1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước tiểu lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Chất lượng nước sông ở tiểu lưu vực này phụ thuộc vào dòng chảy của sông, nước thải trên thượng nguồn sông và ô nhiễm từ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ở phần hạ lưu của hệ thống sông. Nói chung, nước sông Đáy ít ô nhiễm hơn sông Nhuệ. Chất gây ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ và coliform và thường ở mức tương đối cao, đặc biệt là vào mùa khô. Ô nhiễm có xu hướng gia tăng [9].
Ở Hà Nội, nước mặt sông, hồ và cống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các thông số đo được đều vượt TCVN (B1) (đối với nước thải sinh hoạt). Kết quả giám sát do Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường tiến hành vào cuối năm 2016 cho thấy nồng độ DO thấp. COD vượt TCVN (B1) 7-8 lần; BOD5 7 lần 1.4).
Mức độ coliform gần gấp đôi TCCP (B).
Hình 1.4. Nồng độ BOD5 tại Hà Nội
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) [1]
Hầu hết nước mưa, cộng với nước thải công nghiệp và nước sinh hoạt từ thành phố Hà Nội và các khu vực lân cận, đều chảy vào các con sông trong thành phố.
Nước thải chảy qua sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt. Hệ thống sông bị ô nhiễm nặng nề vì cho đến gần đây chưa hề có nước thải công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt nào được xử lý cả. Hồ Yên Sở hiện đang tiếp nhận hầu hết lượng nước thải của Hà Nội. Lượng nước thải này được bơm vào sông Hồng và làm giảm lượng nước thải từ sông Tô Lịch. Tuy nhiên, hoạt động này hạn chế chủ yếu vào mùa khô, và vào mùa mưa một số lượng lớn nước thải vẫn chảy trực tiếp vào sông Nhuệ.
Ở vùng thượng lưu, trước khi tiếp nhận nước đổ vào từ Hà Nội, chất lượng nước của sông Nhuệ nói chung là tốt, mặc dù mức độ trầm tích lơ lửng trong nước rất cao.
Các đoạn sông Nhuệ qua thị xã Hà Đông (Phúc La) trước khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng: COD và BOD5 vượt TCVN (B1) khoảng từ 3 đến 4 lần. DO vẫn còn rất thấp và không đạt TCVN (A2). Nước nhìn rất bẩn, có màu đen đặc và có mùi hôi thối nặng.
Hình 1.5. Xu hướng lượng BOD5 tại sông Nhuệ
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) [1]
Vùng hạ lưu sông, từ đoạn hợp lưu của sông Tô Lịch, dòng sông bị ô nhiễm rất nặng, đặc biệt vào mùa khô. Đây là thời điểm dòng chảy sông Hồng đạt mức pha loãng thấp nhất. Ngay cả trong mùa mưa, BOD5, DO, NH4+, và coliform đều không đạt TCVN (B1).
Từ đoạn sông Tô Lịch hợp lưu với sông Đáy, mức độ ô nhiễm dần dần giảm vì các chất ô nhiễm được đồng hóa và phân tán. Tuy nhiên, ô nhiễm tổng thể, nhìn chung vẫn ở mức vượt TCVN (B1) (Hình 1.5).
Mặc dù việc xả nước thải vào sông Tô Lịch hiện đang được xử lý tại hồ Yên Sở và bơm vào sông Hồng vào mùa khô, xu hướng gia tăng ô nhiễmsông Nhuệ vẫn hiện hữu. Hình cho thấy mức COD ngày càng tăng theo thời gian.
Hình 1.6. COD tại sông Nhuệ ở Nhật Tựu (Hà Nam)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) [1]
Sông Đáy bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng, đặc biệt khi dòng sông bị ảnh hưởng bởi dòng chảy ô nhiễm từ sông Nhuệ.
