Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh Hà Giang 39 4.4. Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm do nước thải và biện pháp xử lý
4.4.2. Biện pháp xử lý nước thải tại các làng nghề
Hiện tại toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh mới chỉ được xử lý qua bể tự hoại hoặc thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ, vì vậy nên có một số chỉ tiêu vượt so với quy chuẩn cho phép. Có thể đánh giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của việc xử lý. Do vậy trong thời gian tới để khắc phục những tồn tại trong xử lý nước thải ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì các làng nghề cần trực tiếp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học.
* Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Nước thải được dẫn vào hệ thống xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ được đầu tư với công suất xử lý 60 m3/ngày đêm (đã tính toán cho một số làng nghề có số nhân công là 100 người trở lên cộng với lượng nước thải từ sản xuất là khoảng 48 đến 50 m3/ngày đêm).
- Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
* Thuyết minh phương án công nghệ
Quy trình công nghệ xử lý của phương án này được thể hiện tại sơ đồ bao gồm tổ hợp công nghệ sau:
1. Hệ thống tách rác và bể gom:
- Hệ thống tách rác (song chắn rác) để loại bỏ rác thô trước khi vào hệ thống tách mỡ.
- Bể gom (điều hoà): thu các nguồn thải tập trung về một chỗ trước khi đưa vào hệ thống xử lý, điều hoà lưu lượng và ổn định thành phần, nồng độ chất ô nhiễm đầu vào.
Đầu ra TB 1
TB 2
Bể khử trùng TB 3
Nước thải tắm giặt, rửa chân tay
Đồng hồ đo lưu
lượng
Bơm hóa chất
Hồi lưu bùn
Hóa chất Bơm
Tách rác
Máy cấp khí Đường cấp khí
Bể gom
Nước thải bể phốt
2. Xử lý vi sinh hiếu khí kết hợp với thiếu khí: Hệ thống tháp xử lý sinh học công nghệ vi sinh màng chuyển động tầng (gồm 2 tháp: Tháp MBBR-1 và Tháp MBBR-2) nhằm tăng cường quá trình oxy hóa amoni và chất hữu cơ đồng thời với quá trình khử nitrat.
3. Tháp lọc nổi: Nhằm tách cặn vi sinh và tăng cường quá trình khử nitrat 4. Bể khử trùng: Dùng hợp chất clo hoạt động để khử trùng nước trước khi xả ra môi trường.
5. Bể nén bùn: nén bùn, tách nước.
6. Các thiết bị phụ trợ: Bơm nước thải, bơm định lượng hóa chất khử trùng, bơm cấp khí, hệ thống cấp khí, điều khiển…
* Quy trình công nghệ xử lý như sau:
Nước thải từ các bể phốt, khu vệ sinh được thu gom qua hệ thống cống thu đến bể chứa (bể gom) có lắp đặt thiết bị song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp vật có kích thước lớn để đảm bảo hoạt động cho các máy móc, thiết bị xử lý trong công đoạn tiếp theo. Sau đó, nước thải được đưa sang bể tách mỡ, mỡ tách ra được định kỳ vét thủ công đưa sang bể nén bùn.
Tiếp theo, nước thải được đưa sang hệ thống Tháp sinh học MBBR-1 và Tháp MBBR-2. Tại đây, dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí các hợp chất hữu cơ (gốc C) sẽ được phân hủy và các hợp chất của Nitơ dạng Amoni/NH4+ sẽ được chuyển hóa thành dạng Nitrit/NO2- và Nitrat/NO3- (Quá trình này chủ yếu diễn ra trong Tháp MBBR-1). Tại tháp MBBR-2 sẽ diễn ra quá trình hiếu khí kết hợp thiếu khí, do đó các hợp chất gốc C sẽ tiếp tục được phân hủy, đồng thời diễn ra quá trình khử Nitrat (chuyển N dạng NO3- thành Nitơ dạng không khí - Loại bỏ Nitơ ra khỏi nước thải). Không khí cấp cho 02 tháp sẽ được bơm từ dưới lên trên. Trong tháp MBBR sẽ sử dụng vật liệu mang có kích thước nhỏ, thường là vật liệu có kích thước là 1x1x1 cm, vật liệu này chuyển động hỗn loạn trong nước. Nhờ có diện tích bề mặt lớn, vi sinh vật có đủ điều kiện để bám dính và phát triển trên đó với mật độ cao và thúc đẩy tốc độ quá trình oxy hóa BOD, amoni.
