Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC,
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tiên Phước là một huyện trung du phía tây của tỉnh Quảng Nam. Về hành chính, huyện gồm 15 xã và thị trấn. Phía tây giáp huyện Bắc Trà My, phía đông giáp huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía bắc giáp huyện Hiệp Đức. Diện tích tự nhiên của Tiên Phước là 45.322 ha (2001). Thị trấn Tiên Kỳ nằm ở vị trí trung tâm của huyện trên tỉnh lộ 616, là cầu nối giữa thành phố Tam Kỳ và huyện Bắc Trà My. Tọa độ địa lý được giới hạn bởi vĩ tuyến 15020' đến 15036' vĩ độ Bắc và kinh tuyến từ 108004'46'' đến 108027'56'' kinh Đông.
2.1.1.2 Khí hậu
Tiên Phước là một huyện trung du nên khí hậu trong vùng tương đối khắc nghiệt, nhiều hạn hán, thiên tai. Phần lớn diện tích trong vùng là đất nông nghiệp nhưng kém màu mỡ và tỷ lệ đất thịt rất thấp. Đây là một vùng kinh tế nghèo của tỉnh Quảng Nam.
Do đặc điểm cấu tạo địa hình nên sông Tiên–con sông chảy quanh địa bàn huyện được mệnh danh là “ con sông chảy ngược ”, không xuôi về biển Đông mà ngược về hướng tây-nam, đổ ra sông Thu Bồn. Khí hậu của Tiên Phước mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới –gió mùa, lại có đặc điểm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên mùa mưa thường đến sớm hơn vùng đồng bằng, các tháng 7,8,9 thường có những trận mưa giông, mưa núi. Ngược lại, khí hậu ẩm lạnh chậm hơn so với vùng đồng bằng, vào tháng 1, tháng 2 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm 250c cao nhất 400c, thấp nhất là 180c.
Tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, tháng 6. Lượng mưa trung bình/năm là 2.200 – 2.600 mm, số ngày mưa trong năm 120 – 140 ngày. Lượng bốc hơi trung bình năm 800 – 1000 mm, tháng bốc hơi cao nhất là tháng 6 đến tháng 8, tháng bốc ít hơi nhất là tháng 12. Độ ẩm bình quân năm 84,4%, độ ẩm thấp nhất 61,6%[14,1-3]. Gió mùa thịnh hành
Trường Đại học Kinh tế Huế
về mùa Đông theo hướng Tây Bắc –Bắc. Gió thịnh hành về mùa Hạ theo hướng Tây Nam– Nam. Sương mù thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm.
2.1.1.3 Địa hình
Địa hình huyện Tiên Phước có đặc trưng phức tạp, đa dạng, ruộng đồng phân tán, nhỏ hẹp. Độ cao đổ từ Tây Nam sang Đông Bắc thấp dần, độ cao trung bình từ + 200 m đến + 500 m với các đỉnh cao như Hòn Che ( + 1000 m ), núi Hà Nội ( + 1003 m ), Da Cao ( + 670 m )..v.v. Vùng đồi gò chuyển tiếp giữa địa hình núi cao với địa hình bậc thang, có độ cao trung bình từ + 100 m đến +180 m, phần lớn là đồi hình bát úp,đỉnh nhọn nhấp nhô lượn sóng. Vùng bậc thang, do cấu tạo phức tạp của địa hình núi cao và đồi gò nên hình thành những vùng đất bậc thang nối tiếp phân tán nhỏ hẹp từ Tây sang Đông Bắc.
2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tiềm năng tài nguyên đất –rừng: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 45.322 ha.
Trong đó đất nông nghiệp 7.515 ha, đất lâm nghiệp 22.925 ha (bao gồm đất rừng sản xuất 18.760 ha, đất rừng phòng hộ 4.164 ha), đất xây dựng và thổ cư 926 ha, đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông –lâm nghiệp 10.230 ha. Do đặc thù riêng về địa hình và tính chất đất đai mà vùng Tiên Phước có tỷ lệ đất lâm nghiệp rất lớn, chiếm hơn 50% đất tự nhiên.
