XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng chuẩn mực kiểm toán việt nam trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán AAC (Trang 41 - 53)

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BCTC TẠI AAC

B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế/

Doanh thu/

Vốn chủ sở hữu/ tổng TS

Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng TS

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a)

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%

Doanh thu: 0,5% - 3%

Tổng tài sản và vốn: 2%

(b)

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%-75%) Ngưỡng sai sót không đáng kể/

sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4%(tối đa)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Căn cứ vào bng trên, KTV chn ra mc trng yếu để áp dng khi thc hin kim toán.

Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể Mức trọng yếu thực hiện

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

Gii thích nguyên nhân có chênh lch ln v mc trng yếu của năm nay so với năm trước (nếu có)

Mẫu này được lập cho mỗi cuộc kiểm toán và có đánh giá xem xét chênh lệch (nếu có) giữa kế hoạch thực hiện và kết quả thực tế, nhằm giảm thiểu các nguy cơ về sai sót hay gian lận tổng hợp có thể xảy ra.

Trong mỗi cuộc kiểm toán, chọn mẫu là công việc đòi hỏi tính xét đoán của KTV dựa trên ngưỡng trọng yếu đã được đặt ra. Tại AAC, các khoản mục được chọn mẫu thường là chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tạm ứng, các hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ…Cách chọn mẫu tại AAC thường là:

 Đối với tiền mặt: kiểm tra tất cả các khoản chi tiền mặt có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên, xem xét các khoản chi này có đầy đủ chứng từ hợp lệ hay không, các chi phí đó có được tính là chi phí hợp lí khi tính thuế TNDN hay không, có khoản chi nào trên 20 triệu đồng nhưng lại thanh toán bằng tiền mặt không…Đối với khoản mục này, sai sót thường xảy là kế toán hạch toán sai số tiền, hóa đơn sai mã số thuế, các khoản chi vượt 20 triệu đồng được thanh toán bằng tiền mặt, phiếu chi thiếu chữ ký của các bên, các chi phí bị loại trừ khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế…

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Ví dụ kết quả kiểm tra khoản mục tiền mặt tại một công ty khách hàng:

KẾT QUẢ KIỂM TRA TIỀN MẶT

Chi phí loại trừ khi tính thuế TNDN

CT Ngày Nội dung TKĐƯ PSN PSC

CV0031 27/01/2011

TT vé máy bay của Mr.Truc & Mr.Holman Fong Ho Mung khảo sát khách sạn và trao đổi thông tin S&M

6418826 0 88,000

CV0031 27/01/2011

TT vé máy bay của Mr.Truc & Mr.Holman Fong Ho Mung khảo sát khách sạn và trao đổi thông tin S&M

6418826 0 3,180,000

CV0031 27/01/2011

TT vé máy bay của Mr.Truc & Mr.Holman Fong Ho Mung khảo sát khách sạn và trao đổi thông tin S&M

6418826 0 88,000

CV0031 27/01/2011

TT vé máy bay của Mr.Truc & Mr.Holman Fong Ho Mung khảo sát khách sạn và trao đổi thông tin S&M

6418826 0 3,180,000

CV0012 16/02/2011

TT vé máy bay cho Mr.Panyasuksri đến pvấn vị trí Trưởng p.kinh doanh.

Pmt of airtickets for interview DOSM

6428844 0 1,781,000

CV0012 16/02/2011

TT vé máy bay cho Mr.Panyasuksri đến pvấn vị trí Trưởng p.kinh doanh.Pmt of airtickets for interview DOSM

6428844 0 88,000

CV0014 17/02/2011

TT tiền vé máy bay nội địa đi Hội chợ ITB Berlin 2011.Pmt for buying domestic airtickets for ITB

6418825 0 1,350,000

CV0014 17/02/2011

TT tiền vé máy bay nội địa đi Hội chợ ITB Berlin 2011.Pmt for buying domestic airtickets for ITB