Nước sau xử lý tại hệ thống MBBR sẽ được bơm sang bể lọc vật liệu nổi, tại đây bùn sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp bùn - nước, một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại Tháp MBBR-1, phần còn lại sẽ được bơm ra bể ổn định bùn (bể nén bùn).
Bùn ủ sau một thời gian được hút (thuê công ty vệ sinh địa phương) và thải bỏ giống như bã thải tại các bể phốt.
Nước thải sau khi qua bể lọc nổi được dẫn sang bể khử trùng để loại bỏ hết vi khuẩn gây bệnh bằng dung dịch khử trùng NaClO (Natri Hypoclorit) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Hình 4.3: Mô hình Công nghệ xử lý màng vi sinh tầng chuyển động (MBBR)
*Đối với nước thải sản xuất
Tạo điều kiện, huy động mọi nguồn lực và vận động mỗi hộ sản xuất cần xây dựng phương án xử lý nước thải, bể lắng/lọc với diện tích khoảng 2-3m2 bằng phương pháp vật lý, cùng với các nguyên vật liệu lọc có sẵn từ con suối Nặm Điêng, thôn Quang Sơn. Tiến hành thực hiện theo sơ đồ quy trình như sau:
Song chắn rác -> lưới lọc -> Bể lắng: Lớp lọc sỏi -> Bể lắng: Lớp lọc cát.
Trong đó:
- Song chắn rác: Nhằm giữ lại các vỏ bao tải, túi nilong,các loại đất đá có kớch thước lớn. Song chắn rỏc thường làm bằng thộp hoặc inox cú ỉ 8-10mm các thanh cách cách nhau 10-100mm tùy theo kích thước của loại rác và đặt nghiêng 60-70o.
- Lưới lọc: Sau chắn rác dùng lưới lọc để loại bỏ các chất rắn có kích thước nhỏ.Thường thiết kế lưới lọc hình ống trống cho nước chảy tự nhiên từ trên hướng xuống. Sau khi nước qua lưới lọc, được dẫn vào bể lắng 2 lớp, lớp lọc trên bằng cát tự nhiên và lớp bên dưới là lớp sỏi đỡ được ngăn cách bởi tấm lưới có khe nhỏ.
- Bể lắng cát: Dựa vào nguyên lý lắng trọng lực, dòng nước thải được cho chảy qua bẫy cát. Nước qua bẫy theo nguyên lý trọng lực hạt nặng sẽ lắng xuống và kéo theo 1 phần huyền phù lơ lửng.
Sơ đồ quy trình công nghệ bể lắng, như sau:
Song chắn rác
Lưới lọc thô
Lớp đá cuội
Lớp cát
Nước ngâm vầu/cây nhựa và nước thải sản xuất
Nước thải sau khi lọc
- Nguyên, vật liệu: Các nguồn vật liệu lọc có sẵn trong tự nhiên và một phần vật liệu xây dựng, theo ước tính kinh phí để thực hiện mỗi bể lọc khoảng 1.200.000-1.500.000vnđ/bể. Với mức giá cho một công trình xử lý chất thải như vậy, là phù hợp với thu nhập của người dân, giảm thiểu áp lực của nguồn thải sản xuất trực tiếp đến chất lượng môi trường nước mặt và đất xung quanh khu vực sản xuất.