Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng nước thải ở các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang
4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân
4.2.1.1. Nước thải sinh hoạt
Để đánh giá lượng nước thải sinh hoạt phát sinh, căn cứ vào số lượng lao động của làng nghề và nguồn nước cấp. Trong đó: Lượng nước sinh hoạt tiêu
thụ trung bình cho một người là 100 lít/người/ngày (Theo TCXDVN 3989- 2012/BXD) và hệ số nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước cấp. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của từng làng nghề được thể hiện tại bảng 1.1.
Nước thải sinh hoạt của người dân chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 4.1. Thành phần và tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt của người dân
Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
Tải lượng (kg/ngày)
BOD5 45 - 54 2,97 - 3,564
COD 72 - 102 4,752 - 6,732
SS 70 - 145 4,620 - 9,570
N 6 - 12 0,396 - 0,792
Amôni 2,4 - 4,8 0,158 - 0,317
P 0,4 - 0,8 0,053 - 0,264
(Nguồn: Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội)
Bảng 4.2. Thống kê lượng nước cấp và lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các làng nghề
TT Làng nghề
Số lao động
của làng nghề (*)
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt (m3/ngày)
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh (m3/ngày)
1 Làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tao 32 3,20 2,56
2 Làng nghề chổi chít thị trấn Việt Lâm 180 18,00 14,40
3 Làng nghề chế biến chè Tân Lập 135 13,50 10,80
4 Làng nghề chế biến chè Tân Long 420 42,00 33,60 5 Làng nghề chế biến chè Tân Thành 490 49,00 39,20
6 Làng nghề chế biến chè Tân An 81 8,10 6,48
7 Làng nghề đan lát thôn Khiềm 15 1,50 1,20
8 Làng nghề nấu rượu ngô Tiên Kiều 300 30,00 24,00 9 Làng nghề TT sản xuất giấy bản dân tộc Dao 300 30,00 24,00 10 Làng nghề thêu dệt may mặc trang phục Dân
tộc Phó Bảng 80 8,00 6,40
11 Làng nghề thêu dệt thổ cẩm trang phục dân tộc
Lô Lô 175 17,50 14,00
12 Làng nghề đan lát dân tộc Clao 20 2,00 1,60
13 Làng nghề chế tác khèn Mông 48 4,80 3,84
14 Làng nghề rèn đúc lưỡi cày dân tộc Mông 48 4,80 3,84 15 Làng nghề SX Hương nhang sạch dân tộc
Mông 88 8,80 7,04
16 Làng nghề May mặc trang phục dân tộc Mông 100 10,00 8,00 17 Nấu rượu ngô truyền thống dân tộc Mông 72 7,20 5,76 18 Làng nghề thêu dệt trang phục dân tộc Lô Lô 168 16,80 13,44 19 Làng nghề nấu rượu ngô men lá Há Ía 430 43,00 34,40 20 Làng nghề May mặc trang phục dân tộc Dao 72 7,20 5,76
TT Làng nghề
Số lao động
của làng nghề (*)
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt (m3/ngày)
Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh (m3/ngày)
21 Làng nghề chế biến chè Khuổi My 80 8,00 6,40
22 Làng nghề chế biến chè Nà thác 108 10,80 8,64
23 Làng nghề bánh chưng gù thôn Bản Tùy 60 6,00 4,80 24 Làng nghề rèn đúc nông cụ sản xuất 70 7,00 5,60
25 Làng nghề chế biến chè bản Vẽ 30 3,00 2,40
26 Làng nghề dệt thổ cẩm Nà U 108 10,80 8,64
27 Làng nghề mây tre đan Nà Ràng 30 3,00 2,40
28 Làng nghề chế biến chè Phìn Hồ 135 13,50 10,80 29 Làng nghề đan lát thủ công Lùng Chin Hạ 48 4,80 3,84
30 Làng nghề dệt vải thôn Na Léng 84 8,40 6,72
31 Làng nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn 20 2,00 1,60
32 Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc tày thôn Chang 36 3,60 2,88 33 Làng nghề TT dệt thổ cẩm dân tộc Tày thôn Trung 15 1,50 1,20 34 Làng nghề nấu rượu ngô men lá thôn Chì 70 7,00 5,60 35 Làng nghề chế biến chè Shan tuyết Nậm Chàng 112 11,20 8,96 36 Làng nghề chế biến chè Shan tuyết Thôn
Quang Sơn 114 11,40 9,12
37 Làng nghề TT dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn 80 8,00 6,40
38 Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám 90 9,00 7,20
39 Làng nghề nấu rượu ngô Thanh Vân 140 14,00 11,20
Tổng 4.684 468,40 374,72
(Nguồn:kết quả điều tra 2018) Qua bảng 4.2 ta thấy:
- Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại các làng nghề là 468,4, m3/ngày. Nguồn cấp nước sinh hoạt được cấp từ nhiều nguồn khác nhau và trong quá trình thực hiện, nhiệm vụ đã tiến hành điều tra nguồn cấp nước sinh hoạt của người dân các xã có làng nghề, kết quả được thể hiện tại hình sau:
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân Do đặc thù tỉnh Hà Giang là cao nguyên núi đá nên nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu là nước suối và nước giếng.