Tiềm năng thủy điện: Tiên phước có hệ thống sông suối dày đặc, đặc biệt là huyện Có một đoạn sông Thu bồn chảy Qua gọi là sông Tranh nên tiềm năng thủy điện rất lớn.
Trên địa bàn huyện đã khởi công xây dựng thủy điện Sông Tranh 3. Thủy Điện được khởi công từ tháng 7 năm 2010 với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỉ đồng, đến nay dự án thủy điện Sông Tranh 3 đã hoàn thành hơn 50% khối lượng. Dự tính quý 3 năm 2013 sẽ phát điện.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
Năm 2011 là năm đầu tiên huyện thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-1015), trong điều kiện có nhiều khó khăn và thách thức; nền kinh tế phải chịu những yếu tố bất lợi từ nền kinh tế thế giới như: khủng hoảng tài chính, nợ công; mặt bằng giá mới được hình thành và lạm phát tăng cao…đã tácđộng xấu đến nền kinh tế nước ta nói chung và huyện Tiên Phước nói riêng, đã vận dụng chủ động và sáng tạo, tận dụng cơ hội và thực hiện
Trường Đại học Kinh tế Huế
đúng Nghị quyết 11 của Chính phủ với kết quả năm 2011, tình hình kinh tế- xã hội huyện Tiên Phước đã có những chuyển biến mới, tích cực, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đảm bảo ở mức khá, đời sống nhân dân ổn định. Được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
2.1.2.1 Dân số và lao động
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về dân số và lao động qua các năm.
ĐVT: Người Các chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011 1.Dân số
+ Nam + Nữ
75.473 75.423 72.018 69.099 69.640
36.881 36.895 33.917 34.133 34.480
38.592 38.828 38.101 34.966 35.160
2.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%o)
10,23 6,29 8,06 7,58 9,41
3.Số lao động được giải quyết việc làm trong năm
1.921 1.873 1.698 1.778 1.852
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tiên Phước năm 2011 Số liệu ở bảng 2.1 cho thấytổng quy mô dân số của toàn huyện năm 2011 là trên 69 nghìn người, trong đó dân số nữ cao hơn nam 680 người; Dân số qua các năm cho thấy từ năm 2007 đến năm 2011 dân số đã giảm 7,7%. Điều này thể hiện kết quả đạt được của những biện pháp tuyên truyền qua truyền thông và trực tiếp mà huyện đã tích cực sửdụng trong thời gian qua, góp phần giảm bớt tỷ lệ gia tăng dân số của cả nước. Số lao động được giải quyết việc làm càng ngày càng nhiều. Thể hiện được các chính sách giải quyết việc làm của huyện thành công, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện.
2.1.2.2 Giáo dục ,y tế; khoa học công nghệ; an ninh chính trị và an toàn thực phẩm
- VTrường Đại học Kinh tế Huếề giáo dục, y tế:
Tiên Phước nổi tiếng về truyền thống hiếu học, toàn huyện có 15 trường Mầm non, 16 trường Tiểu học, 15 trường trường Trung học cơ sở, 2 trường Trung học phổ thông và 1 Trung tâm dạy nghề. Hơn 1.000 cán bộ, giáo viên, 25.000 học sinh, bình quân 3 người dân có 1 người đi học. các gia đình tập trung vào đầu tư giáo dục cho con cái, toàn huyện hoàn thành phổ cập Tiểu học, Trung học cơ sở, nhiều trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Hàng ngàn học sinh Tiên Phước theo học các trường Đại học, Cao đẳng và hàng chục người đãđạt được các học vị cao: Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Bệnh viện huyện và Trạm y tế các xãđãđược xây dựng với 177 y, bác sỹ.Với đội ngũ y, bác sỹ nhiệt tình, tâm huyết với nghề đã góp phần cải thiện tuổi thọ và tạo niềm tin cho dân trong huyện.
- Về khoa học –công nghệ
Trong thời gian qua, huyện đã tích cực ứng dung tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Năm 2011, huyện đã tổ chức hơn 50 các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề cho người dân, nhằm nâng cao hiểu biết cũng như trìnhđộ của người dân để có thể tiếp thu nhanh nhất những ứng dụng khoa học kỹ thuật mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý và cả trong đời sống của người dân cũng được mở rộng, tạo điều kiện cho huyện tiếp nhận những luồng thông tin mới nhất một cách nhanh chóng.