6418825 0 88,000

CV0014 11/04/2011 TT tiền vé máy bay về phép của Mr.Theo.Pmt

for buying airtickets for Mr.Theo's annual leave 331 0 2,466,000

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Không nên đưa vào chi phí

CT Ngày Nội dung TKĐƯ PSN NSC

CV0009 17/01/2011

Chi tiền mừng đám cưới cho

ms.Lành,ms.Chung,mr.Thám.Lucky money for employees's wedding

6428840 0 900,000

CV0003 05/04/2011 Tiền viếng đám tang bố chồng Ms.Vuơng (V-

ờn).Ms.Vuong's father-in-law funeral 6428840 0 200,000

CV0006 04/05/2011 Chi tiền mừng đám cưới Ms.Dung HK.Paid for

lucky money of wedding for Ms.Dung HK 6428840 0 300,000

CV0014 07/05/2011 Chi tiền đám tang ba chồng Ms.Hoa FC.Paid for

funeral money for Ms.Hoa FC's father in law 6428840 0 200,000

CV0015 07/05/2011 Chi tiền đám cưới nv bếp Ms.Chính.Paid for

lucky money of Ms.Chinh's wedding 6428840 0 300,000

CV0002 01/07/2011 Chi tiền mừng đám cưới Ms.Anh Thu FO.Paid

of lucky money for Ms.Anh Thu FO 6428840 0 300,000

CV0011 05/07/2011 Chi tiền mứng đám cưới Mr.Thanh Tâm

FO.Paid for lucky money for Mr.Thanh Tam FO 6428840 0 300,000

CV0019 17/08/2011

Chi tiền mừng đám cưới Ms.Trinh FB và Mr.Sỹ Kit.Paid of lucky money for Ms.Trinh FB &

Mr.Sy Kit

6428840 0 600,000

 Đối với tiền gửi ngân hàng: Kiểm tra các khoản chi có giá trị lớn (giá trị này tùy từng công ty khách hàng), kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào thời điểm cuối năm, kiểm tra đối ứng giữa hạch toán và sổ phụ ngân hàng, kiểm tra đánh giá chênh lệch tỉ giá cuối kỳ… Đối với khoản mục này thì sai sót thường xảy ra là đơn vị không tiến hành đánh giá lại chênh lệch tỉ giá ngoại tệ cuối kỳ, hạch toán các khoản tiền gửi có kỳ hạn vào khoản mục tiền gửi thanh toán (Đối với các khoản tiền gửi dưới 3 tháng thì khi lập Thuyết minh BCTC sẽ đưa vào khoản “Tương đương tiền”, còn khoản tiền gửi từ 3 tháng trở lên thì đưa vào “1281- Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn”).

Số dư cuối kỳ của các khoản tiền gửi cần có xác nhận của ngân hàng mà khách hàng hợp tác. Nếu có nghi ngờ về xác nhận này thì KTV tiến hành xác nhận lại

.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

 Đối với các khoản tạm ứng: Kiểm tra các chứng từ tạm ứng, hoàn ứng có đầy đủ, hợp lí, hợp lệ không. Đối với khoản mục này, sai sót thường xảy ra nhất là các chi phí máy bay thiếu thẻ lên máy bay nhưng vẫn được tính là chi phí hợp lí khi tính thuế TNDN. Các sai sót khác thường gặp là các chi phí không nên đưa vào chi phí mà nên dùng các nguồn khác (ví dụ như chi thưởng cho cán bộ công nhân viên vào dịp lễ 30/04, 02/09, các chi phí liên hoan nên dùng quỹkhen thưởng, phúc lợi);

các chứng từ tạm ứng không có xét duyệt, tạm ứng không có định mức…

KẾT QUẢ KIỂM TRA CHỨNG TỪ HOÀN ỨNG (Các khoản thanh toán tạm ứng không có thẻ lên máy bay)