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại các làng nghề là 374,7 m3/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại từng làng nghề không lớn:
Có 13 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt từ 1 - 5 m3/ngày, 15 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt từ 5 - 10 m3/ngày, 6 làng nghề có lượng nước thải phát sinh từ 10 - 15 m3/ngày và có 5 làng nghề phát sinh nước thải sinh hoạt 25 - 35 m3/ngày.
Hiện tại, lượng nước thải này không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường nên sẽ là một nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận, đặc biệt khi quy mô làng nghề ngày càng phát triển.
4.2.1.1. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động sản xuất của các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm (nấu rượu, sản xuất bánh chưng), làng nghề dệt nhuộm và làng nghề sản xuất giấy còn các làng nghề khác do đặc thù loại hình, công nghệ sản xuất không phát sinh nước thải sản xuất. Lượng sản xuất phát sinh của các làng nghề được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.3. Lưu lượng nước thải sản xuất của các làng nghề
TT Làng nghề
Lượng nước thải sản xuất trung
bình (m3/ngày) I Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm
1 Làng nghề nấu rượu ngô Tiên Kiều 67,6
2 Làng nghề nấu rượu ngô truyền thống dân tộc Mông 6,5
3 Làng nghề nấu rượu ngô men lá Há Ía 20,3
4 Làng nghề nấu rượu ngô Thanh Vân 14,5
5 Làng nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn 8,4
6 Làng nghề nấu rượu ngô thôn Chì 12,2
7 Làng nghề bánh chưng gù Bản Tùy 60
II Các làng nghề dệt nhuộm, may mặc
1 Làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tao 0
2 Làng nghề thêu dệt may mặc trang phục Dân tộc Phó Bảng 0 3 Làng nghề thêu dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Lô Lô 3,4
4 Làng nghề May mặc trang phục dân tộc Mông 0
5 Làng nghề thêu dệt trang phục dân tộc Lô Lô 0
6 Làng nghề may mặc dân tộc Dao 0
7 Làng nghề dệt thổ cẩm Nà U 0,02
8 Làng nghề dệt vải thôn Na Léng 0,02
9 Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc tày thôn Chang 0 10 Làng nghề TT dệt thổ cẩm dân tộc Tày thôn Trung 0
11 Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn 0
12 Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám 9,4
III Làng nghề sản xuất hương nhang sạch dân tộc Mông 0,44 IV Làng nghề truyền thống sản xuất giấy bản dân tộc Dao 18,5
Tổng 19 221,76
(Nguồn: kết quả điều tra 2018 )
Tổng lượng nước thải sản xuất phát sinh từ các làng nghề là 221,76 m3/ngày. Lượng nước thải này chủ yếu tập trung tại các làng nghề bánh chưng, làng nghề nấu rượu và làng nghề sản xuất giấy.
Riêng làng nghề dệt nhuộm, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 12 làng nghề nhưng chỉ có 4 làng nghề có phát sinh nước thải sản xuất do 4 làng nghề này có chung phương thức sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu là cây lanh.
Thành phần của nước thải sản xuất:
- Nước thải sản xuất phát sinh từ các làng nghề nấu rượu: Nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ và nhiệt độ cao do phát sinh từ quá trình sơ chế nguyên liệu, nước thừa và làm mát trong quá trình trưng cất rượu. Thành phần đặc trưng của nước thải: Nhiệt độ, TSS, COD, BOD, N, P và Coliform.
- Nước thải phát sinh từ làng nghề bánh chưng:
Nước thải phát sinh từ quá trình sơ chế nguyên liệu và nước luộc bánh.
Nước có màu trắng đục, xanh, chứa hàm lượng chất hữu cơ và nhiệt độ cao.
Thành phần đặc trưng của nước thải: Nhiệt độ, TSS, độ đục, COD, BOD, N, P và Coliform.