- Về an ninh chính trị và an toàn xã hội
Quốc phòng an ninh luônđược tăng cường, đã giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội trên địa phương huyện. Trong những năm qua, huyện cũng luôn chú trọng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ quân đội, công an, dân quân tự vệ về mọi mặt; chỉ đạo tốt, kịp thời công tác phòng chống cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ lụt gây ra.
2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua
Bảng 2.2 Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
1.Tốc độ TT GTSX % 100 100 100 100
Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 22,14 20,03 18,18 16,44
Công nghiệp và xây dựng % 39,52 41,32 43,26 44,87
Dịch vụ % 38,34 38,65 38,56 38,69
2.Cơ cấu lao động % 100 100 100 100
Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 64,68 61,56 59,24 57,28
Công nghiệp và xây dựng % 15,33 18,13 19,32 20,18
Dịch vụ % 19,99 20,31 21,44 22,54
3.Thu nhập BQ đầu người Tr.đồng 12,9 14,6 18,3 22,5 Nguồn: phòng thống kê huyện Tiên Phước Số liệu bảng 2.2 cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu công nghiệp –xây dựng và dịch vụ (từ 77,86% năm 2008 lên 83,56% năm 2011), giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (từ 22,14% năm 2008 xuống còn 16,44% năm 2011). Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập bìnhquân đầu người năm 2011 đạt 22,5 triệu đồng/người/năm, tăng lên hơn 10 lần so với năm 1997 (2,1 triệu đồng) và gấp 1.74 lần so với năm 2008.
2.1.3Đánh giá sự tác động của các đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội đến sự phát triển của các DNVVN trên địa bàn huyện Tiên Phước
2.1.3.1 Thuận lợi
-Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông và giao lưu văn hóa với các huyện khác; mở ra môi trường kinh doanh phong phú cho các DNở huyện. Đối với trong tỉnh, vịtrí của huyện cũng nằm ở một vị trí thuận lợi cho các huyện như Bắc Trà My, Nam Trà My, hiệp đức và thành phố Tam Kỳ.
- Về tài nguyên thiênnhiên, Tiên Phước là một huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú cả về tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên nước đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
cũng là điểm thu hút đầu tư nỗicộm cho huyện và tạo điều kiện cho các DN có thể phát triển đa dạng về loại hình sản xuất kinh doanh trên cơ sở tận dụng những nguồn lực sẵn có, đặc biệt là những ngành công nghiệp khai thác, sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt hay chế biến.
- Ngoài những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, thì những đặc điểm về xã hội cũng đem lại những thuận lợi không nhỏ cho sự phát triển của DNVVN, đó là thuận lợi về yếu tố con người; người dân Tiên Phước nói riêng Quảng Nam nói chung được biết đến là những con người cần cù, chịu khó, thông minh và sáng tạo; luôn năng động và tích cực tiếp thu những cái mới một cách đúng đắn –họ sẽ là người chủ của một tiềm năng giàu có, đưa huyệnngày càng phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội.
2.1.3.2 Hạn chế
Mặcdù vậy, DNVVN huyện Tiên Phước vẫn tồn tại những khó khăn và hạn chế sau:
- Khí hậu miền Trung rất khắc nghiệt nên hàng năm huyện Tiên Phước cũng phải hứng chịu những thiệt hại không ít do thiên nhiên đem lại, đó là những trận hạn hán và lũ lụt lớn, làm thiệt hại rất nhiều về tài sản và con người. Điều này đãảnh hưởng rất xấu và làm trì truệ, gián đoạn đến việc sản xuất kinh doanh của các DN, thậm chí một số DN còn bị thiệt hại rất nặng.
- Nguồn lao động trong huyện là rất dồi dào nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Đa phần các DN sử dụng ít lao động nên chủ yếu tận dụng lao động trong gia đình, còn các DN hoạt động cần một lượng lao động lớn thì lượng lao động đó lại không có trìnhđộ cao, đa phần là lao động phổ thông và lao động nông dân.