SCTG Ctừ

Số Ngày Diễn giải

TK PSC

1452 CTGS 23 31/03/2011

Ông Hòa hoàn nợ cp mua dụng cụ VPP,công tác

phí lãnh đạo 133

87,000

1453 CTGS 23 31/03/2011 Ông Hòa hoàn nợ cp mua dụng cụ VPP,công tác phí lãnh đạo 642

1,490,000

1454 CTGS 23 31/03/2011 Ông Hòa hoàn nợ cp mua dụng cụ VPP,công tác phí lãnh đạo 642

907,000

1456 CTGS 23 31/03/2011 Ông Hòa hoàn nợ cp vé máy bay lãnh đạo công tác 133

364,000

1457 CTGS 23 31/03/2011 Ông Hòa hoàn nợ cp vé máy bay lãnh đạo công tác 642

4,168,000

1468 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (13/01- >21/01/11) 133

824,364

1469 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (13/01- >21/01/11) 642

1,517,727

1470 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (13/01- >21/01/11) 642

99,000

1471 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (13/01- >21/01/11) 642

9,117,909

1472 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội+TP

HCM (26/01->29/01/11) 133 379,455 1473 CTGS 23 31/03/2011

Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội+TP 642

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

HCM (26/01->29/01/11) 6,753,545

1479 CTGS 23 31/03/2011

Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (17-

>24/02/11) 133

1,002,805

1480 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (17- >24/02/11) 642

1,763,000

1481 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (17- >24/02/11) 642

619,740

1482 CTGS 23 31/03/2011 Ông Thạnh hoàn nợ cp công tác Hà Nội (17- >24/02/11) 642

13,152,455

1606 CTGS 20 30/04/2011 Ông Thành hoàn nợ cp điện T1+2,đ.thoại T1, VPP,công tác phí Ban T.Lợi 133

66,181

Kiến nghị của KTV đối với đơn vị: Loại trừ các chi phí liệt kê khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN năm hiện hành.

 Đối với các hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Tùy từng cuộc kiểm toán, từng khách hàng mà KTV tiến hành chọn mẫu cho phù hợp. Các hợp đồng này cần được xem xét cả về mặt tính chất và giá trị. Các hợp đồng có ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp như giá trị lớn, có ảnh hưởng tới doanh thu/lợi nhuận hoạt động trong năm; các hợp đồng với các khách hàng mới phát sinh…

2.2.3.2. Khi tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sai sót:

Khi phát hiện các gian lận, sai sót thì KTV phải ghi nhận trong giấy làm việc và đánh giá mức độ trọng yếu của thông tin đó để tiến hành xử lý vì kiểm toán BCTC là quá trình đánh giá BCTC có chính xác, trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Tại AAC, các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán, nếu không vượt ngưỡng trọng yếu thì KTV có thể bỏ qua, chỉ đề nghị khách hàng sửa chữa mà không nêu ý kiến trong Biên bản trao đổi và Báo cáo kiểm toán. (Xem ví dụ về Thuế nhà thầu tại mục 2.2.4. Gian lận và sai sót)

Đối với các gian lận, sai sót phát hiện được trong quá trình làm việc mà KTV cho rằng nó là trọng yếu thì được trình bày trong Biên bản trao đổi đề nghị khách hàng thực hiện bút toán điều chỉnh

Phụ lục 6: Biên bản trao đổi với công ty D

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Biên bản trao đổi với khách hàng thường được lập 2 lần. Biên bản trao đổi lần 1 thường là trao đổi với kế toán của công ty về các bút toán giá trị nhỏ, trọng yếu cần điều chỉnh. Nếu kế toán đồng ý thì trong biên bản trao đổi lần 2 với Ban giám đốc công ty, các khoản mục đó được bỏ qua.

Các bút toán điều chỉnh sau đó được tập hợp và thống nhất giữa hai bên để tiến hành lập BCTC. Trách nhiệm lập BCTC là của khách hàng nhưng KTV thực hiện lại thủ tục này nhằm thống nhất số liệu cần thiết.

2.2.4. Chuẩn mực 240-Gian lận và sai sót:

Ngay khi lập kế hoạch kiểm toán, AAC đã tiến hành xem xét có thể có các gian lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC không. KTV sẽ lập mẫu trao đổi với BGĐ và các cá nhân liên quan về các gian lận có thể xảy ra tại công ty khách hàng. Dựa trên các thông tin thu thập được, KTV có thể có những nhận định chuyên môn ban đầu về khách hàng.

Phụ lục 7: Trao đổi của KTV với BGĐ và các cá nhân liên quan về các gian lận có thể xảy ra.

Trong quá trình kiểm toán, KTV giúp khách hàng phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các gian lận, sai sót. Khi phát hiện có sai sót trong công tác kế toán của khách hàng, thành viên đoàn kiểm toán trao đổi trực tiếp với khách hàng để có hướng xử lý. Nếu không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì đề nghị xử lí ngay và không đưa vào biên bản trao đổi cuối cùng nhằm nêu ý kiến kiểm toán. Điều này giúp cho công tác kiểm toán được thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn, thiết lập được mối quan hệ cân bằng giữa kết quả thu được và chi phí kiểm toán bỏ ra. Với khách hàng, điều này cũng giúp khách hàng thấy thoải mái hơn khi chỉnh sửa các thông tin theo đề nghị của KTV.