- Nước thải phát sinh từ làng nghề dệt nhuộm:
Hầu hết hỗn hợp nước nhuộm chàm được người dân ngâm và ủ trong các chum, thùng nhựa chứa trong thời gian dài khoảng 2-3 tháng/mẻ nhuộm.
Nước thải sau khi nhuộm được thải thẳng ra khu vực vườn hoặc ao xung quanh nhà, mà không có bất kỳ biện pháp xử lý sơ bộ trước khi xả thải, có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và nước mặt xung quanh bởi các yếu tố như: BOD, COD, Coliform, SS, tổng N và tổng P.
- Nước thải phát sinh từ làng nghề sản xuất giấy bản: Nước thải của làng nghề sản xuất giấy đến từ công đoạn ngâm, ủ, ép và nghiền giấy. Đặc thù của lượng nước thải phát sinh này là chứa hàm lượng chất hữu cơ cao và nước thải chứa nhiều bột giấy nên cũng chứa hàm lượng cặn cao. Ngoài ra, việc ngâm ủ vầu trong một thời gian dài, các loại bột giấy thừa vương vãi phân hủy cũng gây nên mùi hôi, khó chịu.
Đối với các làng nghề mây, tre, đan khác trên cả nước, nước thải còn có thể chứa xút, gia ven, chất hữu cơ từ quá trình tẩy trắng nguyên liệu (Vũ Hoàng hoa, Phan Văn Yên). Tuy nhiên, tại Hà Giang bà con không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, theo ghi nhận của đợt điều tra và kết quả quan trắc thu nhận được thì nước mặt của các làng nghề thủ công mỹ nghệ chủ yếu bị ô nhiễm bởi TSS, Coliform, BOD, COD.
Bảng 4.4. Kết quả quan trắc nước mặt tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ
Làng nghề Kí hiệu
Thông số
pH
BOD5
(mg/l) COD (mg/l)
TSS (mg/l)
N- NO3-
(mg/l)
P-PO43-
(mg/l)
Coliform MPN/100ml
QM_Đan Khiềm NMBQQM1 6,0 13,7 17,8 35,6 3,1 0,06 1.570
NMBQQM2 8,8 9,6 15,1 39,4 0,42 0,14 700 Mây_tre_Nà
Ràng
NMXMKL1 5,1 14,3 29,7 66,7 2,22 0,09 5.600
NMXMKL2 4,8 12,1 29,6 84,6 3,12 0,24 4.550
Đan_Lùng Chin Hạ
NMHSPTCP1 5,6 12,4 19,6 45,5 3,0 0,21 3.750 NMHSPTCP2 6,2 13,6 28,7 52,3 3,24 0,04 2.530
Chổi_chít Việt Lâm
NMVXVL1 6,7 20,8 24,5 120,7 5,2 0,19 3.500
NMVXVL2 7 18,9 23,1 112,4 4,82 0,14 3.750
Đan_Dtộc Clao NMDVSL1 4,3 9,6 19,4 46,2 1,25 0,27 2.300
NMDVSL2 6,4 8,3 18,3 38,6 2,32 0,17 2.450
Khèn Mông
NMDVHQP1 4,9 6,7 14,7 26,1 3,5 0,19 1.350
NMDVHQP2 8,2 5,1 12,4 23,5 1,88 0,13 1.720
Hương DT Mông NMDVST1 6,4 9,6 16,8 26,7 1,87 0,17 2.640
NMDVST2 4,8 12,5 24,7 22,5 2,17 0,24 1.800 QCVN08:2015/BTNMT A1 6 - 8,5 4 10 20 2 0,1 2.500 QCVN08:2015/BTNMT cột A2 6 - 8,5 6 15 30 5 0,2 5.000 QCVN08:2015/BTNMT cột B1 5,5 - 9 15 30 50 10 0,3 7.500
Nguồn: Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, 2018
Kết quả quan trắc tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ như sau:
Giá trị BOD5 trung bình là 12,24 mg/l, đáng chú ý là làng nghề chổi chít thị trấn Việt Lâm có giá trị BOD5 cao nhất dao động trong khoảng 18,9 - 20,8mg/l.
Giá trị COD trung bình là 20,7 mg/l, giá trị COD ở tất cả các làng nghề hầu hết đều vượt mức A2 và thấp hơn mức B1 theo QCVN08:2015/BTNMT.
Giá trị TSS trung bình là 52,9 mg/l trong đó làng nghề chổi chít có giá tri TSS cao nhất dao động trong khoảng từ 112,4 – 120,7 mg/l vượt mức B1 theo QCVN từ 1,2 – 1,4 lần.
