2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên trái đất có vào khoảng 1,38 tỷ km3. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại 2,6% là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km3) là có thể sử dụng làm nước uống.
Khối lượng nước đóng băng ở các cực của trái đất chiếm tỷ lệ lớn (99%), nhưng lượng nước này rất khó khai thác cho nên lượng nước hàng ngày chúng ta sử dụng chủ yếu được lấy từ các sông suối, ao hồ,...
Nước sông luôn vận động và tuần hoàn, nên nhanh chóng được phục hồi.
Như vậy tuy thể tích chứa của các sông ước tính bằng 1.200 km3 nhưng lưu lượng dòng chảy sông phong phú hơn nhiều, tăng gấp 34,6 lần, tức là từ 1.200 km3 lên 41.520km3. Điều đó đã làm tăng khả năng khai thác đáng kể trên các dòng sông.
Bảng 2.1: Lưu lượng dòng chảy của một số dòng sông lớn
TT Tên sông
Lượng dòng chảy TB năm
W (Km3)
Lưu lượng trung bình ở cửa sông
(L/s)
Diện tích lưu vực (103km3)
1 Amazôn 693 220.000 7.000
2 Cônggô 1.350 43.000 3.670
3 Hằng 1.200 38.000 2.000
4 Dương Tử 693 22.000 1.940
5 Baraxmaputra 630 22.000 936
6 Mê kông 551 17.500 810
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, Bài giảng Quản lý thà nguyên nước, 2010) Đặc điểm nổi bật của dòng chảy là sự phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian. Ở một số vùng khí hậu hàn đới, Ví dụ như ở dải miền trung Công hòa liên bang Nga dòng chảy được hình thành chủ yếu vào mùa xuân trong thời gian tan băng tuyết, tuy chỉ ra trong 3 tháng, nhưng chiếm tới 50-60%, có nơi tới 90-95% tổng dòng chảy cả năm. Sự phân bố dòng chảy không đều theo thời gian và vùng lãnh thổ là đặc trưng phổ biến đối với nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Nhu cầu sử dụng nước ở các quốc gia khác nhau cũng khác nhau. Tính theo đầu người cho một năm thì nhu cầu này ở các nước đang phát triển là
100m3 trong khi ở Mỹ là 1500m3 ,điều đó nói lên rằng cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng nước của con người không ngừng tăng lên.
Theo điều tra của Ủy ban kinh tế Châu Âu – năm 1966 ở 20 nước tỷ
trọng sử dụng nước trong các ngành là: Nước cho sinh hoạt và đô thị chiếm 14%, nước dung trong nông nghiệp là 38%, nước dung trong công nghiệp là 48%.
Bảng 2.2: Diện tích được tưới của thế giới Năm
Khu vực
Diện tích được tưới (100 ha)
2000 2003 2005
Châu phi 9.125 10.319 11.058
Bắc mỹ và trung mỹ 21.838 27.168 25.740
Nam mỹ 6.032 6.952 8.586
Châu Á 113.888 135.297 142.301
Châu Âu 11.910 15.079 16.833
Oceania Australia 1.636 1.864 2.105
Liên Xô Cũ 11.991 18.608 20.485
Tổng công 176.390 216.123 227.108
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, Bài giảng Quản lý thà nguyên nước, 2010) Nhưng khó khăn của hầu hết các nước về vấn đề nước: Đó là vấn đề
ô nhiễm công nghiệp và xử lý nguồn nước. Những thành phố công nghiệp lớn của các nước hầu như được xây dựng ở những nơi có sông chảy qua.
Sông Huson chảy qua Newyork, sông Themes chảy qua London, sông Seine chảy qua Paris,... Do chất thải công nghiệp không được xử lý
nghiêm ngặt ngay từ đầu nên các dòng sông, nơi thu nhập nước thải dần dần trở nên ô nhiễm. Trong nước thải công nghiệp có chứa các muối của các kim loại nặng như chì, đồng, kẽm, sắt, crôm,... Khi xả vào sông chúng gây độc hại ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước gây ô nhiễm, nhà
nước phải đầu tư kinh phí khá lớn cho việc xử lý.
Ví dụ: Ở Mỹ mỗi năm trung bình 33 tỷ gallon nước thải sinh hoạt phải xử lý sơ bộ trước khi đổ ra sông. Nếu chỉ tính riêng tiền điện thì mỗi năm Mỹ
phải chi 25 tỷ USD cho qúa trình vận hành hệ thống xử lý. Đó là chưa kể đến một lượng lớn hóa chất tiêu tốn. Với Mỹ chi phí cho đầu tư để xử lý chất thải hàng năm đứng vị trí thứ 3 sau giáo dục và giao thông vẫn tải.