Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viện nước ngoài tại KTX (Trang 32 - 53)

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.8. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

- Có nhiều chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt trong đó có các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492 - 1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước

2 BOD5

TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng.

3 TDS

TCVN 6053 - 1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Xác định hàm lượng tổng chất rắn hòa tan.

4 NO3-

TCVN 6180 - 1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng nước - Xác định Nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.

5 TSS

TCVN 6625 - 2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tính.

6 Coliform tổng số

TCVN 6187 - 1,2 :1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) - Chất lượng nước - Xác định Coliform tổng số - Kỹ thuật màng lọc.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, Phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, trong khu vực trung tâm của tỉnh Thái Nguyên.

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc của nước ta, tiếp giáp với thủ đô Hà

Nội về phía Nam của tỉnh, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang. Toàn tỉnh có diện tích 3.541 km2 và dân số hơn một triệu người, với 8 dân tộc anh em chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, mông, Sán Chay và Hoa. Tỉnh Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông công và 07 huyện thị.

4.1.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có địa hình đặc trưng là núi đá vôi và đồi dạng bát úp.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Khí hậu:

Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia là 4 mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Địa hình chủ yếu là núi đá nên khí hậu của tỉnh có những đặc điểm sau:

Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23,6oC. Trong đó nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt khoảng 17,0oC và nhiệt độ trung bình cao nhất đạt khoảng 28,8oC.

Thái Nguyên là khu vực có độ ẩm khá cao. Trung bình năm đạt tới 82%.

Độ ẩm trung bình thấp nhất đạt khoảng 77% và lớn nhất đạt khoảng 88%.

Với lượng mưa khá lớn trung bình năm 1800:2500 mm, tuy nhiên lượng mưa lại phân bố không đều trong khu vực tỉnh theo thời gian và không gian.

Thái Nguyên có 2 con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu và sông Công, chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thủy văn của 2 con sông này.

Sông Cầu: có dòng chảy chính với chiều dài 290km, bắt nguồn từ núi Văn đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại.

Sông Công: bắt nguồn từ bùng núi đá Ba Lá huyện Định Hóa chảy dọc theo chân núi Tam Đảo nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh.

Chế độ thủy văn của các con sông trong khu vực được chia thành 2 mùa:

mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm 70 - 80%

tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

4.1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay Thái Nguyên được chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc các tỉnh phía bắc. Trong 5 năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế (GDP) bình quân. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 7 trường Đại học và hơn 10 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề khác. Có bệnh viện đa khoa khu vực…

4.1.1.5. Giới thiệu chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1970, theo quyết định số 98/TTD của thủ

tướng chính phủ, trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Việt Bắc, khi đó có tên là trường Đại học Kỹ thuật Miền núi. Theo quyết định số

56/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 25 tháng 2 năm 1971, trường đã đổi tên là trường Đại học Nông Lâm Miền núi. Ngày 31 tháng 3 năm 1972, Phủ thủ

tướng đã có văn bản số 750 VP/15 về việc đổi tên Trường Đại học Nông Lâm Miền núi thành Trường Đại Học Nông Nghiệp III. Từ ngày 04 tháng 4 năm 1994 Đại học Thái Nguyên được thành lập theo nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Nông Nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Hiện tại nhà trường có khoảng 506 cán bộ giảng dạy và nhân viên trong đó cán bộ giảng dạy khoảng 300 người, trong đó có 04 giáo sư tiến sĩ, 19 phó giáo sư tiến sĩ, 87 tiến sĩ, 214 thạc sĩ…

Với 2 ngành học ban đàu là trồng trọt và chăn nuôi - thú y, đến nay nhà trường đã có 9 khoa đào tạo, đó là các khoa: Khoa Cơ bản, khoa Nông Học, khoa Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, khoa Chăn nuôi thú y, khoa Lâm nghiệp, khoa Sư Phạm kỹ thuật, khoa Khuyến Nông và Phát triển nông thôn, Khoa Tài nguyên và Môi trường mới được tách ra làm 2 khoa là khoa Quản lý Tài Nguyên và khoa Môi Trường vào cuối năm 2013, khoa sau đại học với 21 ngành học, trong đó 05 ngành đào tạo bậc Thạc sĩ (Nông học, Lâm Nghiệp, Chăn nuôi -thú y, Thú y, Quản lý đất đai) và 06 ngành đào tạo tiến sĩ (Chăn nuôi động vật nông nghiệp, Trồng trọt, Lâm sinh, Vi sinh vật thú y, Thức ăn và dinh dưỡng, Ký sinh trùng thú y). Ngoài các khoa trên, nhà trường còn có Trung tâm liên kết đào tạo và tư vấn du học quốc tế, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm tin học ứng dụng, Trung tâm thực hành thực nghiệm, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi, Trung tâm tài nguyên và môi trường miền núi, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp miền núi phía bắc… Về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà trương có khuôn viên rộng 120 ha, có cảnh quan tươi đẹp với 60 phòng.

Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, nhà trường luôn chú trọng đến hiệu quả nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Từ năm 2000 đến nay, trường đã chủ trì và triển khai thành công 5 đề tài cấp nhà nước, 187 đề tài cấp bộ và 400 đề tài cấp trường, 50 dự án hợp tác với các tổ chức chính phủ

và phi chính phủ nước ngoài, 120 dự án chuyển giao khoa học công nghệ

trong nước. Trường có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc, các Bộ chuyên ngành liên quan đến đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nông lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn…

Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhà trường đã rất thành công trong việc mở

rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học có trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới như các trường ở Đức, Canada, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Úc, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin…v.v. Nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ và sinh viên của trường tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao trình độ, trao đổi tài liệu và phương pháp giảng dạy, tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, nhà trường luôn coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cả về số lượng và chất lượng, quy hoạch lâu dài và cân đối hợp lý cơ cấu cán bộ giữa hai khối giảng dạy và phục vụ giảng dạy.

Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà, Trường đã xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện với định hướng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đổi mới cơ bản nội dung và phương pháp giảng dạy, phát triển đội ngũ cán bộ đảm bảo số lượng, chất lượng và cân đối giữa các ngành nghề để thực hiện thành công các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ khoa học mũi nhọn như:

Công nghệ sinh học, Công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản, Công nghệ môi trường, bảo tồn tài nguyên…v.v.

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một tập thể đoàn kết nhất trí, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiện vụ của đảng và Nhà nước giao cho. Đảng bộ nhà trường nhiều năm liền được tỉnh ủy Thái Nguyên công nhận là tập thể trong sạch, vững mạnh và xuất sắc. Nhà trường nhận được nhiều phần thưởng cao quý của nhà nước trao tặng: Huân chương lao động hạng ba, hạng hai và hạng nhất vào các năm 1990, 1995 và 2000. Từ những ngày thành tựu và truyền thống tốt đẹp của nhà trường, năm 2005 nhà trường đã được nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng ba. Đây là vinh dự to lớn và niềm tự hào của các thế hệ thầy và trò Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giáo viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên của nhà

trường đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thành trường tiên tiến xuất sắc, là một trong những cơ sở đào tạo Đại học và sao đại học hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4.1.2. Đội ngũ cán bộ

Đến năm 2014, tổng số cán bộ viên chức của nhà trường là 506 người, trong đó:

- Cán bộ làm công tác giảng dạy là 332 người

+ Cán bộ giảng dạy có trình độ cao (Giáo sư, Phó giáo sư và tiến sỹ) là 102 người chiếm 30,72% .

+ 01 Nhà giáo nhân dân.

+ 10 Nhà giáo ưu tú.

+ 01 Anh hùng lao động

+ Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học đạt hơn 85%.

- Đến năm 2014 - 2015 nhà trường phấn đấu đạt 100% cán bộ giảng dạy có trình độ từ thạc sỹ trở lên.

4.1.3. Phân khu chức năng

 Tổ chức và cơ quan quản lý

Hiện nay nhà trường có 9 đơn vị đào tạo, các chung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chuyên đề, các phòng chức năng và một số đơn vị trực thuộc khác…

Các đơn vị đào tạo:

+ Khoa Nông học

+ Khoa Chăn nuôi thú y

+ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

+ Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm + Khoa Tài nguyên

+ Khoa Môi trường

+ Khoa Lâm nghiệp + Khoa Sư phạm kỹ thuật + Khoa Sau đại học

 Các phòng chức năng:

+ Phòng Tổng hợp

+ Phòng Đào tạo - KH & Quan hệ quốc tế

+ Phòng Công tác chính trị và Học sinh sinh viên

 Các đơn vị trực thuộc:

+ Trung tâm nghiên cứu & Phát triển lâm nghiệp miền núi + Trung tâm Tài nguyên Môi trường miền núi

+ Trung tâm máy tính và thiết bị nghe nhìn + Trung tâm ngoại ngữ chuyên ngành + Trung tâm thực hành thực nghệm + Phòng thí nghiệm trung tâm 4.1.4. Cơ sở vật chất

Tổng số diện tích của nhà trường là 97,5 ha. Đến nay nhà trường đã xây dựng được 73 phòng học, diện tích là 9940 m2 trong đó:

+ 06 phòng máy tính, diện tích là 306 m2 + 02 phòng học ngoại ngữ, diện tích là 150 m2 + 23 phòng thí nghiệm, diện tích 1077 m2

+ 02 xưởng thực hành với nhiều máy móc thiết bị, diện tích là 483 m2 - Ký túc xã có 238 phòng, diện tích là 15420 m2

- Diện tích hội trường A 1125 m2 - Diện tích nhà thi đấu 3700 m2 - Diện tích sân vận động là 2000 m2 - Diện tích thư viện 750 m2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hình 4.1: Khu vực kí túc xá K3

