TƯ VẤN SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH
5. Những chủ để thường gặp trong tư vấn sức khỏe gia đình
- Những yếu tố kinh tế, nghề nghiệp, phong tục tập quán, môi trường, lối sống của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ví dụ: kinh tế khó khăn, ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sức khỏe, hút thuốc lá nghiện rượu, tiêm chích ma túy, phương pháp nuôi trẻ không khoa học, môi trường trong và quanh nhà ở, cao huyết áp, béo phì, chế độ ăn, nghỉ, tập luyện...
- Kiến thức, thái độ và thực hành của các thành viên gia đình về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ.
- Khả năng tiếp cận của người dân với những dịch vụ y tế, thông tin y tế, thông tin giáo dục sức khỏe.....
TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ
Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
* Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp đào khoảng trống.
1 Mục đích của tư vấn sức khỏe hộ gia đình bao gồm
A. Khuyến khích các gia đình suy nghĩ về những vấn đề sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình
B. Giúp các gia đình có những hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng họ đang sống
C………..
2. Liệt kê 11 nguyên tắc cơ bản trong tư vấn giáo dục sức khỏe
A. Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho các cuộc tư vấn B. Xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng
C……….
D.....
E. Để đối tượng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những điều họ mong đợi F. Đưa ra các thông tin cần thiết chủ yếu nhất
G………..
H. Giữ bí mật
I. Thống nhất và cùng cam kết với đối tượng
J. Phối hợp với cộng đồng, các ban ngành để giúp đỡ đối tượng
K. Liên hệ và nắm được các hành động của đối tượng sau khi tư vấn để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ.
3. Liệt kê 7 phẩm chất chính của người tư vấn giáo dục sức khỏe
A. Nắm chắc nội dung vấn đề sức khỏe, bệnh tật của đối tượng cần tư vấn B. Nắm chắc các nguyên tắc trong tư vấn, được đào tạo về kỹ năng tư vấn C………..
D………..
E. Kiên trì, nhạy cảm và linh hoạt khi thực hiện tư vấn, đảm bảo quyền lợi, danh dự cho người được tư vấn
F. Nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tình thần sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các đối tượng được tư vấn
G. Có các kiến thức hiểu biết về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của cộng đồng
4. Kể tên 5 bước cơ bản cần làm trước khi đến thăm hộ gia đình A. Cần hẹn và thông báo trước với gia đình về thời gian đến thăm B. Cần thu thập một số thông tin về gia đình
C………..
D………..
E. Với các gia đình có người bệnh có thể cần phải chuẩn bị thuốc men, dụng cụ
5. Kể tến 4 bước cơ bản cần làm khi thực hiện tư vấn sức khỏe tại hộ gia đình A. Nêu rõ mục đích của buổi đến thăm hộ gia đình
B………..
C. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình đối với vấn đề sức khỏe họ gặp phải
D………..
6. Nêu các bước cần thực hiện khi kết thúc thăm hộ gia đình
A. Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt đã tư vấn giáo dục cho gia đình thông qua việc hỏi kiểm tra lại các thành viên gia đình
B………..
C. Tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên gia đình tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ
D………..
7. liệt kê 4 nhiệm vụ chính của người tư vấn
A. Giúp người được tư vấn xác định vấn đề của họ
B. Làm cho người được tư vấn hiểu rõ vì sao họ lại có vấn đề đó
C. Động viên người được tư vấn tìm hiểu các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề
D………..
8. Tư vấn sức khoẻ gia đình là một trong những cách tiếp cận thường dùng nhất trong giáo dục sức khỏe để giúp đỡ các cá nhân và gia đình.................
9. Người tư vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng.......... (A).........và tạo không khí thân mật, gây niềm tin cho người được tư vấn........... (B)..........., qua đó thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giúp đỡ của người tư vấn đối với đối tượng được tư vấn
10. Giữ bí mật: đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng. Người tư vấn phải tôn trọng những................. của đối tượng được tư vấn, giữ bí mật với mọi người, có những vấn đề phải giữ bí mật ngay cả với người thân của đối tượng.
11. Tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ ban đầu tốt đẹp với người được tư vấn là……… cho cuộc tư vấn thành công.
* Phân biệt đúng sai các câu từ 12 đến 19 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai
TT Câu hỏi A B
12 Một bước quan trọng trong tư vấn là cần xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng thông qua tìm hiểu những hiểu biết của đối tượng về vấn đề cần được tư vấn và vấn đề có liên quan
13 Trong tư vấn sức khỏe, phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối tượng nghĩa là thể hiện sự thương cảm. buồn bã, chán nản cùng với đối tượng
14 Trong khi tư vấn cần để đối tượng trình bày các ý kiến, cảm nghĩ và những đều họ mong đợi
15 Khi tư vấn, cần đưa ra càng nhiều thông tin càng tết 16 Khi tư vấn, cần chọn giúp đối tượng các biện pháp giải quyết vấn đề
sức khỏe của họ
17 Giữ bí mật là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong tư vấn 18 Kiên trì, nhậy cảm và linh hoạt khi thực hiện tư vấn, đảm bảo quyền
lợi, danh dự cho người được tư vấn là một trong những phẩm chất quan trọng của người tư vấn
19 Nhiệm vụ chính của người tư vấn là giúp người được tư vấn xác định được vấn đề của họ
* Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu từ 20 đến 27 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữa cái tương ứng với chữ cái đầu câu trả lời mà bạn chọn.
Câu hỏi A B C D 20. Mục đích của tư vấn sức khỏe hộ gia tỉnh
A. Khuyến khích các gia đầu nhận thức, có thái độ và hành động đúng để giải quyết các vấn đề sức khỏe của gia đình họ
B. Giúp các gia anh giải quyết các \rấn đề sức khỏe của gia đình họ
C. Lựa chọn giúp các gia anh giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề sức khỏe của họ
D. Giải quyết giúp các gia đình những vấn đề sức khỏe của họ 21. Nguyên tắc nào sau đây không thuộc trong các nguyên tắc của tư vấn sức khỏe
A. Chọn thời cơ và địa điểm thích hợp cho cuộc tư vấn B. Người tư vấn phải xây dựng mối quan hệ tốt với đối tượng
trong khi tư vấn
C. Xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng D. Phát triển sự đồng cảm với hoàn cảnh của đối tượng 22. Để đạt được kết quả tốt trong các cuộc tư vấn, người thực hiện tư vấn phải có các phẩm chất chính như sau
A. Nắm chắc nội dung vấn đề sức khỏe, bệnh tật của đối tượng cần tư vấn
B. Nắm chắc các nguyên tắc trong tư vấn, được đào tạo về kỹ năng tư vấn
C. Có khả năng cảm hoá. động viên. tạo niềm tin tưởng cho đối tượng được tư vấn
D. Giữ bí mật cho đối tượng tư vấn
23. Nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe cần được chuẩn bị A. Trước khi thực hiện tư vấn
B. Trong khi thực hiện tư vấn C. Sau khi thực hiện tư vấn D. Không cần chuẩn bị trước
24. Khen ngợi đối tượng khi tiến hành tư vấn để A. Làm cho đối tượng cảm thấy thoải mái
B. Tạo thuận lợi cho sự tiếp nhận và thay đổi hành vi sức khỏe của các thành viên gia đình
C. Làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm D. Giúp đối tượng nói nhiều hơn
25. Sử dụng các tài liệu hỗ trợ, tranh ảnh giúp cho các thành viên gia đình
A. Tiếp thu được nhiều thông tin B. Có ấn tượng với buổi tư vấn C. Có thể áp dụng được D. Dễ hiểu, dễ nhớ
26. ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp tư vấn sức khỏe tại hộ gia tỉnh là
A. Thiết lập được mối quan hệ giữa cán bộ y tế và người dân B. Các thành viên gia đình có tâm lý thoải mái, tự tin để trình
bày và nêu ý kiến của họ
C. Nội dung tư vấn sức khỏe thiết thực với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và đáp ứng đúng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình
