2.4. Hiện trạng môi nước và môi trường không khí tại Bắc Ninh
2.4.2. Hiện trạng môi trường không khí tại Bắc Ninh
Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước tỉnh Bắc Ninh với nền công nghiệp đang phát triển tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân và đem lại nền kinh tế cho tỉnh nhà và cũng là nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Trong đó, các hoạt động chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nông nghiệp, chôn lấp và xử lý chất thải.
Các thông tin và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trong báo cáo được xây dựng trên số liệu kết quả quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm do Chi cục Bảo vệ môi trường và Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Ninh thực hiện.
Hiện nay, hoạt động quan trắc hiện trạng môi trường định kỳ hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thực hiện tại 28 trạm quan trắc tự động (11 trạm quan trắc không khí) trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào những vùng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hoặc có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, các doanh nghiệp... Các chỉ tiêu quan trắc bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn tức thời, CO, NO2, SO2, bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10 và H2S.
Trong báo cáo này, chất lượng không khí được đánh giá dựa vào số liệu quan trắc các thông số môi trường tập trung trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 và so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Thông số độ ồn được so sánh với QCVN 06:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Các thông số được sử dụng để đánh giá ô nhiễm không khí trong báo cáo này gồm: SO2, NO2, CO và bụi lơ lửng tổng số (TSP) và so sánh với nồng độ giới hạn trung bình 1 giờ (do các thông số quan trắc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được xác định trung bình 01 giờ). Ô nhiễm môi trường không khí được xác định khi nồng độ các thông số vượt giới hạn cho phép của QCVN theo năm. Đây cũng là cơ sở dùng để đánh giá diễn biến ô nhiễm môi trường không khí theo thời gian.
Tính chất đặc trưng của một số thông số dùng trong đánh giá ô nhiễm môi trường không khí gồm:
SO2 : Là sản phẩm của quá trình đốt các nhiên liệu như than, dầu… Đây cũng là chất góp phần gây lắng đọng axit. Thời gian tồn tại trong môi trường từ 20 phút đến 7 ngày.
CO: Phát tán vào môi trường do quá trình đốt không hoàn toàn các nhiên liệu hữu cơ như than, dầu, gỗ củi… Thời gian lưu trong khí quyển có thể dao động từ 1 tháng đến 2,7 năm.
NOx : Là hỗn hợp của khí NO2 và NO có mặt đồng thời trong môi trường, phát tán do quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao từ hoạt động giao thông, nhà
máy nhiệt điện, lò hơi công nghiệp…Đây cũng là một trong những nhân tố gây lắng đọng axit, thường có thời gian tồn tại từ 3- 5 ngày trong khí quyển.
O3: Có 2 loại khí ozôn, trong đó khí ozôn tầng bình lưu là loại khí giúp bảo vệ bầu khí quyển; ngược lại, ozôn tầng mặt (tầng đối lưu) là loại khí ô nhiễm thứ sinh, được hình thành từ phản ứng quang hóa giữa các hợp chất NOx, VOCs, các hydrocarbon trong không khí. Thời gian tồn tại trong môi trường từ 2 giờ - 3 ngày.
Bụi: Bụi là tên chung cho các hạt chát rắn và hạt lỏng có đường kính nhỡ cỡ vài micromet đến nửa milimet, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian. Bụi đề cập trong
Pb: Có mặt trong thành phần khói xả từ động cơ của các phương tiện giao thông (trường hợp nhiên liệu có pha chì). Ngoài ra có thể phát tán từ các mỏ quặng và các nhà máy sản xuất pin, hóa chất, sơn… Thời gian lưu trong khí quyển thường dao động từ 7,5- 11,5 ngày.