Ví dụ: Trong cuộc kiểm toán tại công ty XYZ, KTV phát hiện ra có sai sót trong tính thuế nhà thầu, tuy nhiên sai sót này là không trọng yếu. Do đó, KTV tiến hành trao đổi với khách hàng và đề nghị khách hàng xử lý trực tiếp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN- AAC Tên khách hàng: TCP XYZ-Chi nhánh

Chủ đề: Thuế nhà thầu Niên độ: Năm 2011

Người lập: N.P.N Ngày 08/03/2012 Người kiểm tra: Ngày

Đối chiếu kết quả tính thuế nhà thầu giữa kết quả KTV và số của kế toán DN:

KTV Kế toán DN

Doanh thu 101.957.368

Thuế TNDN (5%) 5.097.868 5.097.868

Doanh thu chưa thuế GTGT 107.055.236 Doanh thu tính thuế GTGT 112.689.723

GTGT (50%) 56.344.861

Thuế GTGT(10%) 5.634.486 5.097.868

Chênh lệch: 536.818

→Kế toán tính và kê khai thiếu 536.818 thuế nhà thầu.

Trao đổi với kế toán: Thống nhất cách tính của kiểm toán viên, xử lí bằng cách bổ sung (không ghi biên bản trao đổi vì không trọng yếu.)

Kết luận: Đồng ý số liệu của đơn vị.

Đối với các khoản mục có số dư bất thường thì đều tiến hành thủ tục kiểm tra để có chứng cứ xác nhận không có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Ví dụ: Trong cuộc kiểm toán BCTC năm 2011 tại công ty H, số dư tiền mặt theo biên bản kiểm kê tiền mặt tại ngày 31.12.2011 là 1.500.000.000đ (một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn). Vì điều kiện khách quan nên KTV đã không thể tham gia vào buổi kiểm kê tiền mặt tại ngày 31.12.2011. Tuy nhiên, số dư tiền mặt lớn chứa đựng nhiều nguy cơ gian lận. Do đó KTV đã tiến hành thủ tục thay thế: Kiểm kê tiền mặt tại ngày kiểm toán, cộng trừ các khoản đã thu, đã chi từ 31.12.2011 đến ngày kiểm toán và đối chiếu kết quả kiểm kê để xác nhận tính đúng đắn của số dư.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Khi đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan, một trong những thủ tục mà KTV thường xuyên thực hiện đó là gửi thư xác nhận.

Một số thư xác nhận đã được khách hàng thực hiện để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Nếu tin tưởng các thư xác nhận này, KTV có thể chấp nhận và không tiến hành xác nhận lại.

Đối với các xác nhận đã được thực hiện bởi công ty khách hàng, KTV vẫn tiến hành xác nhận lại nhằm đảm bảo độc lập, tránh các gian lận và sai sót có thể xảy ra.

Với các xác nhận mang tính chất quan trọng như góp vốn, vay nợ, cung cấp hàng hóa dịch vụ có giá trị lớn thì KTV đều tiến hành xác nhận lại.

Ví dụ: Xác nhận vốn góp của công ty A vào công ty B tại ngày 31.12.2011

Công ty B là công ty đầu tư thủy điện, đang trong thời kỳ thành lập. Công ty có 4 chủ sở hữu đồng góp vốn. Vốn góp của các chủ sở hữu được góp theo từng thời kỳ.

Tại ngày 31/12/2011, theo sổ sách mà công ty B cung cấp thì số vốn góp của công ty A là 107.121.000.000 đồng. KTV khi thực hiện kiểm toán khoản mục Vốn chủ sở hữu đã tiến hành xác nhận lại số vốn góp này với công ty A.