D. Phát hiện và giải quyết ngay một số nhu cầu liên quan đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình
27. Khi kết thúc cuộc tư vấn sức khỏe tại hộ gia anh cần A. Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt
B. Nhấn mạnh những kiến thức phải biết, những việc cần làm cho các thành viên trong hộ gia đình
C. Giải quyết giúp các vấn đề liên quan đến sức khỏe của gia đình
D. Chào hỏi và cảm ơn sự hợp tác, tiếp đón của gia đình
Phần 2: Câu hỏi truyền thống
28. Nêu khái niệm tư vấn sức khỏe gia đình.
29. Nêu mục đích của tư vấn sức khỏe hộ gia đình.
30. Nêu nguyên tắc xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng trong tư vấn giáo dục sức khỏe.
31. Nêu nguyên tắc giữ bí mật trong tư vấn giáo dục sức khỏe.
32. Nêu nguyên tắc xác định rõ các nhu cầu và vấn đề của đối tượng trong tư vấn giáo dục sức khỏe.
33. Trình bày một số phẩm chất chính của người tư vấn giáo dục sức khỏe.
34. Các bước trong tư vấn sức khoẻ hộ gia đình.
35. Trình bày bước chuẩn bị trước khi đến thăm gia đình.
36. Trình bày bước đến thăm hộ gia đình.
37. Trình bày bước kết thúc thăm hộ gia đình.
* Lượng giá thực hành:
Bảng kiểm đánh giá kỹ năng tư vấn
Nội dung Có Không 1. Tiếp đón đối tượng điềm trở
- Chào hỏi
-Tự giới thiệu về mình
2. Quan tâm, lắng nghe, thông tin giải đáp thắc mắc và hỗ trợ đối tượng các vấn đề liên quan đến lo lắng quan tâm của đối tượng
3. Ân cần hỗ trợ đối tượng nhận được vấn đề của chính họ
4. Giúp đối tượng tự lựa chọn các giải pháp thích hợp với chính họ để giải quyết vấn đề
5. Động viên khuyến khích đối tượng thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề
6. Giải thích rõ thời gian gặp lại để xem xét kết quả thực hiện
2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Sinh viên đọc tài liệu, thảo luận nhóm để tự trả lời các câu hỏi lượng giá. Nếu không hiểu, không trả lời được hãy thảo luận với giáo viên
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC 1. Phương pháp học
Bước 1. Thảo luận tại chỗ
Sinh viên đọc tài liệu phát tay trong 5’, sau đó tự tìm câu trả lời cho mục tiêu kiến thức. Sau đó tham gia thảo luận tại chỗ khoảng 45’. Thảo luận cách thực hiện các mục tiêu thực hành của bài.
Bước 2. Đóng vai
Lớp sẽ được chia ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 - 15 người. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký. Từng nhóm sẽ được giáo viên đưa ra các tình huống để đóng vai. Trước khi sinh viên đóng vai, giáo viên có thể sẽ trình diễn trước. Sau đó nhóm sinh viên tập đóng vai với nhau, tập trong 45 phút.
Bước 3. Trình diễn
Các nhóm lần lượt trình diễn, các sinh viên khác cùng giáo viên quan sát. Sau khi kết thúc đóng vai, sinh viên lại tiến hành thảo luận, câu hỏi thảo luận là:
- Đây đã là một cuộc tư vấn chưa? Tại sao?
- Các bước tư vấn đã được nhóm thực hiện như thế nào? Bước nào thực hiện tốt, bước nào chưa?
Bước 4. Thực hành tại hộ gia đình
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên tiến hành các hoạt động tư vấn chủ yếu về môi trường tại các hộ gia đình.
2. Hướng dẫn vận dụng thực tế
Sau khi thực hành tư vấn, sinh viên có thể vận dụng để tư vấn cho người dân ở các hộ gia đình được phân công.
3. Tài liệu tham khảo
1. Trung tâm Tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ - Bộ Y tế. Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khoẻ, Hà Nội - 1993
2. Trường Cán bộ quản lý Y tế. Giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2000.