4.1.5. Đánh giá lưu lượng nước thải sinh hoạt tại khu KTX K3 Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Bảng 4.1: Kết quả điều tra lượng nước tiêu thụ và nước thải tại khu ký

túc xá K3 trong 1 năm học

TT Địa điểm

Số lượng sinh viên (người)

Lượng nước trung bình dãy KTX tiêu thụ(m3/tháng)

Lượng nước thải

m3/tháng m3/ năm học

1 K3 62 170 136,00 1.632,00

Tổng 62 170 136,00 1.632,00

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2019) Nhận xét:

Qua điều tra trực tiếp của sinh viên nước ngoài đang sống ở KTX này cho thấy trung bình lượng nước thải sinh hoạt mỗi người thải ra vào khoảng 0,07 m3/ngày đêm và có 62 sinh viên đang sinh hoạt tại KTX K3 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Theo thống kê nêu trên, ta thấy lượng nước thải sinh hoạt trong một năm học thải ra lên đến 1.632 m3 (lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước sử

dụng). Lượng nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nó có thể gây ra ô nhiễm ở 1 lưu vực ao, hồ, hoặc sông suối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của toàn bộ con người và sinh vật sinh sống xung quanh.

4.1.6. Đánh giá hiện trạng nước thải của khu KTX K3 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

KTX K3 là khu nhà dành riêng cho sinh viên học theo chương trình tiên tiến và thêm số lượng nhỏ sinh viên học chương trình đào tạo bình thường, vì

có cả sinh viên nước ngoài sinh sống tại KTX này, tuy nhiên số lượng nước thải được thải ra cũng không có hệ thống xử lý, với số lượng sinh viên sống

trong khu KTX là 62 người, lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường không nhỏ. Với chất lượng nước thải được đem đi phân tích như sau:

Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước thải KTX K3

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

phân tích

QCVN 14:2008/BTNMT

1 pH mg/l 7,60 5-9

2 BOD5 mg/l 149,43 50

3 COD mg/l 186,70 -

4 TDS mg/l 968,60 1000

5 TSS mg/l 860,86 100

6 Colifrom MPN/100 ml 360,00 5000

(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN khoa MT và viện Khoa Học Sự sống, 2019)

Hình 4.2: Biểu đồ thị hiện kết quả phân tích nước thải sinh hoạt KTX K3

Nhận xét:

Qua bảng 4.5 và hình 4.3 ta thấy trong tổng số 6 chỉ tiêu, có 3 chỉ tiêu đạt quy chuẩn: pH,TDS, Coliform còn lại 3 chỉ tiêu là TSS, BOD5 và COD vượt quá quy chuẩn cho phép. Cụ thể là:

 BOD5 vượt quá quy chuẩn cho phép 1,98 lần.

 TSS vượt quá quy chuẩn 7,60 lần.

4.2. Đánh giá nhận biết của sinh viên về hiện trạng nước thải khu KTX K3 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

4.2.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm nước qua ý kiến của sinh viên

Bảng 4.3: Đánh giá của sinh viên về hiện trạng nước thải sinh hoạt

STT Đánh giá mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%)

1 Không ô nhiễm 30 50,00

2 Ô nhiễm 28 46,60

3 Ô nhiễm nặng 2 3,40

Tổng 60 100

(Nguồn: Điều tra trực tiếp, 2019)

Hình 4.3: Thể hiện mức độ ô nhiễm của nước thải KTX

Qua bảng 4.9, và hình 4.7 cho thấy nước thải sinh hoạt sinh hoạt không gây ô nhiễm chiếm 50% , gây ô nhiễm chiếm tới 46,60% đa số sinh viên cho biết rằng nước thải sinh hoạt được thải xuống cống gây mùi hôi và khó chịu

ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên cũng như môi trường xung quanh, và

gây ô nhiễm nặng chiếm 3,40% .Trong tổng số 60 sinh viên được điều tra.

4.2.2. Đánh giá nhận thức của sinh viên trong công tác xử lý nước thải sinh hoạt

Mỗi sinh viên đều có những ý thức khác nhau về vấn đề bảo vệ môi trường khu vực mình sinh sống, và đưa ra các giải pháp xử lý khác nhau đối với vấn đề

nước thải sinh hoạt hiện tại trong khu KTX, cụ thể thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.4: Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt theo ý kiến sinh viên

STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Tuyên truyền giáo dục cho sinh viên 24 39,90

2 Sử dụng tiết kiệm nước 20 32,70

3 Xây dựng bãi lọc ngầm và tạo cảnh quan

trong khu KTX 8 13,70

4 Thực hiện chương trình nạo vét 8 13,70

Tổng 60 100

(Nguồn: Điều tra trực tiếp, 2019)

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các biện pháp sinh viên đưa ra để xử lý nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viện nước ngoài tại KTX (Trang 32 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)