Giá trị N-NO3- và Coliform của các làng nghề hầu hết đều cao hơn mức A1 và nhỏ hơn mức A2, chỉ có làng nghề chổi chít Việt Lâm nồng độ N-NO3-
là 5,2 mg/l và làng nghề mây tre đan Nà Ràng giá trị Coliform là 5600 MPN/100ml, vượt ngưỡng A2.
Nhóm làng nghề cơ khí nhỏ
Các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái chế và chế tác kim loại có lượng nước thải thường không lớn nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni,,), dầu mỡ. Quá trình mạ bạc còn có thể tạo ra các muối Hg, oxit kim loại, xyanua và các tạp chất khác. Kết quả phân tích nước thải tại một số làng nghề cho thấy: Hàm lượng Pb2+ lớn hơn 4,1 lần TCCP, hàm lượng Zn2+ vượt TCCP, hàm lượng Cu2+ vượt 3,25 lần TCCP (Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, 2005). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang chỉ còn 2 làng nghề rèn đúc nông cụ ở xã bản Díu, huyện Xín Mần và xã Tả Tủng, huyện Đồng Văn. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là gang và thép nhíp ô tô được nhập từ các cơ sở thu mua sắt vụn. Chính vì vậy trong quá trình sản xuất có thể làm phát sinh các kim loại nặng như: Mn, Fe, Kết quả quan trắc nước mặt tại 2 làng nghề cho thấy về cơ bản các chỉ số pH, Pb, Zn, Cd, Cu, và dầu mỡ đều nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị TSS và Fe ở cả 2 làng nghề hầu hết đều vượt QCVN mức A1 và nhỏ hơn mức A2. Chỉ có 1 vị trí tại làng nghề rèn đúc nông cụ, huyện Xín Mần có hàm lượng Fe chạm ngưỡng A2.
Bảng 4.5. Kết quả quan trắc nước mặt tại làng nghề cơ khí nhỏ
Làng Nghề
Kí hiệu VTQT
pH TSS (mg/l)
Fe (mg/l)
Pb (mg/l)
Zn (mg/l)
Cd (mg/l)
Cu (mg/l)
Dầu mỡ (mg/l)
Bản Díu
NMXM
BD1 6,7 43,1 1,2 0,012 0,34 0,0024 0,0013 0,31 NMXM
BD2 6,4 47,3 1,5 0,008 0,74 0,0038 0,0017 0,35 Tả
Lủng
NMDV
TL1 7,5 47,6 0,99 0,012 0,3 0,00023 0,072 0,34 NMDV
TL2 7,2 45,3 1,3 0,001 0,41 0,00041 0,032 0,21 QCVN08:2015/B
TNMT A1 6 - 8,5 30 1,0 0,02 1,0 0,005 0,2 0,5 QCVN08:2015/B
TNMT cột A2 5,5 -9 50 1,5 0,05 1,5 0,01 0,5 1,0 QCVN08:2015/B
TNMT cột B1 5,5 -9 100 2,0 0,05 2,0 0,01 1,0 1,0 Nguồn: Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, 2018
-Làng nghề sản xuất giấy
Tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là chất rắn sơ sợi và bột giấy trong nước thải. Ví dụ như tại làng nghề tái chế Phú Lâm và Phong Khê (Bắc Ninh) thải ra môi trường khoảng 3500m3 nước thải mỗi này, mang theo 3000 kg bột giấy (Nguyễn Phương Nhung, 2010).
Nước thải này chứa lượng lớn các hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông và phẩm màu,với hàm lượng COD và BOD vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay, làng nghề sản xuất giấy bản dân tộc Dao thôn Thanh Sơn chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng hóa chất độc hại trong quy trình sản xuất, nhưng công đoạn ngâm, nghiền và ép giấy cũng làm nước thải có hàm lượng chất hữu cơ và chứa xơ sợi với hàm lượng cặn cao.
Tại 2 vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề sản xuất giấy bản, giá trị BOD và COD đều vượt QCVN cột A2, riêng tại vị trí lấy mẫu NMBQVQ1, giá trị BOD là 17,5 mg/l và giá trị COD là 31,7 mg/l vượt QCVN cột B1. Giá trị TSS của làng nghề tại cả 2 vị trí quan trắc (NMBQVQ1, NMBQVQ2) đều vượt QCVN B1 từ 0,58 - 0,64 lần.