Từ quận Hà Đông (Hà Tây) đến thành phố Phủ Lý (Hà Nam), nước sông Ðáy bị ô nhiễm chủ yếu do chất hữu cơ. Các thông số tiêu biểu về ô nhiễm hữu cơ ở các đoạn sông chảy qua Ứng Hòa và Mỹ Đức ở Hà Tây, Kim Bảng và Phủ Lý ở Hà Nam đều vượt TCVN (A2). Tại cầu Hồng Phú (Phủ Lý, Hà Nam - nơi hợp lưu của sông Nhuệ, sông Đáy và sông Châu Giang) - nước bị ô nhiễm với mức ô nhiễm hữu cơ tương đối cao, nhất là vào mùa khô khi sông Liên Mạc đóng cửa - xem Hình 1.8 biểu thị xu hướng BOD5 và COD tại cầu Tế Tiêu và cầu Hồng Phú.
Hình 1.7. COD tại sông Nhuệ ở Nhật Tựu (Hà Nam)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) [1]
Từ Phủ Lý đến chỗ sông Hoàng Long gặp sông Đáy (Gián Khẩu - Gia Viễn - Ninh Bình), nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng không chỉ bởi dòng chảy từ sông Nhuệ mà còn bởi nước thải từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại thị xã Phủ Lý. BOD5 cao gấp 2-3 lần TCVN (A2). Tương tự, sông nhận nước từ sông Hoàng Long vốn đã bị ô nhiễm sau khi chảy qua Hòa Bình và Ninh Bình (huyện Gia Viễn).
Hình 1.8. Xu hướng tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phú
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) [1]
Hình1.9. Xu hướng COD của sông Đáy từ Hà Nam (giữa) đến Nam Định (hạ lưu)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) [1]
Khu vực hạ lưu của sông Đáy (từ Kim Sơn đến cửa sông) cũng bị ô nhiễm.
Mặc dù nước thải từ thượng nguồn và giữa sông được pha loãng và các chất gây ô nhiễm được phân tán và đồng hóa, chất lượng nước của của sông vẫn bị bị ảnh hưởng bởi chất thải từ sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sinh hoạt. Nhiều chỉ số vẫn không đáp ứng TCVN (A2).
Tại các đoạn sông Đáy từ Sông Gia Viễn đến Kim Sơn (Ninh Bình), nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các chỉ số không đạt TCVN (A2) (ví dụ BOD5 cao gấp 2-3 lần so với tiêu chuẩn). Chất lượng ở một số đoạn không đạt tiêu chuẩn TCVN (B1), đặc biệt tại Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, ở đây nước đen và nhiều bùn.
Nhìn chung, chất lượng nước của sông Đáy thay đổi dọc theo chiều dài dòng chảy và theo thời gian. Tuy nhiên, chất lượng nước của sông đã xấu đi trong những năm gần đây - xem Hình 1.9, thể hiện sự thay đổi COD (trung bình/năm) theo thời gian ở Hà Nam (giữa sông) và ở Nam Ðịnh (hạ lưu).
Các sông khác trong lưu vực cũng có dấu hiệu chất lượng nước suy giảm.
Sông Tích bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ ở mức vượt quá TCVN (A2). Điều này là do dòng sông tiếp nhận nước thải ô nhiễm từ vùng Hoà Lạc và Sơn Tây vốn đang phát triển nhanh và sông Bùi. Chất lượng nước của sông Bùi đang bị ô nhiễm do sản xuất và nước thải sinh hoạt từ Lương Sơn và Hòa Bình.
Hình 1.10. Xu hướng COD tại sông Châu Giang
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) [1]
Sông Châu Giang bị ô nhiễm và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Con sông này nối liền sông Đáy và sông Nhuệ ở Phủ Lý. Tuy nhiên, việc tách khỏi sông Hồng đã hoàn tất, và chất lượng nước ngày càng bị ảnh hưởng bởi chất thải nông nghiệp và nước từ sông Nhuệ và sông Đáy. Kết quả giám sát cho thấy một số chất ô nhiễm tăng lên liên tục, như COD, trong những năm gần đây (Hình 1.10).
Sông Hoàng Long bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ ở mức độ tương đối cao tại khu vực hợp lưu với sông Đáy sau khi chảy qua Hòa Bình, Nam Định và Ninh Bình. BOD và COD ở mức TCVN (hoặc B1).