần kinh phí để nối điện từ nguồn chung vào đến tận nhà.
Đến cuối năm 2012 trên địa bàn 2 xã Xuân Hoá, Trọng Hoá chương trình đã xây dựng được 5 công trình điện với tổng vốn đầu tư 3.771 triệu đồng, trong đó xã Trọng Hoá đã kéo được 100km đường điện với chi phí lớn nhất . Đối với xã Hồng Hoá 100%
hộ đã có điện thắp sáng trước khi thực hiện chương trình. việc đưa mạng lưới điện quốc gia đến các xã ĐBKK góp phần thúc đẩy, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc
- Về nước sinh hoạt: Là một nhu cầu cũng không kém phần quan trọng, hạ tầng nước sạch có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống nhưng việc đầu tư cho đối tượng này ở các xã ĐBKK không được coi là trọng tâm. Bởi vì trong điều kiện kinh tế nghèo nàn, nguồn vốn cho hạ tầng hạn hẹp thì các xã buộc phải tập trung vốn đầu tư cho những đối tượng hạ tầng mà có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế như giao thông, thuỷ lợi, điện..., chỉ có xã Xuân Hoá được đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng hệ thống nước máyvà ngầm tràn với kinh phí là 525 triệu đồng. Ban quản lý dự án sẽ cố gắng hoàn tất cho các hộ ở 2 xã Hồng Hoá và Trọng Hoá.
- Về y tế: Hệ thống cơ sở y tế vùng dân tộc và miền núi được củng cố, xây dựng và phát triển. Dự án đã cải tạo, nâng cấp được 1 trạm y tế trên địa bàn xã Hồng Hóa với tổng vốn đầu tư khoảng 380 triệu đồng, đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
- Về trường học:Trong những năm qua chương trình 135 đã tạo ra những bước tiến đáng kể về hạ tầng giáo dục các xã ĐBKK, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp phát giáo dục. Có 2 công trình trường học được hoàn thành với tổng vốn đầu tư 1.183 triệu đồng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 3:Tình hình thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Năm Xã
Nước sinh hoạt Điện Trường học Trạm y tế Nhà văn hoá Đường giao thông Khối
lượng (m)
Kinh phí (Trđ)
(công trình)
Kinh phí (Trđ)
Khối lượng
(m2)
Kinh phí (Trđ)
Khối lượng
(m2)
Kinh phí (Trđ)
Khối lượng
(m2)
Kinh phí (Trđ)
Khối lượng
(km)
Kinh phí (Trđ)
2010
Tổng 8 225 2 2.110 475 1.183 500 800 2 1.545
Xuân Hoá 8 225 1 810 500 800 1 870
Hồng Hoá 475 1.183 1 675
Trọng Hoá 1 1.300
2011
Tổng 10 300 2 851 380 824 450 620 2,5 2.106
Xuân Hoá 10 300 450 620
Hồng Hoá 380 824 1,3 1.000
Trọng Hoá 2 851 1,2 1.106
2012
Tổng 1 810 150 415 1,5 1.195
Xuân Hoá
Hồng Hoá 150 415 0,5 395
Trọng Hoá 1 810 1 800
Tổng 18 525 10 3.771 625 1.598 380 824 950 1.420 6 4.846
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Minh Hóa)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