Thông số Coliform tại 2 vị trí lấy mẫu có giá trị vượt mức A1và nhỏ hơn mức B1, dao động trong khoảng từ 2.930- 3.580 MPN/100ml.
Các thông số còn lại như NO3- và PO43- ở cả 2 vị trí của làng nghề đều vượt QCVN cột A2, cho thấy nước mặt tại làng nghề sản xuất giấy cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm dinh dưỡng.
Bảng 4.6. Kết quả quan trắc nước mặt tại làng nghề sản xuất giấy bản
Thông số
QCVN08:2015/BTNMT VQ_Nước_Giấy_DTDao
A1 A2 B1 NMBQVQ1 NMBQVQ2
pH 6-8,5 6,5 - 8 5,5 -9 7,0 6,5
BOD5 (mg/l) 4 6 15 17,5 14,9
COD (mg/l) 10 15 30 31,7 28,8
TSS (mg/l) 20 30 50 79,0 82,0
N-NO3-
(mg/l) 2 5 10 5,6 7,2
P-PO43-
(mg/l) 0,1 0,2 0,3 0,28 0,25
Coliform
MPN/100ml 2500 5000 7500 2930 3850
Nguồn: Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi, 2018
Nhóm làng nghề dệt nhuộm, may mặc truyền thống
Dệt nhuộm là loại hình có nhu cầu sử dụng hóa chất rất lớn như H2SO4, NaOCl, Na2SO4, NaCl, Na2S, Na2S2O4, chất tẩy rửa không ion, các hợp chất vòng thơm, tạo chất dầu xả ra từ khâu giặt sau nhuộm. Các chất formaldehyde, K2Cr2O7, tạp chất chứa kim loại nặng, NaCl, halogen hữu cơ, Na2SO4, thuốc nhuộm, Na2S2O4, hơi H2SO4, CH3COOH thải ra từ khâu nấu. Dầu hỏa, các chất hồ sợi dọc, chất nhũ hóa, chất làm mềm, chất tạo
phức, NO2, thải ra từ khâu hoàn tất. Tất cả các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân hủy của các vi sinh vật làm sạch nước, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh gây sự thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Gốc hữu cơ kết hợp với các ion kim loại tạo thành các phức chất bền, khó phân hủy, gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường.
Các ion kim loại còn tham gia vào chuỗi thức ăn, từ đó ảnh hưởng cho sức khỏe con người, Đặc biệt nguy hại hơn nữa là sự có mặt của chất Clo hoạt tính trong nước thải sẽ kết hợp với các chất hữu cơ vòng thơm tạo thành những chất gây tiền ung thư. Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong xơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý nước, gây tắc nghẽn dòng chảy.
Đối với các làng nghề dệt nhuộm, may mặc truyền thống tại Hà Giang nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh từ công đoạn nhuộm và luộc lanh tại một số làng nghề vẫn còn hình thức trồng, dệt lanh và nhuộm vải, như làng nghề dệt thổ cẩm Nà U, và làng nghề may mặc dân tộc Mông tại Lùng Tám. Vì nước nhuộm chủ yếu được bà con ở đây dùng từ củ chàm và cũng không sử dụng đến hóa chất để tẩy trắng trong quá trình sản xuất nên nguồn phát sinh ô nhiễm Cl- và Cr+6, CN- từ làng nghề là hầu như không có. Giá trị quan trắc của 3 thông số này đo được đều nằm trong giới hạn cho phép. Các làng nghề thêu dệt và may mặc còn lại chủ yếu sử dụng phương thức sản xuất chung là dệt và thêu tay bằng các nguyên liệu được mua sẵn cho nên không phát sinh nước thải. Tuy nhiên hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật BOD và các hàm lượng các chất hóa học COD và hàm lượng chất cặn lơ lửng TSS trong nước mặt của hầu hết các làng nghề đo được đều vượt QCVN 08:2015/BTNMT (Cột A2). Nồng độ BOD5, COD và TSS trung bình là 13,5 mg/l và 30,2 mg/l và 47,5 mg/l.
Trong đó một số làng nghề có giá trị BOD5 vượt mức B1 theo QCVN08:2015/BTNMT là làng nghề dệt Nà Léng BOD5 dao động từ 16,3- 17,5 mg/l, làng nghề dệt Lùng Tám giá trị BOD dao động trong khoảng từ 12,9 – 16,1 mg/l và làng nghề dệt dân tộc Lô Lô tại TT. Mèo Vạc thông số BOD5 nằm trong khoảng 15,3 và 16,1 mg/l.