Mẫu xác nhận gửi cho công ty A được lập dưới sự cho phép của công ty B, có chữ ký và con dấu của công ty B. Công ty A sau khi xác nhận sẽ chuyển mẫu này cho KTV của AAC, không chuyển lại cho công ty B để tránh trường hợp bị sửa đổi. Để tránh trường hợp giả mạo thì xác nhận của công ty A gửi cho AAC phải là bản chính có chữ ký, con dấu của công ty A.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

CÔNG TY CỔ PHẦN B

Ngày 14 tháng 01 năm 2012 Người nhận:

Công ty A

Địa chỉ:Số 69, Phố Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Fax: (84) 04. 22200899

Kính thưa Quý vị,

Về việc: Xác nhận số dư cho mục đích kiểm toán

“Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC” đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 của Công ty chúng tôi. Để phục vụ mục đích kiểm toán, xin Quý vị vui lòng xác nhận tính đúng đắn của các thông tin sau đây liên quan đến khoản đầu tư của Quý Công ty vào Công ty chúng tôi như sau:

Số vốn đã góp của Quý vị vào Công ty chúng tôi cho đến ngày 31/12/2011 là 107.121.000.000 đồng

Sau khi xác nhận tại phần cuối của thư này, xin gửi thư xác nhận này trực tiếp đến kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN AAC Địa chỉ: 217 Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng Người nhận: Ngô Thị Kim Anh

Điện thoại: (84) 0511.3655886 Fax: (84) 0511.3655887

Nếu không đồng ý với số dư nêu trên, xin Quý vị cung cấp đầy đủ chi tiết của sự khác biệt cho kiểm toán viên của chúng tôi.

Lưu ý: Tất cả các xác nhận qua fax phải có bản chính/ hoặc xác nhận bản gốc được gửi bằng đường bưu điện theo sau.

Xin cảm ơn sự hợp tác của Quý vị.

Kính thư

(Chữ ký, họ tên, chức danh, đóng dấu)

Xác nhận của Công ty A

Chúng tôi xác nhận các số dư nêu trên là Đúng

Chữ ký:

Đóng dấu Chúng tôi xác nhận các số dư nêu trên là Không

đúng

Chi tiết về các khoản chênh lệch như sau:

(đính kèm bảng chi tiết nếu không đủ chỗ trống để trình bày chi tiết):

Họ tên/ Chức vụ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Tất cả các gian lận và sai sót được KTV phát hiện ra đều được trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị. Kết thúc quá trình làm việc, Biên bản trao đổi được lập để KTV và đơn vị thống nhất về các vấn đề cần xử lý, các bút toán điều chỉnh…

Xem phụ lục 6: Biên bản trao đổi giữa KTV và công ty D

Để giảm bớt rủi ro do KTV không thể phát hiện ra các gian lận, sai sót có thể xảy ra, AAC áp dụng các thủ tục kiểm soát: Các giấy tờ làm việc đều được xét duyệt, các vấn đề mà người xét duyệt cho là còn chứa đựng nhiều nguy cơ thì được giải trình, xem xét lại. Ở AAC, khi kết luận bất cứ điều gì thì đều cần phải có các bằng chứng chứng minh.

AAC còn tiến hành thực hiện soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ nhằm đảm bảo không còn tồn tại các sai sót, gian lận trọng yếu phát sinh sau ngày kết thúc niên độ làm ảnh hưởng đến BCTC hiện hành.

Phụ lục 8: Soát xét sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Ngoài ra, còn có Thư giải trình của Ban Giám đốc (hoặc Ban lãnh đạo) nếu KTV thấy cần thiết.

Phụ lục 9: Thư giải trình của Ban Giám đốc ABC

AAC có 3 cấp xét duyệt: Trưởng đoàn/KTV có kinh nghiệm soát xét lần đầu, Ban soát xét tiến hành soát xét lần 2 và Ban giám đốc soát xét lần 3. Soát xét lần đầu được thực hiện ngay trong quá trình làm việc, các vấn đề cần giải thích bổ sung được tiến hành ngay; soát xét lần 2 được Ban soát xét tiến hành khi các thành viên đoàn kiểm toán thực hiện xong công việc kiểm toán, Ban soát xét tiến hành soát xét dựa trên các tài liệu từ hồ sơ kiểm toán, các vấn đề còn tồn tại mà Ban soát xét đưa ra được giải trình bởi Trưởng đoàn và người lập báo cáo; Soát xét lần 3 được Ban giám đốc thực hiện khi có các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Ban soát xét.

Phụ lục 10: Trang trình duyệt

Sau Ban soát xét tiến hành soát xét, KTV tiến hành lập lại BCTC.

Sau khi mọi công việc hoàn tất, KTV sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán cho khách hàng

Phụ lục 11: Báo cáo kiểm toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng chuẩn mực kiểm toán việt nam trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kế toán và kiểm toán AAC (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)